Ngựa cỏ bùn hay Cǎonímǎ (chữ Hán: 草泥马, phiên âm Hán-Việt: thảo nê mã) là một Internet meme tại Trung Quốc được sử dụng rộng rãi như một dạng biểu tượng nhằm phản đối kiểm duyệt Internet tại Trung Quốc đang ngày càng tăng. Đây là lối chơi chữ với cum từ trong tiếng Trung phổ thông cào nǐ mā (chữ Hán: 肏你妈, phiên âm Hán-Việt: tháo nễ ma), nghĩa đen tức là "địt mẹ mày" (từ Cǎo/草 là từ "cấu" trong từ "giao cấu"; ní/泥, tức là từ "nị", chỉ ngôi thứ 2, là bạn, mày và từ mǎ/马 là từ "ma" hay "ma ma" có nghĩa là mẹ hay vú nuôi), và là một trong danh sách 10 sinh vật thần thoại được tạo ra trong một bài viết giả trên trang Baidu Baike vào đầu năm 2009. Nó đã trở thành một hiện tượng cuồng tín trên các diễn đàn trò chuyện trên Internet ở Trung Quốc và đã gây sự chú ý từ các hãng truyền thông toàn cầu, với các video và món đồ dùng về con vật này (được cho là giống với loài lạc đà Alpaca).

Ngựa cỏ bùn
Lạc đà Alpaca Bolivia hay còn gọi là "Ngựa cỏ bùn"
Phồn thể
Giản thể
Nghĩa đenngựa cỏ bùn

Nguồn gốc và loài

sửa
 
Một Hán tự được cộng đồng mạng sáng tạo ra để diễn tả "Ngựa cỏ bùn"

Caonima, nghĩa đen là "Ngựa cỏ bùn", được cho là một loài của Lạc đà Alpaca. Cái tên này được phát âm giống cụm từ thô tục (tiếng Trung: /; bính âm: cào), có thể dịch thành "địt mẹ mày". Hai cụm từ này thực chất không phải là hai từ đồng âm: hai tên đều có chung phụ âm và nguyên âm, chỉ khác về thanh điệu và được viết bằng các chữ khác nhau.[1]

Theo bài viết ẩn danh gốc từ Baidu Baike, Ngựa cỏ bùn có nguồn gốc từ một khu vực có tên là Sa mạc "Mahler Gobi" (马勒戈壁, Mǎlè Gēbì, giống với cụm từ tiếng Hán 妈了个屄, māle ge bī, có nghĩa là "mẹ mày là đồ lồn"). Một vài biến thể của tên gọi loài vật này được gọi là "Ngụa cỏ bùn màu mỡ" (沃草泥马, Wò Cǎonímǎ, phát âm giống như 我肏你妈, Wǒ cào nǐ mā, nghĩa là "tao địt mẹ mày"). Ngựa cỏ bùn chỉ có thể ăn cỏ màu mỡ (沃草, wò cǎo, phát âm giống như 我肏, Wǒ cào, tức là "tao địt!" hay chỉ đơn giản là "Địt!"). Các loài con khác còn được gọi tên là "Ngựa cỏ bùn điên" (狂草泥马, Kuáng Cǎonímǎ), được coi là "vua" của loài Caonima. Tấm ảnh ban đầu trên bài viết Baidu Baike gốc là một con ngựa vằn, nhưng sau đó được thay bằng một con lạc đà Alpaca.[2]

Môi trường sống

sửa
 
Đây là một tác phẩm điêu khắc ấn Trung Hoa. Các chữ trên đây là sự kết hợp của ba Hán tự, được tạo ra bởi cư dân mạng Trung Quốc nhằm bày tỏ sự mỉa mai với sự kiểm duyệt Internet tại Trung Quốc.

