Homo erectus erectus

(Đổi hướng từ Người vượn Java)

Người vượn Java (Homo erectus erectus, tiếng Anh: Java Man) là tên phổ biến của hóa thạch người cổ xưa phát hiện tại Di chỉ Trinilđảo Java (Indonesia) vào năm 1891 và 1892. Sau này mẫu vật còn có tên là "Pithecanthropus-1" và "Trinil 2".

Homo erectus erectus
Khoảng thời gian tồn tại: Pleistocene
Hóa thạch syntype của Java Man (H. e. erectus), tại Naturalis, Leiden
Phân loại khoa học e
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
nhánh: Synapsida
nhánh: Mammaliaformes
Lớp: Mammalia
Bộ: Primates
Phân bộ: Haplorhini
Thứ bộ: Simiiformes
Họ: Hominidae
Phân họ: Homininae
Tông: Hominini
Chi: Homo
Loài:
Phân loài:
H. e. erectus
Trinomial name
Homo erectus erectus
Java Man phục dựng

Eugène Dubois dẫn dắt nhóm khai quật đã phát hiện một chiếc răng, một xương sọ và xương đùi ở Trinil trên bờ sông Solo ở Đông Java. Cho rằng hóa thạch là đại diện của "mắt xích còn thiếu" giữa loài vượn và con người, Dubois đặt tên cho loài này tên khoa học là Anthropopithecus erectus, sau đó đổi tên thành Pithecanthropus erectus.

Hóa thạch làm dấy lên nhiều tranh cãi. Gần mười năm sau năm 1891, đã có gần 80 cuốn sách hay bài báo đã được công bố về phát hiện của Dubois. Mặc dù lập luận Dubois ít chấp nhận rằng "người vượn Java" là một hình thức chuyển tiếp giữa vượn và con người [1]. Một số bác bỏ những hóa thạch là khỉ không đuôi, và những người khác thì coi như con người hiện đại, trong khi nhiều nhà khoa học coi Java Man là một nhánh nguyên thủy của sự tiến hóa chẳng có gì liên quan đến con người hiện đại. Trong những năm 1930 Dubois còn tuyên bố rằng Pithecanthropus được xây dựng giống như một "vượn khổng lồ" (gibbon), một nỗ lực nhiều hiểu lầm của Dubois để chứng minh rằng nó là "mắt xích còn thiếu".

Sự tương đồng giữa Pithecanthropus erectus (người vượn Java) và Sinanthropus pekinensis (người vượn Bắc Kinh) dẫn đến Ernst Mayr đổi tên cả Homo erectus vào năm 1950, đặt chúng trực tiếp trong cây tiến hóa của con người. Để phân biệt "người vượn Java" với các quần Homo erectus khác, vào những năm 1970 một số nhà khoa học đã bắt đầu coi nó như là một phân loài Homo erectus erectus. Hóa thạch khác được tìm thấy trong nửa đầu của thế kỷ 20 ở Java tại SangiranMojokerto, tất cả đều nhiều tuổi hơn so với những người được Dubois tìm thấy, cũng được coi là một phần của loài Homo erectus. Ước tính tuổi cho ra từ 700 Ka đến 1 Ma, và tại thời điểm phát hiện thì những hóa thạch này là những hóa thạch Hominin lâu đời nhất được tìm thấy. Các hóa thạch người vượn Java đã được trưng bày tại Naturalis Biodiversity CenterHà Lan kể từ năm 1900.

Ngày nay hầu hết các cổ nhân học phân loại mẫu vật là loài Homo erectus, và đôi khi được nhấn mạnh bằng cách thêm một phân loài biệt danh theo địa điểm phát hiện là Homo erectus javanicus.

