Người Tạng hay người Tây Tạng (chữ Tạng: བོད་པ།་; Wylie: Bodpa; tiếng Trung: 藏族; bính âm: Zàng Zú; Hán Việt: Tạng tộc) là một dân tộc bản địa tại Tây Tạng, vùng đất mà ngày nay hầu hết thuộc chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tổng dân số người Tạng là 5,4 triệu và họ là dân tộc đông thứ 10 trong tổng số 56 dân tộc được công nhận tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Một số cộng đồng Tây Tạng hiện cũng đang sinh sống tại Ấn Độ, NepalBhutan.

Người Tạng
Người Tạng/Người Tây Tạng
བོད་པ། / 藏族
Tổng dân số
5,4 triệu
Khu vực có số dân đáng kể
Khu tự trị Tây Tạng, và nhiều nơi tại Thanh Hải, Tứ XuyênCam Túc thuộc  Trung Quốc 5,4 triệu
 Ấn Độ 190.000
   Nepal 16.000
 Bhutan 1.800
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ Tạng, Nepal, Rgyalrong, Baima (bqh), Muya (mvm), Quan Thoại, Hindi
Tôn giáo
Chủ yếu là Phật giáo Tây Tạng, Bön
Sắc tộc có liên quan
Người Tạng
Tiếng Trung藏族

Người Tạng sử dụng các ngôn ngữ Tạng, gồm nhiều ngôn ngữ không hiểu lẫn nhau. Theo cổ truyền, hay các thần thoại của mình thì người Tạng tự coi họ là hậu duệ của khỉ Pha Trelgen Changchup Sempa và ác quỷ đá Ma Drag Sinmo[1]. Hầu hết người Tạng theo Phật giáo Tây Tạng, mặc dù một số người chịu ảnh hưởng của BönHồi giáo. Phật giáo Tạng có ảnh hưởng mạnh lên nghệ thuật, ca kịch, và kiến trúc Tây Tạng trong khi khí hậu khắc nhiệt của nơi đây đã tạo ra một ngành Tạng dược và nghệ thuật nấu ăn Tây Tạng.

Nhân khẩu

sửa

Năm 2008, có 5,4 triệu người Tạng sống tại Trung Quốc.[2] Theo SIL Ethnologue bản năm 2009 thì có 189.000 người nói ngôn ngữ Tạng sinh sống tại Ấn Độ, 5.280 tại Nepal, và 4.800 tại Bhutan.[3] The Chính quyền lưu vong Tây Tạng (CTA) đưa ra con số 145.150 người Tạng sống ngoài Tây Tạng: ít hơn 100.000 tại Ấn Độ; tại Nepal là trên 16.000; trên 1.800 tại Bhutan và trên 25.000 ở những nơi khác trên thế giới. Các cộng đồng Tạng hiện diện tại Hoa Kỳ, Canada, Anh Quốc, Thụy Sĩ, Na Uy, Pháp, Ý, Đài Loan, Úc, MéxicoCosta Rica.

Việc so sánh con số hiện tại với lịch sử Tây Tạng là một yêu cầu khó khăn. Chính phủ lưu vong Tây Tạng cho rằng con số 5.400.000 là một sự suy giảm từ 6,3 triệu vào năm 1959[4] trong khi chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng đây là một sự gia tăng so với con số 2,7 triệu năm 1954.[5] Tuy nhiên, vấn đề phụ thuộc vào định nghĩa và phạm vị " Tây Tạng "; vùng tuyên bố chủ quyền của Chính phủ lưu vong Tây Tạng rộng hơn và của Trung Quốc thì nhỏ hơn và chỉ giới hạn trong Khu tự trị Tây Tạng. Ngoài ra, chính quyền Tây Tạng đã không có một cuộc điều tra dân số chính thức trên lãnh thổ của mình trong những năm 1950. những con số được đưa ra bởi chính quyền vào thời điểm đó là "dựa trên thông tin phỏng đoán".[6] Sự tăng trưởng dân số Tây Tạng được các quan chức Trung Quốc giải thích là do liên quan đến cải thiện chất lượng sức khỏe và lối sống của người Tây Tạng nói chung từ Hiệp nghị về Biện pháp giải phóng hòa bình Tây Tạng giữa Chính phủ Nhân dân Trung ương và Chính phủ địa phương Tây Tạng.

