Người bán gạo
Người bán gạo (tiếng Pháp: La marchand de riz[1]) là một tác phẩm tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh, ra đời năm 1932. Vào năm 2013, bức tranh đã được bán với giá 3,03 triệu HKD, trở thành bức hoạ có giá cao nhất của họa sĩ người Việt thời điểm đó. Hiện bức tranh thuộc sở hữu của nhà môi giới tranh người Pháp Pascal de Sarthe.
Người bán gạo | |
---|---|
Tác giả | Nguyễn Phan Chánh |
Thời gian | 1932 |
Loại | Tranh lụa |
Kích thước | (64,5 cm × 50,5 cm ) |
Chủ sở hữu | Pascal de Sarthe |
Tác phẩm
sửaTác phẩm ra đời vào năm 1932 do Nguyễn Phan Chánh vẽ trên chất liệu lụa, kích thước 64,5 cm x 50,5 cm, với chất liệu chính bằng mực và bột màu và đi kèm là bài thơ chữ Hán cùng hai con dấu của họa sĩ trên tranh.[2][3][4] Khung tranh do một chuyên gia đóng khung người Pháp đóng và bức tranh được đem đi trưng bày sau đó ở Napoli năm 1934.[5][4][6] Người bán gạo được cho là lấy hình mẫu từ vợ của ông, người đã qua đời ở tuổi ngoài 40, với hình ảnh chiếc khăn vấn vành nâu, mái tóc đen rẽ giữa cùng nét mặt "thùy mị, thanh tú".[7][8]
Bức tranh cho thấy hai nhân vật: một người bán, một người mua; điểm nhìn cận cảnh, bố cục hẹp, trong đó không thể nhìn thấy mặt người bán gạo khi quay lưng lại với người xem ở tiền cảnh.[9] Đây được coi là tác phẩm duy nhất của Nguyễn Phan Chánh có bố cục như vậy.[10][11] Theo họa sĩ Lê Thiết Cương, Người bán gạo cũng như các tác phẩm khác của Nguyễn Phan Chánh đều được vẽ theo một bảng màu ít tương phản nóng lạnh và cũng ít tương phản đậm nhạt mà theo một tông trung độ gợi đến "màu của nông thôn, của dân dã [...] các mảng, khối, nét nhòe lẫn trong nhau mập mờ".[10]
Di sản
sửaVào ngày 27 tháng 5 năm 2013, bức tranh đã được bán với giá 3,03 triệu HKD (390.000 USD; khoảng 8 tỉ đồng[10][12][13]) cho nhà môi giới tranh người Pháp tên Pascal de Sarthe trong một cuộc đấu giá của Christie's International tại Hồng Kông.[14] Đây giá cao nhất với một bức tranh của họa sĩ người Việt thời điểm đó.[1][15][16] Dù vậy, ban đầu bức vẽ chỉ được định giá 75 USD do nhầm tưởng là của một họa sĩ người Trung Quốc tập sự vì không được ký tên.[17][18][19] Sau khi chuyển đến trụ sở của Christie's ở Hồng Kông, các chuyên gia đã phát hiện ra chữ ký đằng sau bức tranh và định giá lại cho tác phẩm từ 800.000 HKD đến 1 triệu HKD.[3][19][20] Jean-Francois Hubert, chuyên gia tư vấn cấp cao về nghệ thuật Việt Nam tại nhà đấu giá Christie's, đã đánh giá Người bán gạo là tác phẩm "cho thấy tài năng của người họa sĩ ở độ chín nhất một cách hoàn hảo",[21] trong khi Pascal thì coi đây là "một tuyệt phẩm hiếm có và vẫn trong tình trạng tốt đáng kinh ngạc".[17][22] 5 năm sau đó vào năm 2018, tác phẩm Em bé bên chú chim của ông vẽ vào năm 1931 cũng xác lập kỷ lục tương tự khi được bán với giá 6,7 triệu HKD (gần 20 tỉ đồng).[16][23]
Tham khảo
