Nguyễn Thực
Nguyễn Thực (阮實, 1554-1637), tự Phác Phủ (朴甫), đỗ Đình nguyên Tiến sĩ khoa Ất Mùi năm 1595, niên hiệu Quang Hưng dưới thời vua Thế Tông hoàng đế Lê Duy Đàm của nhà Lê Trung Hưng. Năm niên hiệu Hoàng Định thứ 7, năm 1606 dưới thời vua Lê Kính Tông ông được sung làm phó sứ đi sứ Nhà Minh. Khi về làm tới chức Thiếu phó, tước Lan Quận công. Ông làm quan trải qua ba triều Vua, mà gia đình thanh bạch.
Nguyễn Thực | |
---|---|
Hương quận công | |
Tên húy | Nguyễn Thực |
Tên chữ | Phác Phủ |
Thụy hiệu | Trung Thuần |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên húy | Nguyễn Thực |
Ngày sinh | 1554 |
Nơi sinh | Hà Nội |
Mất | |
Thụy hiệu | Trung Thuần |
Ngày mất | 1637 |
Nơi mất | Hà Nội |
Giới tính | nam |
Gia quyến | |
Hậu duệ | Nguyễn Nghi |
Tước hiệu | Phương Hương hầu Hương quận công |
Quốc tịch | nhà Lê trung hưng |
Nguồn gốc hoàng tộc Nhà Lý
sửaTheo gia phả thì họ nguyễn của ông có gốc từ hoàng tộc họ Lý, sau khi Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi lại cho chồng là Trần Cảnh, Nhà Lý mất và con cháu họ Lý bị bức hại phải bỏ trốn và đổi sang họ Nguyễn. Nguyễn Thực là cháu đời thứ 10 của Nghĩa Nam Vương Lý Hưng Tích (là con thứ ba của vua Thánh Tông hoàng đế Lý Nhật Tôn).
Gia quyến
sửaCon ông là tiến sĩ Nguyễn Nghi (1619), làm quan đến Lại bộ Thượng thư đồng triều với ông và được sử sách cũ ca ngợi: " Hai cha con đồng thời làm Thượng thư, được phong tước Quận công, đứng đầu các quan, thực là hiếm có". Cháu của Nguyễn Thực là Nguyễn Yến, là võ tướng, tước Hoằng quận công đã từng đi đánh nhà Mạc ở Cao Bẳng làm đến Thượng tướng quân. Con của ông cũng là võ tướng, được phong tước Ninh quận công. Hai cháu nội Nguyễn Nghi là Nguyễn Khuê và Nguyễn Sĩ đậu tiến sỹ, cùng về làng vinh quy bái tổ năm 1670. Con Nguyễn Khuê là Nguyễn Thẩm nối đường vinh hiển của cha 36 năm sau đó (1706). Một người cháu của Nguyễn Thẩm (con của em hàng chú ruột) là Nguyễn Thưởng đỗ năm 1754
Sự nghiệp
sửaNguyễn Thực, tên nôm là Thật, người làng Vân Điềm, huyện Đông Ngàn, nay là xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam.
Năm 1595 đời Lê Thế Tông, ông thi đỗ tiến sĩ đình nguyên khi 41 tuổi, được phong làm Đô cấp sự Hộ khoa. Năm 1601 ông đổi sang làm Hồng lô tự khanh.
Năm 1606 đời Lê Kính Tông, ông làm phó sứ sang Trung Quốc cống nhà Minh, khi trở về được thăng làm Tả thị lang bộ Lễ, tước tử, rồi được thăng làm Phương Hương hầu.
Cuối năm 1617 ông được thăng làm Thượng thư bộ Hình. Năm 1627 Nguyễn Thực được thăng làm Thiếu phó, tước Hương quận công.
Năm 1631 đời Lê Thần Tông, ông lại thăng làm Thiếu úy, tới năm sau được gia phong làm Quốc lão. Năm 80 tuổi (1634), ông được thăng làm Thái phó, Thượng thư bộ Hộ, rồi nghỉ hưu. Ông là vị quan đầu tiên thời Lê trung hưng làm quan tới chức Thượng thư rồi về hưu trí[1].
Năm 1637, ông mất, thọ 83 tuổi, được truy tặng làm Thái tể, thụy là Trung Thuần.
Ngày nay đường từ ngã ba thôn Thù Lỗ xã Liên Hà huyện Đông Anh đến ngã ba thôn Cổ Châu, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội được mang tên Nguyễn Thực[2].
Con ông là Nguyễn Nghi cũng là người đỗ đạt, làm tới chức Tể tướng nhà Lê trung hưng.
Nhận định
sửaSử gia Phan Huy Chú nhận định về ông như sau[1]:
- Ông là người thuần hậu, trong sạch, cẩn thận, không lập sản nghiệp, làm quan trải qua nhiều chức vụ cao mà vẫn thanh bạch, có phong độ như bậc danh thần thời xưa.
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- Phan Huy Chú (2008), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục
Chú thích
sửa- ^ a b Phan Huy Chú, sách đã dẫn, tr 319
- ^ Hà Nội: Đặt tên 43 đường phố mới và 4 công trình công cộng[liên kết hỏng]