Tham khảo

sửa
Công trình trích dẫn
  • Boaz, Noel T.; Ciochon, Russell L. (2004), Dragon Bone Hill: An Ice-Age Saga of Homo Erectus, Oxford and New York: Oxford University Press, ISBN 0-19-515291-3.
  • Ciochon, Russell L. (2010), “Divorcing Hominins from the Stegodon–Ailuropoda Fauna: New Views on the Antiquity of Hominins in Asia”, trong John G. Fleagle (biên tập), Out of Africa I: The First Hominin Colonization of Eurasia, Vertebrate Paleobiology and Paleoanthropology Series, Dordrecht: Springer, tr. 111–26, doi:10.1007/978-90-481-9036-2_8, ISBN 978-90-481-9035-5. ISBN 978-90-481-9036-2 (online).Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  • Delisle, Richard G. (2007), Debating Humankind's Place in Nature, 1860–2000: The Nature of Paleoanthropology, Advances in Human Evolution Series, Upper Saddle River (NJ): Pearson Prentice Hall, ISBN 0-13-177390-9.
  • Dennell, Robin. (2009), The Palaeolithic Settlement of Asia, Cambridge World Archaeology, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-84866-4. ISBN 978-0-521-61310-1 (paperback).Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  • Dennell, Robin. (2010), “'Out of Africa I': Current Problems and Future Prospects”, trong John G. Fleagle (biên tập), Out of Africa I: The First Hominin Colonization of Eurasia, Vertebrate Paleobiology and Paleoanthropology Series, Dordrecht: Springer, tr. 247–74, doi:10.1007/978-90-481-9036-2_15, ISBN 978-90-481-9035-5. ISBN 978-90-481-9036-2 (online).Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  • Gould, Stephen Jay. (1993), Eight Little Piggies: Reflections in Natural History, New York and London: W. W. Norton & Company, ISBN 0-393-03416-X.
  • Hetherington, Renée; Reid, Robert G. B. (2010), The Climate Connection: Climate Change and Modern Human Evolution, Cambridge and New York: Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-19770-0. ISBN 978-0-521-14723-1 (paperback).Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  • Huffman, O. Frank; Zaim, Y.; Kappelman, J.; Ruez, D. R., Jr.; de Vos, J.; Rizal, Y.; và đồng nghiệp (2006), “Relocation of the 1936 Mojokerto skull discovery site near Perning, East Java”, Journal of Human Evolution, 50: 431–51, doi:10.1016/j.jhevol.2005.11.002.
  • Kaifu, Yousuke; Indriati, Etty; Aziz, Fachroel; Kurniawan, Iwan; Baba, Hisao. (2010), “Cranial Morphology and Variation of the Earliest Indonesian Hominids”, trong Christopher J. Norton and David R. Braun (biên tập), Asian Paleoanthropology: From Africa to China and Beyond, Vertebrate Paleobiology and Paleoanthropology Series, Dordrecht: Springer, tr. 143–57, doi:10.1007/978-90-481-9094-2_11, ISBN 978-90-481-9093-5. ISBN 978-90-481-9094-2 (online).Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  • Mayr, Ernst. (1950), “Taxonomic Categories in Fossil Hominids”, Cold Spring Harbor Symposia on Quantitative Biology, 15: 109–18, doi:10.1101/sqb.1950.015.01.013.
  • Morwood, Michael J.; O'Sullivan, P.; Susanto, E. E.; Aziz, F. (2003), “Revised age for Mojokerto 1, an early Homo erectus cranium from East Java, Indonesia”, Australian Archaeology, 57: 1–4.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  • Rabett, Ryan J. (2012), Human Adaptation in the Asian Palaeolithic: Hominin Dispersal and Behaviour during the Late Quaternary, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 978-1-107-01829-7.
  • Schmalzer, Sigrid. (2008), The People's Peking Man: Popular Science and Human Identity in Twentieth-Century China, Chicago: University of Chicago Press, ISBN 978-0-226-73859-8. ISBN 978-0-226-73860-4 (paperback).Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  • Schwartz, Jeffrey H. (2005), The Red Ape: Orangutans and Human Origins , Cambridge (MA): Westview, ISBN 0-8133-4064-0.
  • Swisher, Carl C. III; Curtis, Garniss H.; Lewin, Roger. (2000), Java Man: How Two Geologists Changed Our Understanding of Human Evolution, Chicago: University of Chicago Press, ISBN 0-226-78734-6.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  • Swisher, Carl C. III; Curtis, Garniss H.; Jacob, Teuku; Getty, A. G.; Suprijo, A.; Widiasmoro. (1994), “Age of the earliest known hominin in Java, Indonesia”, Science, 263: 1118–21, doi:10.1126/science.8108729, PMID 8108729, Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2014, truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2016.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  • Theunissen, Bert. (1989), Eugène Dubois and the Ape-Man from Java, Boston: Kluwer Academic Publishers, ISBN 1-55608-081-6. ISBN 1-55608-082-4 (paperback).Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  • de Vos, John. (2004), “The Dubois collection: a new look at an old collection”, Scripta Geologica, Special Issue, 4: 267–85, ISSN 0922-4564.
  • de Vos, John; Sartono, S.; Hardjasasmita, S.; Sondaar, P. Y. (1982), “The fauna from Trinil, type locality of Homo erectus: a reinterpretation”, Geologie en Mijnbouw, 61: 207–11.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  • de Vos, John; Sondaar, P. Y. (1994), “Dating hominid sites in Indonesia”, Science, 266: 1726–27, doi:10.1126/science.7992059.
  • Zaim, Yahdi. (2010), “Geological Evidence for the Earliest Appearance of Hominins in Indonesia”, trong John G. Fleagle (biên tập), Out of Africa I: The First Hominin Colonization of Eurasia, Vertebrate Paleobiology and Paleoanthropology Series, Dordrecht: Springer, tr. 97–110, doi:10.1007/978-90-481-9036-2_7, ISBN 978-90-481-9035-5. ISBN 978-90-481-9036-2 (online).Quản lý CS1: postscript (liên kết)

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa