Nguyễn Trí

nhà cách mạng Việt Nam

Nguyễn Trí (1909–1995) là nhà cách mạng Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II, III.

Nguyễn Trí
Chức vụ
Nhiệm kỳTháng 7, 1937 – Tháng 3, 1938
Tiền nhiệmPhạm Trung Mưu
Kế nhiệmNguyễn Thành Nghi
Vị trí Việt Nam
Bí thư Tỉnh ủy Châu Đốc
Nhiệm kỳ1933 – 1934
Tiền nhiệmđầu tiên
Kế nhiệmLê Văn Nhung
Vị trí Việt Nam
Bí thư Liên Tỉnh ủy Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên
Nhiệm kỳ1937 – Tháng 3, 1938
Tiền nhiệmPhạm Trung Mưu
Kế nhiệmNguyễn Chánh
Vị trí Việt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh15 tháng 5, 1909
Phổ An, Đức Phổ, Quảng Ngãi
Mất5 tháng 5, 1995 5 tháng 5, 1995(1995-05-05) (85 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh
Nơi ởTân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh[1]
Dân tộcKinh
Đảng chính trịHội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
An Nam Cộng sản Đảng
Đảng Cộng sản Đông Dương
Đảng Xã hội Việt Nam
VợVõ Thị Ân

Thân thế

sửa

Nguyễn Trí sinh ngày 15 tháng 5 năm 1909 ở xã Phổ An ngày nay, thuộc huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 12 tuổi, ông vào Vĩnh Long, ban đầu mưu sinh bằng việc làm mướn cho nhà địa chủ,[2] sau làm thợ chạm bạc ở tỉnh lỵ.[3]

Hoạt động cách mạng

sửa

Khoảng nửa cuối năm 1927, ông cùng Nguyễn Hữu Đức được Nguyễn Văn Thiệt kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.[a] Đầu năm 1928, Chi bộ Ngã tư Long Hồ của Hội chính thức được thành lập, gồm Bí thư Nguyễn Văn Thiệt, các thành viên Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Trí, Nguyễn Văn NhungNguyễn Thị Nhỏ.[5] Sau đó, ông trở thành Bí thư chi bộ tỉnh lỵ Vĩnh Long. Năm 1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập, ông là Bí thư chi bộ cộng sản đầu tiên của An Nam Cộng sản Đảng ở tỉnh lỵ Vĩnh Long.[6][b]

Tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương) được thành lập trên cơ sở hợp nhất An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản ĐảngĐông Dương Cộng sản Liên đoàn. Ngày 1 tháng 5, khi đang lãnh đạo một cuộc biểu tình ở tỉnh lỵ, ông bị thực dân Pháp bắt giữ và đày ra Côn Đảo.[2] Năm 1933, ông ra tù và được phân công làm Ủy viên Thường vụ của Phân ban Xứ ủy Nam Kỳ (Đặc ủy phụ trách các tỉnh Hậu Giang)[c], đồng thời thành lập Ban Chấp ủy lâm thời tỉnh Châu Đốc do ông làm Bí thư.[6] Năm 1934, ông bị bắt và một lần nữa bị lưu đày ở Côn Đảo.[2]

Năm 1936, ông được ân xá và bị trục xuất về Quảng Ngãi.[2] Tháng 7 năm 1937, ông được bầu làm Ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ. Cùng tháng, Hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi đã bầu ra Tỉnh ủy mới do Nguyễn Trí làm Bí thư, với các Ủy viên Trần Long, Nguyễn Chánh, Trần Huy, Nguyễn Công Phương, Nguyễn Cát,...[8] Với cương vị Bí thư Tỉnh ủy, ông tiếp tục lãnh đạo cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ trong tỉnh, đề cử ba nhân sĩ có cảm tình với Đảng là Võ Hàng, Võ Đình Thụy, Trần Thường ứng cử vào Viện Dân biểu Trung Kỳ. Cùng trong khoảng thời gian này, ông được chỉ định kiêm Bí thư Liên Tỉnh ủy Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên, từng đến công tác tại khu vực Vạn Ninh (Khánh Hòa) và thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện.[9]

Đầu năm 1938, ông di chuyển vào Quy Nhơn (Bình Định), kinh doanh một nhà may làm cơ sở hoạt động của Liên Tỉnh ủy. Năm 1939, ông bị bắt lần thứ ba ở Quy Nhơn và bị lưu đày ở nhà tù Buôn Ma Thuột. Đến năm 1944, ông bị di chuyển về giam lỏng ở căng an trí Ba Tơ (Quảng Ngãi).

Tháng 3 năm 1945, ông tham gia khởi nghĩa Ba Tơ, được cử làm Chủ tịch Mặt trận Việt Minh châu Ba Tơ.[2] Tháng 6, ông tham gia Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Ngãi cùng Nguyễn Chánh, Nguyễn Công Phương, Trần Quý Hai, Trần Huy, bàn bạc và soạn thảo kế hoạch khởi nghĩa trên toàn tỉnh Quảng Ngãi.[10] Ngày 14 tháng 8, trên đường từ Mộ Đức về Minh Long, ông cùng Lê Quang Ngọc, Trần Đề chỉ huy quân khởi nghĩa giành thắng lợi ở nha Minh Long.[11] Ngày 15 tháng 8, ông vận động người dân châu Ba Tơ khởi nghĩa giành chính quyền ở các khu vực còn lại trong châu.[12] Tiếp đó, ông cử một đoàn cán bộ lên Kon Plông (Kon Tum) để kêu gọi người dân khởi nghĩa, ép binh lính đồn Kon Plông hạ vũ khí đầu hàng, thành lập chính quyền lâm thời.[13]

Công tác chính quyền

sửa

Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được phân công phụ trách công tác huấn luyện cán bộ Việt Minh miền Trung Trung Bộ. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội.[14] Tháng 2, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, ông được bầu làm Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội.[15] Tháng 7, ông là một trong những thành viên sáng lập Đảng Xã hội Việt Nam và được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng.[2] Ngày 14 tháng 8, ông cùng Dương Văn Dư dẫn đầu phái đoàn của Quốc hội vào Nam Trung Bộ thăm hỏi các chiến sĩ ngoài mặt trận.[16]

Năm 1947, ông về Quảng Ngãi làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1953, ông là Trưởng đoàn cán bộ Liên khu V ra Việt Bắc học tập về cải cách ruộng đất. Khi quá trình cải cách thí điểm gặp vấn đề, ông là Trưởng đoàn sửa sai cải cách ruộng đất của tỉnh Thái Nguyên.[2]

Cuối năm 1954, ông trở lại vai trò Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội[17], Trưởng ban Kinh tế Quốc hội, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội khóa I là một trong số các Đại biểu Quốc hội miền nam được lưu nhiệm tại Quốc hội khóa IIIII. Năm 1958, ông chuyển sang Bộ Lao động, lần lượt làm Vụ trưởng Vụ Quản lý nhân công, Cục trưởng Cục Quản lý lao động nước ngoài. Năm 1971, ông nghỉ hưu.[2]

Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, ông cùng gia đình chuyển về sinh sống tại Nha Trang (Khánh Hòa), đến năm 1980 thì chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh. Ông qua đời ngày 5 tháng 5 năm 1995.[2]

Gia đình

sửa

Ông lập gia đình với bà Võ Thị Ân là đồng hương cùng quê Phổ An.[2]

Vinh danh

sửa

Năm 2022, tên của ông được đề xuất đặt cho một con đường ở thành phố Quảng Ngãi.[18]

Ghi chú

sửa
  1. ^ Có tài liệu cho rằng người tham gia Chi bộ Ngã tư Long Hồ là đồng chí Tý chứ không phải Nguyễn Trí.[4]
  2. ^ Có nguồn cho rằng ông từng là Bí thư Tỉnh bộ Vĩnh Long của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và chi bộ cộng sản do ông làm Bí thư là chi bộ đầu tiên của toàn tỉnh Vĩnh Long.[2]
  3. ^ Có nguồn cho rằng trong thời gian này ông cũng đảm nhiệm vai trò Bí thư Đặc ủy Hậu Giang.[7]

Tham khảo

sửa
  • Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (2019). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1930-1975). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật.
  • Văn phòng Quốc hội (2016). Lịch sử Quốc hội Việt Nam, Tập 1 (1946–1960) (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật.
  • Võ Thanh An; Thái Thị Kim Nga (2015). Kỷ yếu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1930 – 2015). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật.

Chú thích

sửa
  1. ^ Hoàng Nguyên (11 tháng 5 năm 2019). “Tỉnh ủy Quảng Ngãi dâng hương kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Trí”. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ a b c d e f g h i j k Võ Văn Hào (5 tháng 5 năm 2019). “Đồng chí Nguyễn Trí, tấm gương cộng sản mẫu mực, suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ Phạm Bá Nhiễu (3 tháng 4 năm 2021). “Người bí thư đầu tiên của Chi bộ Ngã tư Long Hồ và tỉnh Vĩnh Long”. Báo Vĩnh Long. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2023.
  4. ^ Nguyễn Phúc Nghiệp (20 tháng 5 năm 2022). “Đồng chí Nguyễn Văn Côn với sự ra đời của chi bộ đầu tiên Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tỉnh Vĩnh Long”. Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2023.
  5. ^ Ngọc Trảng (16 tháng 1 năm 2021). “Từ Ngã tư Long Hồ đến khát vọng tương lai”. Báo Vĩnh Long. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2022.
  6. ^ a b Võ Thanh An & Thái Thị Kim Nga 2015, tr. 104–106
  7. ^ Võ Văn Hào (15 tháng 5 năm 2019). “Tấm gương cộng sản mẫu mực”. Báo Quảng Ngãi. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2023.
  8. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi 2019, tr. 94
  9. ^ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa (2018). “Chương III: Thời kỳ đấu tranh chống phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh đòi tự do, cơm áo và hòa bình (1936 - 1939)”. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (1930 – 2005). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2023.
  10. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi 2019, tr. 140–142
  11. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi 2019, tr. 153–154
  12. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi 2019, tr. 150
  13. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi 2019, tr. 150–151
  14. ^ Văn phòng Quốc hội 2016, tr. 345
  15. ^ Văn phòng Quốc hội 2016, tr. 84
  16. ^ Văn phòng Quốc hội 2016, tr. 101
  17. ^ Văn phòng Quốc hội 2016, tr. 163–164
  18. ^ Ủy ban nhân dân thành phố Quảng Ngãi (8 tháng 11 năm 2022). “Tờ trình số 281/TTr-UBND về việc xây dựng Nghị quyết đặt tên một số tuyến đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2023.