Ngải Vị Vị (chữ Hán: 艾未未, phiên âm: Ai Weiwei) sinh ngày 28 tháng 8 năm 1957, là một nghệ sĩ, nhà hoạt động, và nhà triết học người Hoa hoạt động tích cực trong lĩnh vực kiến trúc, nhiếp ảnh, phim ảnh, phê bình văn hoá và xã hội.[1][2] Ông đã hợp tác với các kiến trúc sư Thuỵ Sĩ Herzog & de Meuron với tư cách là cố vấn nghệ thuật cho công trình Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh xây trong sự kiện thế vận hội 2008.[3] Bên cạnh lĩnh vực nghệ thuật, ông còn tham gia điều tra tham nhũng và các hoạt động ngầm của chính phủ Trung Quốc. Ông đặc biệt quan tâm tới việc phơi bày các vụ scandal tham nhũng trong việc xây dựng các trường học ở Tứ Xuyên bị sập đổ trong động đất Tứ Xuyên 2008. Ông chú trọng việc sử dụng Internet để liên lạc với mọi người ở khắp Trung Quốc, đặc biệt là với thế hệ trẻ.[4] Ngày 3 tháng 4 năm 2011, công an Trung Quốc đã bắt giữ ông tại sân bay Bắc Kinh và xưởng vẽ của ông ở thủ đô bị niêm phong trong một hành động cảnh cáo rõ ràng của chế độ với các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến.[5][6]

Ngải Vị Vị
艾未未
Ngải Vị Vị
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
28 tháng 8, 1957 (67 tuổi)
Nơi sinh
Bắc Kinh, Trung Quốc
Giới tínhnam
Quốc tịch Trung Quốc
Dân tộcHuaren
Nghề nghiệpnhà thiết kế, nhà hoạt động xã hội, kiến trúc sư, nhà điêu khắc, họa sĩ, đạo diễn phim, nhà hoạt động nhân quyền, nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ, nghệ sĩ tạo hình
Gia đình
Cha
Ai Qing
Hôn nhân
Lu Qing
Sự nghiệp nghệ thuật
Đào tạoTrường thiết kế Parsons, Liên đoàn Sinh viên Nghệ thuật New York, Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, Đại học Pennsylvania, Đại học California tại Berkeley
Thể loạiđiêu khắc, tác phẩm nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật sắp đặt, dự án nghệ thuật xã hội
Thành viên củaHọc viện Nghệ thuật Berlin, Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Anh, The Stars Art Group
Tác phẩmSunflower Seeds
Có tác phẩm trongMinneapolis Institute of Art, Tate, National Gallery of Canada, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, De Pont, Middelheim Museum, Phòng triển lãm Quốc gia Victoria, San Francisco Museum of Modern Art, HAM Helsinki Art Museum, Nasher Museum of Art, Berkeley Art Museum and Pacific Film Archive, Hessel Museum of Art, Museum of Asian Art
Giải thưởngAmbassador of Conscience Award, LennonOno Grant for Peace, The Glass of Reason, Giải thưởng Quốc tế Václav Havel cho sự Bất đồng chính kiến sáng tạo
Website

Cuộc đời và công việc

sửa

Cha của Ngải Vị Vị là nhà thơ Trung Quốc Ngải Thanh, ông bị tố giác trong Phong trào chống cánh hữu và năm 1958 bị gửi đi một trại lao động ở Tân Cương cùng với người vợ, Cao Anh (高瑛 Gao Ying).[7] Ngải Vị Vị lúc đó mới một tuổi và sống ở Thạch Hà Tử (Tân Cương) trong 16 năm. Năm 1975, gia đình trở về Bắc Kinh.[8] Ngài Vị Vị kết hôn với nghệ sĩ Lộ Thanh (路青 Lu Qing).[7]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Ai Weiwei”. Wolseley Media. 2008. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2008.[liên kết hỏng]
  2. ^ Cooper, Rafi (ngày 6 tháng 7 năm 2008). “Cultural revolutionary”. The Observer. London. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2008.
  3. ^ “China's New Faces: Ai Weiwei”. BBC News. ngày 3 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2010.
  4. ^ Osnos, Evan, It's Not Beautiful, The New Yorker, ngày 24 tháng 5 năm 2010 pp.54–63.
  5. ^ “Top artist Ai Weiwei held amid crackdown”. The Sydney Morning Herald. Truy cập 7 tháng 3 năm 2015.
  6. ^ “Chinese police detain artist Ai Weiwei”. the Guardian. Truy cập 7 tháng 3 năm 2015.
  7. ^ a b Meacham, Steve (ngày 24 tháng 4 năm 2008). “Child of the revolution in revolt”. Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2008.
  8. ^ Merewether, Charles, Ruins in Reverse, in Ai Weiwei: Under Construction, University of New South Wales press, Sydney, 2008, pp.29.