Vì Ngựa cỏ bùn được coi là loài chiếm đa số sống trong Sa mạc Mahler Gobi, khu vực này còn được gọi là "Gobi Ngựa cỏ bùn" (草泥马戈壁, Cǎonímǎ Gēbì, phát âm rất gần với cụm tù 肏你妈个屄, cào nǐ mā ge bī, nghĩa là "địt lồn mẹ mày"). Loài vật được mô tả là "đầy sự sống, thông minh và bền bỉ".[3] Tuy vậy, sự xuất hiện của chúng được cho là bị đe dọa bởi "cua sông" đang xâm chiếm môi trường sống của chúng.[4]

Cua sông (河蟹, héxiè) là biểu tượng cho sự kiểm duyệt của chính phủ. Cách phát âm của từ này giống với từ "hài hòa" (和谐, héxié), nhằm nhắc tới tầm nhìn "xã hội hài hòa" mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhắm tới, và cũng là lý do mà các nhà kiểm duyệt Internet Trung Quốc đưa ra cho hành động này.[5] Chính thuật ngữ "cua" là một từ lóng ở nông thôn, nghĩa là "một kẻ bắt nạt lợi dụng quyền uy của mình", và con "cua sông" đã trở thành biểu tượng cho sự kiểm duyệt gắt gao được quyền lực hỗ trợ.[6] Con cua sông thường được tả là luôn đeo ba chiếc đồng hồ đeo tay, vì 帶3個錶 (dài sān ge biǎo, "đeo ba đồng hồ") phát âm giống như 三个代表 (Sāngè Dàibiǎo, Hán-Việt: tam ca đại biểu), học thuyết "Ba đại diện", một lý luận về chủ nghĩa cộng sản được nguyên lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân khởi xướng.[7]

Phương thức

sửa

Các video âm nhạc,[8][9] "phim tài liệu",[10][11][12] và phim hoạt hình về Ngựa cỏ bùn đã xuất hiện trên internet từ năm 2009. Biên khúc của dàn hợp xướng thiếu nhi trong một video âm nhạc về Ngựa cỏ bùn đã được so sánh với It's a Small World,[13] và đã đạt được 1,4 triệu lượt xem trong ba tháng đầu. Một đoạn phim hoạt hình về Ngựa cỏ bùn đã thu hút được 250 nghìn lượt xem, và một phim tài liệu thiên nhiên về tập tính của loài động vật này cùng khoảng thời gian đó cũng thu hút được thêm 180.000 lượt xem nữa.[5] Mặc dù một số video về Ngựa cỏ bùn không bị chặn bởi các nhà kiểm duyệt, một số bị tắt tiếng với dòng thông báo "Video này chứa đoạn âm thanh chưa được ủy quyền bởi WMG."[14]

Yazhou Zhoukan (亞洲周刊) đưa tin rằng Zhan Bin, một giảng viên tại Học viện Công nghệ Thời trang Bắc Kinh,[6] đã tự sáng tạo một chữ Hán mới bằng cách kết hợp ba bộ thủ của ba chữ "thảo", "nê", và "mã". Từ này không có cách phát âm chính thức nào. Các đợt "dọn dẹp" của chính quyền trên internet, đe dọa phong trào Caonima, đã khiến người dùng internet tại Trung Quốc tạo các biến thể "Ngựa bùn" khác, như là "滾泥马" (Gǔnnímǎ, "Ngựa bùn lăn") và "幹泥马" (Gànnímǎ, "Ngựa bùn lao động"). "Gunnima" và "Gannima" là các lối chơi chữ của các cụm từ "cút đi" và "địt mẹ mày".[15]

Ngựa cỏ bùn" đã được biết đến rộng rãi trên các trang web tiếng Anh sau một bài viết được New York Times xuất bản về hiện tượng này vào ngày 11 tháng 3 năm 2009,[5] làm dấy lên các cuộc thảo luận trên các blog. Vào tháng 3 năm 2011, các món đồ theo chủ đề "Ngựa cỏ bùn" như búp bê bắt đầu được bán trên Internet.[16] Một nhà máy đồ chơi ở Quảng Châu được cho là đã sản xuất mẻ đầu tiên gồm 150 con thú ôm Ngựa cỏ bùn cùng với những tờ giấy khai sinh của Cục Sinh vật Thần thoại Mahler Gebi. Những con vật có màu nâu và trăng, lần lượt được đặt tên là "Male" (马勒) và "Gebi" (歌碧), được bán với giá 40 tệ một con. Đi kèm là sách hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn cho ăn.[17] Được gọi là 'Caonima' trước đợt cấm, các nhà bán hàng trên Internet nay gọi chúng theo tên gọi đúng, '羊驼' (Alpaca).

Vào năm 2009, nghệ sĩ nổi tiếng Ngải Vị Vị đăng tải một bức ảnh khỏa thân của chính mình, chỉ dùng một con 'Caonima' che phần bộ phận sinh dục, với dòng chú thích "草泥马挡中央" ("cǎonímǎ dǎng zhōngyāng", nghĩa đen là "một con Ngựa cỏ bùn đang che đi phần trung tâm". Một cách hiểu của dòng chú thích trên là: "địt mẹ các người, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản". Các nhà quan sát chính trị suy đoán rằng bức ảnh này có thể đã góp phần làm Ngải bị bắt vào năm 2011 vì đã làm chọc giận các đảng viên Đảng Cộng sản trung thành.

Ngày Ngựa cỏ bùn

sửa

Năm 2012, cư dân mạng Trung Quốc bắt đầu lấy ngày 1 tháng 7 làm "Ngày Ngựa cỏ bùn". Ngày này trùng với ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.[18]

Tranh luận chính trị

sửa

China Digital Times thấy Caonima là "linh vật de facto của cư dân mạng Trung Quốc đấu tranh cho sự tự do bày tỏ ý kiến, những bài thơ, ảnh và video, tác phẩm nghệ thuật, thời trang truyền cảm hứng, và nhiều hơn thế." Đây là ví dụ minh họa cho sự "tranh luận phản kháng" của người dùng internet Trung Quốc trước "sự hiện diện tích cực và đôi khi là bất ngờ của các cuộc tranh luận chính trị bằng các hình thức thay thế: các hình ảnh, khuôn mẫu, lối ẩn dụ và câu chuyện được tạo ra từ các meme trên Internet [nhằm] hạ thấp vai trò và ý thức hệ sản sinh ra sự bằng lòng với chế độ hống hách của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và nhờ đó, bắt buộc sự mở đầu cho sự tự do bày tỏ và xã hội dân sự tại Trung Quốc."

Caonima là một cách bày tỏ của một phần văn hóa Internet Trung Quốc lớn hơn, hướng tới việc châm biếm và nhạo báng được biết tới qua tên gọi e'gao, bao gồm các video trộn và các thể loại tổng hợp khác.[19]

Kiểm duyệt

sửa

Vụ cháy Trung tâm Văn hóa Truyền hình Bắc Kinh đã làm rộ lên các bức ảnh chế được photoshop của người dùng internet Trung Quốc, trong đó có một bức ảnh có hình dáng của con Caonima trong làn khói.

Vào ngày 20 tháng 3 năm 2009, The New York Times đưa tin rằng một cộng tác viên người Trung Quốc cho tổ chức Global Voices Online đã đăng tải một thông điệp cảnh báo rằng "bất kì nội dung nào liên quan tới Ngựa cỏ bùn không nên được quảng bá" vì "vấn đề này đã leo thang tới mức độ chính trị... Các hãng truyền thông nước ngoài đã phóng đại hiện tượng này như một cuộc đối đầu giữa cư dân mạng và chính phủ."[20][21]