sửa- ^ a b Nguyễn Thanh Trúc (2 tháng 6 năm 2018). “Hai kỷ lục của danh họa Nguyễn Phan Chánh và tín hiệu vui cho làng tranh Việt”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- ^ Lý Đợi (20 tháng 9 năm 2018). “Hai bức tranh của Nguyễn Phan Chánh "dừng bước giang hồ"”. Tạp chí Mỹ thuật. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- ^ a b “Tranh Việt - Kỷ lục mới trên sàn đấu giá”. Sài Gòn Giải Phóng. 2 tháng 6 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- ^ a b Trần Phi Long (13 tháng 6 năm 2013). “Giá "khủng" dành cho "Người bán gạo"”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- ^ Trần Hoàng Thiên Kim (17 tháng 5 năm 2016). “Danh họa Nguyễn Phan Chánh và những bức tranh nổi tiếng”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- ^ Hoàng Đặng (8 tháng 3 năm 2015). “Nét dung dị của phụ nữ Việt Nam trong tranh”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- ^ Vân Ngọc (14 tháng 2 năm 2018). “Nguyễn Phan Chánh trong ký ức con gái”. Báo điện tử Đại biểu nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- ^ Thiên Kim (26 tháng 6 năm 2016). “Con gái danh họa Nguyễn Phan Chánh kể những ký ức khó quên về cha”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- ^ Nguyễn Ngọc Phú (25 tháng 11 năm 2018). “Nguyễn Phan Chánh - tranh lụa và hồn quê…”. Báo Hà Tĩnh. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- ^ a b c Lê Thiết Cương (26 tháng 12 năm 2016). “Hồn quê”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- ^ Thanh Hoa (21 tháng 7 năm 2017). “Người mang vinh quang về cho tranh lụa Việt Nam”. Báo Tin tức. Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- ^ Ngọc An (28 tháng 5 năm 2018). “Tranh Nguyễn Phan Chánh bán với giá kỷ lục gần 20 tỉ đồng”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- ^ “Tranh của họa sỹ VN bán được giá kỷ lục”. BBC Tiếng Việt. 27 tháng 5 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- ^ Thanh Tuấn (28 tháng 5 năm 2013). “Tranh của danh họa Nguyễn Phan Chánh đạt giá kỷ lục”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- ^ “Tranh của danh họa Nguyễn Phan Chánh được bán với giá kỷ lục”. Tạp chí Tia sáng. 28 tháng 5 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- ^ a b Hòa Bình (28 tháng 5 năm 2018). “Tranh Nguyễn Phan Chánh bán giá kỷ lục gần 20 tỉ đồng”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- ^ a b Viết (26 tháng 5 năm 2013). “Tranh của danh họa Việt Nam lập kỷ lục giá 8 tỷ đồng”. Tiền phong. An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- ^ Balfour, Frederik (27 tháng 5 năm 2013). “Vietnamese Painting Fetches Record $390000 in Hong Kong”. Bloomberg (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- ^ a b Phan Hạnh (8 tháng 10 năm 2013). “Những bức tranh của Việt Nam được thế giới trả giá bạc tỷ”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- ^ “Tranh của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh đạt giá kỉ lục ở Hồng Kông”. Nhịp cầu Đầu tư. 27 tháng 5 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- ^ Chang, Eric. “NGUYEN PHAN CHANH (Vietnamese, 1892-1984)”. Christie's (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- ^ Phương Linh (27 tháng 5 năm 2013). “Tranh của họa sĩ Việt lập kỷ lục đấu giá 8 tỷ đồng”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
- ^ Lan Hương (19 tháng 6 năm 2018). “Ngắm Bộ sưu tập của Danh họa Việt Nam vừa tạo kỷ lục mới trên sàn đấu giá quốc tế”. Tổ quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
Liên kết ngoài
sửa- Thông tin tác phẩm trên MutualArt.com