Ngôn ngữ

sửa

Tiếng Tạng bao gồm nhiều phương ngữ. Vùng Kham (tức Thanh Hải ngày nay) có một số phương ngữ có thể không hiểu lẫn nhau với các phương ngữ tại vùng Amdo và tiếng Tây Tạng chuẩn (phương ngữ Lhasa).[7]

Sự thích nghi cơ thể với độ cao lớn

sửa
 
Các khu vực tập trung người Tạng tại Trung Quốc

Công trình Thời kỳ đồ đá cũ Tây Tạng đang nghiên cứu sự xâm chiếm của thời kỳ Đồ đá tại cao nguyên, hy vọng sẽ hiểu sâu hơn về khả năng thích ứng của con người nói chung và các kế hoạch trồng trọt của người Tạng khi họ học được cách tồn tại trong môi trường khắc nghiệt. Khả năng chuyển hóa của người Tạng hoạt động bình thường trong điều kiện không khí thiếu oxy ở độ cao lớn - vốn thường xuyên trên 4.400 mét (14.400 ft), đã thường xuyên khiến các nhà quan sát bối rối. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng,[8][9][10][11] mặc dù người Tạng sống ở độ cao lớn trong môi trường sinh sống nhưng không hề có nhiều oxy trong máu của họ hơn những người khác, họ có nhiều hơn gấp 10 lần lượng Mônôxít nitơ vàoxit nitric và gấp đôi về lưu lượng máu ở cẳng tay so vơi những người cư ngụ ở vùng thấp. Mônôxít nitơ làm giãn nở mạch máu cho phép máu chảy tự do hơn đến tứ chi và hỗ trợ phân phối oxy đến các mô. Những gì chưa được biết đến là liệu nồng độ cao của mônôxít nitơ là do một đột biến di truyền hay những người đến từ những nơi có độ cao thấp hơn sẽ dần dần thích ứng như vậy sau khi sống trong một thời gian dài ở độ cao lớn.

Nguồn gốc

sửa

Di truyền học

sửa
 
Một phụ nứ lớn tuổi người Tạng.
 
Một người Tạng bán hàng rong tại Nepal

Năm 2010, một nghiên cứu về sự biến đổi gen cho thấy rằng phần lớn các gien của người Tây Tạng có thể đã phân kỳ từ người Hán khoảng 3.000 năm trước.[12] Tuy nhiên, có khả năng con người đã cư trú tại Tây Tạng sớm hơn nhiều,[13][14] và những cư dân sớm có thể đã có những đóng góp vốn gen cho người Tạng hiện đại.[15] Các nghiên cứu sâu hơn về nhân loại học và di truyền học sẽ cần phải được làm sáng tỏ để làm rõ lịch sử định cư của con người ở Tây Tạng.

Sự phân bố nhóm đơn bội D-M174 được tìm thấy trong gần như tất cả các dân tộc tại Trung ÁĐông Bắc Á về phía nam biên giới Nga, mặc dù thường ở một tần suất thấp là 2% hoặc ít hơn. Một sự tăng đột biến đáng kể về tần suất của D-M174 đã xảy ra đối với người Tạng và có thể coi đây là một phương pháp để có thể tiếp cận cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng ở miền Tây Trung Quốc. D-M174 cũng được tìm thấy với tần suất cao ở người Nhật nhưng nó lại biến mất dần với tần suất thấp trong người Hán vốn cư trú giữa Nhật BảnTây Tạng.

Các ý kiến không thực tế về việc người Navajochâu Mỹ và người Tạng có liên quan đã không tìm được hậu thuẫn trong các nghiên cứu di truyền. Một số quan niệm đã được đưa ra về nguồn gốc của người Tạng, tuy nhiên, một nghiên cứu gien đã chỉ ra rằng nhiễm sắc thể Y của người Tạng có nhiều nguồn gốc, một NST đến từ Trung Á trong khi những NST khác là từ Đông Á[16].

Tôn giáo

sửa
 
Ba thầy tu đang tụng kinh tại Lhasa, 1993.

Hầu hết người Tây Tạng thường tuân theo Phật giáo Tây Tạng hoặc một tổng hợp của các phong tục truyền thống bản địa gọi là Bön (cũng được hấp thu vào dòng chính của Phật giáo Tây Tạng). Ngoài ra còn có một thiểu số người Tây Tạng Hồi giáo.[17]

Truyền thuyết cho rằng vua thứ 28 của Tây Tạng là Thothori Nyantsen, đã mơ thấy một báu vật thiêng từ thiên đường rơi xuống, trong đó có một kinh, thần chú cầu kinh, và các vật thể tôn giáo khác của Phật giáo. Tuy nhiên, vì chữ Tạng vẫn chưa được phát minh, văn bản này đã không thể được dịch bằng văn viết và ban đầu không ai biết điều gì đã được viết trong đó. Phật giáo đã không bén rễ ở Tây Tạng cho đến triều đại của vua Songtsän Gampo, người đã kết hôn với hai công chúa là tín đồ Phật giáo là Bhrikuti của Nepal và Văn Thành của Trung Hoa. Sau đó, Phật giáo trở nên phổ biến khi Đức Padmasambhava đã đến thăm Tây Tạng theo lời mời của vua Tây Tạng thứ 38 là Trisong Deutson.

Ngày nay, người ta có thể dễ thấy người Tạng đặt đá Mani ở những nơi công cộng. Các Lạt ma người Tạng, cả Phật giáo và Bön, đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân Tây Tạng, họ tiến hành các nghi lễ tôn giáo và bảo vệ các tu viện. Những người hành hương treo những lá cờ cầu nguyện tại những nơi thiêng liêng như là một biểu tượng của sự may mắn.

Các bánh xe luân hồi là một phương tiện mô phỏng việc tụng kinh Phật giáo bằng một đồ vật quay vòng nhiều lần theo chiều kim đồng hồ. Đồ vật này được phổ biến rộng rãi trong những người Tây Tạng. Để không xúc phạm các thánh vật tôn giáo như bảo tháp, đá mani, và Gompa, Phật tử Tây Tạng sẽ đi bộ xung quanh chúng theo chiều kim đồng hồ, còn tín đồ Bön sẽ đi theo hướng ngược lại. Phật tử Tây Tạng tụng kinh cầu nguyện là "Om mani padme hum", trong khi các tín đồ Bon thì sẽ tụng "Om matri muye sale du".

Văn hóa

sửa
 
Các đô vật người Tạng năm 1938

Tây Tạng là nơi giàu bản sắc văn hóa. Các lễ hội của người Tạng như Losar, Shoton, Linka (lễ hội), và Lễ hội Xuống nước dường đã bén rễ sâu trong tôn giáo bản địa và cũng có các ảnh hưởng từ bên ngoài. Mỗi người tham gia Lễ hội Xuống nước ba lần trong đời: khi sinh, cưới và chết. Truyền thống người Tạng tin rằng con người không nên tắm một cách ngẫu nhiên mà chỉ nên vào những dịp quan trọng.

Nghệ thuật

sửa

Nghệ thuật Tạng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo, từ những bức tượng được trang trí một cách tỉ mỉ được tìm thấy tại Gompa cho đến những đồ vật được tạo thành từ gỗ và được thiết kế phức tạp của Thangka. Nghệ thuật Tạng xuất hiện trên mọi đồ vật và diện mạo của cuộc sống hàng ngày.

Nghệ thuật tranh Thangka, một sự pha tạp của các trường phái tranh Ấn Độ và sơn Nepal và Kashmir, xuất hiện ở Tây Tạng khoảng thế kỷ thứ 8. Tranh có hình chữ nhật và vẽ trên bông hoặc vải lanh, tranh thường mô tả các họa tiết truyền thống trong đó có tôn giáo, chiêm tinh, các đối tượng thần học, và đôi khi là một Mạn-đà-la. Để đảm bảo rằng hình ảnh sẽ không phai, bột màu hữu cơ và khoáng sản đã được thêm vào, và bức tranh được đóng khung trong các thổ cẩm bằng lụa đầy màu sắc.

Kịch

sửa

Nhạc kịch cổ truyền Tạng, được gọi là Ache lhamo, cón nghĩa là "chị em nữ thần" hay "chị em thiên đàng," là một sự kết hợp các điệu nhảy, tụng kinh và các bài hát. Các tiết mục thể hiện sự u sầu từ các câu truyện Phật giáo và lịch sử người Tạng.

Nhạc kịch Tạng xuất hiện từ thế kỷ 14 do Thangthong Gyalpo, vốn là một lạt ma và người xây cầu. Gyalpo, và bảy thiếu nữ do ông chọn đã tổ chức trình diễn những điệu nhạc kịch Tạng đầu tiên để gây quỹ xây dựng những cây cầu, và sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông ở Tây Tạng. Truyền thống này vẫn tiếp tục không bị gián đoạn trong gần 700 năm, và các màn trình diễn được tổ chức vào các dịp lễ hội khác nhau như lễ hội Lingka và Shoton. Việc biểu diễn thường là kịch nghệ và được tổ chức trên một sân khấu đơn sơ kết hợp các điệu múa, tiếng cầu kinh và các bài hát. Những chiếc mặt nạ đầy màu sắc đôi khi cũng được sử dụng để thể hiện một nhân vật, với màu đỏ tượng trưng cho một vị vua và màu vàng thể hiện cho các vị thần và Lạt ma. Màn trình diễn bắt đầu với một cảnh xá tội và khấn Phật. Một người kể chuyện sau đó sẽ hát một bản tóm tắt của câu chuyện, và việc biểu diễn bắt đầu. Các nghi lễ tôn giáo khác cũng được tiến hành vào cuối của vở kịch. Ngoài ra còn có nhiều huyền thoại lịch sử hay sử thi bằng văn bản của các vị Lạt Ma bề trên về sự tái sinh của một "người được chọn", những người sẽ làm những điều tuyệt vời.

Kiến trúc

sửa
 
Cung điện Potala

Nét đặc biệt và khác thường nhất của kiến trúc Tây Tạng là nhiều ngôi nhà và tu viện được xây dựng trên cao, nắm chiếu từ phía nam. Chúng thường được làm bằng một hỗn hợp gồm đá, xi măng, gỗ và đất. Do có ít nhiên liệu để sưởi ấm hoặc thắp sáng, người ta làm nhà mái bằng để giữ nhiệt, và nhiều cửa sổ phức tạp được làm để lấy ánh sáng mặt trời. Bức tường thường dốc vào bên trong 10 độ và đây là một biện pháp phòng ngừa chống lại động đất thường xuyên ở khu vực miền núi. Nhà cửa và các tòa nhà Tạng có màu trắng sạch ở bên ngoài, và được trang trí đẹp mắt bên trong.

Đứng trên độ cao 117 mét (384 ft) và chiều rộng 360 mét (1.180 ft), Cung điện Potala được coi là ví dụ điển hình nhất cho kiến trúc Tạng. Cung điện nguyên là nơi sinh sống của Đạt-lai Lạt-ma, cung điện gồm có trên một nghìn phòng thuộc 13 tầng và là hình tượng của Đạt-lai Lạt ma trong qua khứ và cũng là một biểu tượng của Đức Phật. Cung điện được phân chia giữa ngoại Bạch cung, là nơi đóng vai trò về hành chính nội Hồng Phường, với các đại sảnh dùng để hội họp của các vị Lạt Ma, và các phòng nguyện nhỏ, 10.000 điện thờ và một thư phòng chứa Kinh Phật rộng lớn.

 
Dân du cư Tạng nomad và lều năm 1938.

Y khoa

sửa

Y học Tây Tạng là một trong những hình thức y khoa lâu đời nhất trên thế giới. Nó sử dụng lên đến 2.000 loại thực vật, bốn mươi loài động vật, năm mươi khoáng vật. Một trong những nhân vật quan trọng trong sự phát triển của y học Tạng là một thầy lang nổi tiếng vào thế kỷ 8 tên là Yutok Yonten Gonpo, ông đã tạo ra Tứ Y Tantra, kết hợp các nguyên liệu từ y học cổ truyền của Ba Tư, Ấn Độ và Trung Quốc. Tantra có tổng cộng 156 chương theo hình thức Thangka, trong đó nói về y học cổ xưa Tây Tạng và tinh chất thuốc ở những nơi khác nhau.

Một hậu duệ của Yutok Yonten Gonpo là Yuthok Sarma Yonten Gonpo đã tiếp tục củng cố truyền thống Tạng Y bằng cách thêm vào 18 đơn thuốc. Một trong những cuốn sách của ông bao gồm các bức tranh mô tả cách bó xương bị gãy. Ngoài ra, ông biên soạn một tập hợp các hình ảnh giải phẫu của các cơ quan nội tạng.

Ẩm thực

sửa
 
Chiến binh người Tạng mặc áo giáp

Các món ăn Tây Tạng phản ánh một di sản phong phú của vùng đất và sự thích ứng của người dân với độ cao và ẩm thực tôn giáo. Cây trồng quan trọng nhất là lúa mạch. Bột nhào được làm từ bột lúa mạch, được gọi là tsampa, là lương thực chủ yếu của Tây Tạng. Bột nhào này sẽ được làm thành sợi mì hoặc một loại bánh bao hấp được gọi là momo. Thịt có thể lấy từ bò Tây Tạng, hoặc thịt cừu và thường được sấy khô, hay nấu chín thành một món hầm với khoai tây. Hạt mù tạt được trồng ở Tây Tạng, và nó có rất nhiều các công dụng trong ẩm thực. Sữa chua, bơ pho mát từ bò Tây Tạng cũng được sử dụng và được coi là một nét đặc trưng.

Y phục

sửa

Hầu hết người Tạng để tóc dài, mặc dù vậy trong thời gian gần đây do sự ảnh hưởng của người Hán nên một số đàn ông đã cắt tóc ngắn. Phụ nữ Tạng tết tóc thành hai bím, còn các cô gái thì tết tóc một bím. Bởi Tây Tạng có khí hậu lạnh, đàn ông và phụ nữ thường mặc quần áo dày ("chuba"). Đàn ông mặc một kiểu quần áo ngắn và có quần bên dưới. Phong cách y phục có sự khác nhau tùy theo tín ngưỡng. Người Tạng du cư thường mặc quần áo bằng da cừu.

Văn học

sửa

Tây Tạng có một nền văn học dân tộc đó có cả hai các yếu tố tôn giáo, nửa tôn giáo và thế tục. Các bản văn tôn giáo được nhiều người biết đến, Tây Tạng có thiên anh hùng ca Gesar mang tính chất nửa tôn giáo, đây là sử thi dài nhất thế giới và được cả những người ở Mông Cổ và Trung Á biết đến. Cũng có những bản văn mang tính thế tục như "Tranh cãi giữa Tea và Chang" (bia Tây Tạng) và "Lời khuyên của Khache Phalu".

Phong tục cưới hỏi

sửa

Tục đa phu xuất hiện tại nhiều nơi ở Tây Tạng. Điển hình là một người phụ nữ có thể được sắp xếp để kết hôn với những người nam là anh em ruột. Điều này thường được thực hiện để tránh phân chia tài sản và giúp giữ vững kinh tế gia đình.[18] Tuy nhiên, chế độ một vợ một chồng diễn ra phổ biến hơn trên khắp Tây Tạng. Hôn nhân đôi khi phải theo sự sắp xếp của cha mẹ nếu con trai hay con gái không chọn được đối tượng cho mình ở một độ tuổi nhất định.

Chú thích

sửa
  1. ^ Stein, R.A. (1972). Tibetan Civilization. J.E. Stapleton Driver (trans.). Stanford University Press. tr. 28, 46.
  2. ^ “China issues white paper on history, development of Xinjiang (Part One)”. Xinhua. ngày 26 tháng 5 năm 2003. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2010.
  3. ^ “Ethnologue”. Ethnologue. Truy cập 8 tháng 3 năm 2015.
  4. ^ “Population transfer and control”. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2011.
  5. ^ “1950—1990 年藏族人口规模变动及其地区差异研究” (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.
  6. ^ Fischer, Andrew M. (2008). "Has there been a decrease in the number of Tibetans since the peaceful liberation of Tibet in 1951?" In: Authenticating Tibet: Answers to China's 100 Questions, pp. 134, 136. Edited: Anne-Marie Blondeau and Katia Buffetrille. University of California Press. ISBN 978-0-520-24464-1 (cloth); 978-0-520-24928-8 (pbk).
  7. ^ Robert Barnett in Steve Lehman, The Tibetans: Struggle to Survive, Umbrage Editions, New York, 1998. pdf p.1
  8. ^ "Special Blood allows Tibetans to live the high life." New Scientist. ngày 3 tháng 11 năm 2007, p. 19.
  9. ^ "Elevated nitric oxide in blood is key to high altitude function for Tibetans." [1]
  10. ^ “Science/AAAS”. Truy cập 8 tháng 3 năm 2015.
  11. ^ “Nitric oxide and cardiopulmonary hemodynamics in Tibetan highlanders”. Journal of Applied Physiology. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2007. Truy cập 8 tháng 3 năm 2015.
  12. ^ Yi, Xin; và đồng nghiệp (2010). “Sequencing of 50 Human Exomes Reveals Adaptation to High Altitude”. Science. AAAS. 329 (5987): 75–78. doi:10.1126/science.1190371. PMID 20595611.
  13. ^ [2][liên kết hỏng]
  14. ^ [3][liên kết hỏng]
  15. ^ [4]
  16. ^ Su, Bing, et al. (2000)
  17. ^ “卡力岗现象及其分析—— 中文伊斯兰学术城”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.
  18. ^ Stein (1978), pp. 97-98.

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa