Ngữ hệ Arawak

Ngữ hệ bản địa Nam Mỹ

Ngữ hệ Arawak, còn gọi là ngữ hệ Maipure, là một ngữ hệ thổ dân Nam Mỹ. Hiện nay ở Nam Mỹ, chỉ Ecuador, Uruguay, và Chile là không có thành phần dân cư nói ngôn ngữ Arawak. Trong lịch sử, ngữ hệ này đã lan rộng đến Trung Mỹ, Caribe và Đại Tây Dương (gồm cả Bahamas). Hiện đang có nghiên cứu cho rằng ngữ hệ Maipure thuộc về một liên ngữ hệ, gọi là Đại Arawak.

Ngữ hệ Arawak
Maipure
Phân bố
địa lý
Từ Nam Mỹ (mọi quốc gia, trừ Ecuador, Uruguay, Chile), đến Trung MỹCaribe
Phân loại ngôn ngữ họcĐại Arawak ?
  • Ngữ hệ Arawak
Ngữ ngành con
  • Bắc
  • Nam
ISO 639-5:awd
Glottolog:araw1281[1]
{{{mapalt}}}
Phân bố của ngữ hệ Maipure ở Nam Mỹ: Maipure Bắc (xanh nhạt) và Maipure Nam (xanh đậm). Các đốm là vị trí chính xác, vùng tô màu là phân bố (giả sử) trong quá khứ.

Cái tên Maipure được Filippo S. Gilij đặt ra vào năm 1782, theo tên gọi tiếng MaipureVenezuela (ngôn ngữ mà ông lấy làm cơ sở so sánh). Một thế kỷ sau đó, cái tên được thay thế theo tên tiếng Arawak, một ngôn ngữ quan trọng hơn về mặt văn hoá. Thuật ngữ Arawak trở nên phổ biến, để rồi được các học giả Bắc Mỹ đặt cho giả thuyết Đại Arawak. Kết quả là từ Maipure "hồi sinh", bây giờ dùng để phân biệt hệ Arawak/Maipure với các nhóm khác trong liên hệ Đại Arawak.

Phân loại

sửa

Việc phân loại hệ Maipure gặp khó khăn vì một số lượng lớn ngôn ngữ đã biến mất hay đang thiếu thông tin. Tuy vậy, ngoài mối quan hệ rõ ràng như giữa các phương ngữ trong một ngôn ngữ, vẫn có những nhánh con thường được chấp nhận. Nhiều phân loại đồng thuận việc chia ngữ hệ này hai nhánh bắc và nam, song không phải ngôn ngữ nào cũng thuộc một trong hai nhánh này. Những nhánh dưới đây được chấp nhận rộng rãi:

Trước đây, có sự phân biệt giữa Ta-ArawakNu-Arawak, dựa trên tiền tố chỉ ngôi thứ nhất số ít ("tôi"), song sự phân biệt này chẳng có mấy ý nghĩa phân loại: nu- đại diện cho dạng nguyên gốc trong ngôn ngữ Arawak nguyên thủy, ta- là một điểm đổi mới chỉ trong một nhánh của ngữ hệ.

Nguồn tham khảo

sửa
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Arawakan”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.

Tài liệu

sửa
  • Aikhenvald, Alexandra Y. (1999). The Arawak language family. In R. M. W. Dixon & A. Y. Aikhenvald (Eds.), The Amazonian languages. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-57021-2; ISBN 0-521-57893-0.
  • de Goeje, C. H., (1928). The Arawak language of Guiana, Verhandelingen der Koninkljke Akademie van Wetenshappen te Amserdam, Ajdeiling Letterkunde, Nieuwe Reeks.
  • Deniker, Joseph. (1900). The races of man: an outline of anthropology and ethnography.
  • Garifuna. (2015). In M. P. Lewis, G. F. Simmons, & C. D. Fennig (Eds.), Ethnologue: Languages of the world (18th ed.). Dallas, TX: SIL International.
  • Kaufman, Terrence. (1990). Language history in South America: What we know and how to know more. In D. L. Payne (Ed.), Amazonian linguistics: Studies in lowland South American languages (pp. 13–67). Austin: University of Texas Press. ISBN 0-292-70414-3.
  • Kaufman, Terrence. (1994). The native languages of South America. In C. Mosley & R.E. Asher (Eds.), Atlas of the world's languages (pp. 46–76). London: Routledge.
  • Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin, eds. (2013). "Arawakan". Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  • Rudes, Blair A. "Pre-Columbian Links to the Caribbean: Evidence Connecting Cusabo to Taino", paper presented at Language Variety in the South III conference, Tuscaloosa, AL, ngày 16 tháng 4 năm 2004.
  • Walker, R. S., & Ribeiro, L. A. (2011). Bayesian phylogeography of the Arawak expansion in lowland South America. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences, 278(1718), 2562–2567. doi:10.1098/rspb.2010.2579

Đọc thêm

sửa
  • Campbell, Lyle. (1997). American Indian languages: The historical linguistics of Native America. New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-509427-1.
  • Derbyshire, Desmond C. (1992). Arawakan languages. In W. Bright (Ed.), International encyclopedia of linguistics (Vol. 1, pp. 102–105). New Oxford: Oxford University Press.
  • Migliazza, Ernest C.; & Campbell, Lyle. (1988). Panorama general de las lenguas indígenas en América (pp. 223). Historia general de América (Vol. 10). Caracas: Instituto Panamericano de Geografía e Historia.
  • Payne, David. (1991). A classification of Maipuran (Arawakan) languages based on shared lexical retentions. In D. C. Derbyshire & G. K. Pullum (Eds.), Handbook of Amazonian languages (Vol. 3, pp. 355–499). Berlin: Mouton de Gruyter.
  • Solís Fonseca, Gustavo. (2003). Lenguas en la amazonía peruana. Lima: edición por demanda.
  • Zamponi, Raoul. (2003). Maipure, Munich: Lincom Europa. ISBN 3-89586-232-0.