Trong một cuộc họp báo ngày 25 tháng 3, Bộ Ngoại giao đã xác nhận quyền truy cập vào YouTube tại Trung Quốc đã chính thức bị chặn lại hai ngày trước. Theo tổ chức Phóng viên không biên giới, vụ chặn là một nỗ lực nhằm loại bỏ các video về các cuộc đàn áp của chính phủ Trung Quốc đối với người dân Tây Tạng trong buổi kỷ niệm 50 năm cuộc nổi dậy Tây Tạng ngày 10 tháng 3 năm 1959, và cũng đã chặn truy cập vào các video Ngựa cỏ bùn phổ biến vào đầu tháng 3.[22]

Cục Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Quốc gia đã đưa ra chỉ thị vào ngày 30 tháng 3 năm 2009 đưa 31 thể loại nội dung vào danh sách bị cấm trực tuyến, bao gồm các nội dung bạo lực, khiêu dâm, và các nội dung có thể "kêu gọi chia rẽ dân tộc và đe dọa sự ổn định của xã hội". Nhiều cư dân mạng tin rằng chỉ thị này được đưa ra sau khi chính phủ bị bẽ mặt trước sự nổi dậy của hiện tượng "Ngựa cỏ bùn". Các nhà quan sát tin rằng bước đi này là nhằm ngăn chặn sự lan truyền các nội dung chế nhạo hay các bình luận khác về các vấn đề chính trị nhạy cảm nhân dịp 20 năm kỷ niệm cuộc biểu tình Quảng trường Thiên An Môn ngày 4 tháng 6.[23] Sau chỉ thị này, hầu hết các bài luận và bài blog đều nói về việc Ngựa cỏ bùn đã bị xóa khỏi Internet sau khi bị các nhà kiểm duyệt chính phủ phát hiện.[6] Một số công dân cố gắng giữ cho phong trào Ngựa cỏ bùn tiếp tục tồn tại đã bị đưa ra khởi nước tới Hoa Kỳ và các nước khác.

Caonima sau đó đã tái xuất hiện, là chủ đề của một bộ phim hoạt hình châm biếm trực tuyến sau khi dự án phần mềm chặn nội dung khiêu dâm có tên là Green Dam Youth Escort được công bố.[24]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ China Digital Times
  2. ^ Baidu Baike
  3. ^ Wen Yunchao
  4. ^ AsiaNews.it
  5. ^ a b c Wines. 11 tháng 3 năm 2009
  6. ^ a b c Parker
  7. ^ University of Pompeau Fabria, Barcelona. tr.2.
  8. ^ Skippybently
  9. ^ Feifei2226
  10. ^ PowerApple.com
  11. ^ Xh1120
  12. ^ Awflasher
  13. ^ Wang and Nguyen
  14. ^ Xiaohe1120xu
  15. ^ Li
  16. ^ Daddytypes.com
  17. ^ Nandu Daily
  18. ^ 中共七一建党节 网民反讽战当局 (bằng tiếng Trung). RFA. ngày 2 tháng 7 năm 2012.
  19. ^ Christopher Rea, "Spoofing (e’gao) Culture on the Chinese Internet." In Humour in Chinese Life and Culture: Resistance and Control in Modern Times. Jessica Milner Davis and Jocelyn Chey, eds. Hong Kong: Hong Kong University Press, 2013, pp. 149-172.
  20. ^ Wines. 20 tháng 3 năm 2009
  21. ^ Global Voices
  22. ^ Government blocks access to YouTube Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine, Phóng viên không biên giới, 25 tháng 3 năm 2009
  23. ^ Vivian Wu (ngày 3 tháng 4 năm 2009). “Censors strike at internet content after parody hit”. South China Morning Post. Hong Kong.
  24. ^ Koman, Richard (ngày 18 tháng 6 năm 2009). “China's not backing down but Green Dam Girl fights back”. Bản gốc lưu trữ 21 Tháng sáu năm 2009. Truy cập 2 tháng Năm năm 2018.

Sách tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa