Thangka (tiếng Tây Tạng: ཐང་ཀ་, tiếng Nepal: पौभा) là loại tranh vẽ (hay tranh thêu) treo ở các tự viện hay nơi thờ Phật tại gia ở Tây Tạng, đây là một trong những thành tố nghệ thuật Phật giáo đặc sắc ở Tây Tạng. Trong tiếng Tây Tạng từ “Thang” có nghĩa là phẳng, tranh Thangka là họa phẩm thực hiện trên mặt phẳng, có thể cuộn lại khi không cần trưng bày, nó được gọi là “tranh cuộn” nên Thangka chỉ những họa phẩm cuốn lại được. Thangka phổ biến hình chữ nhật, khổ nhỏ thường có kích thước dài và rộng xê dịch từ 40 đến 100 cm. Loại lớn, thậm chí khổng lồ thường chỉ xuất hiện trong các ngày lễ trọng cùng những lễ hội Phật giáo Kim Cương thừa, có thể che phủ cả một mặt công trình đồ sộ hoặc một sườn núi.[1] Nội dung của tranh Thangka kể về những câu chuyện kể về cuộc đời Đức Phật, các vị Phật sống (Lạt Ma) danh tiếng cùng chư Bồ Tát, thánh thần cùng một số đề tài rất phổ biến là Pháp luân, Mạn Đà La.

Một bức tranh Thangka về Đức Phật Thích ca

Bố cục của Thangka là thành tố chủ đạo của nghệ thuật Phật giáo luôn tuân thủ tính trang trí hình học. Các bộ phân tay, chân, mắt, mũi, miệng, tai cùng các bảo bối, trì vật mang tính nghi thức đa dạng đều được bố trí đăng đối, trên một mạng kẻ ô vuông gồm những góc cùng đường thẳng giao nhau. Phân chia theo chất liệu toan, tranh Thangka chủ yếu gồm hai loại là tranh vẽ trên vải Britan (Gothang) và làm bằng lụa (bao gồm cả kỹ thuật khâu kết các mảnh lụa và thêu tranh) gọi là Trithang. Kỹ thuật vẽ phổ biến nhất là tranh sơn màu (Tson-tang). Ngoài ra còn có tranh khâu kết các mảnh lụa (Go-tang), tranh vẽ nét bằng vàng kim trên nền đen (Nag-tang), tranh in từng mảng bằng bản khắc gỗ rồi vẽ nét, tranh thêu (Tshim-tang). Tương truyền rằng, bức Thangka đầu tiên vẽ Nữ thần hộ pháp Bạch Lạp Mỗ (Palden Lhamo) chính là tác phẩm của một người dân tộc Thổ Phiên[2].

Tham khảo

sửa
  • Kossak, Steven M.; Singer, Jane Casey biên tập (1998). Sacred Visions: Early Paintings from Central Tibet (exhibition catalogue). Metropolitan Museum of Art. Fully available online as PDF.
  • Lipton, Barbara; Ragnubs, Nima Dorjee (1996). Treasures of Tibetan Art: Collections of the Jacques Marchais Museum of Tibetan Art. New York: Oxford University Press.
  • McKay, Alex (2003). The History of Tibet. Routledge. ISBN 0-7007-1508-8.
  • Rhie, Marylin; Thurman, Robert biên tập (1991). Wisdom and Compassion: The Sacred Art of Tibet. New York: Harry N. Abrams. ISBN 0810925265.
  • Huntington, John C.; Bangdel, Dina (2003). The Circle of Bliss: Buddhist Meditational Art. Serindia Publications. ISBN 978-1932476019.
  • Jackson, David P. (1995). History of Tibetan Painting; The Great Tibetan Painters and Their Traditions. Verlag der Österreichischen Akademie der Wissenschaften. ISBN 3700122241.
  • Jackson, David P. (2009). Patron and Painter: Situ Panchen and the Revival of the Encampment Style. Rubin Museum of Art. ISBN 978-0977213146.
  • Kreijer, Hugo E. (2001). Tibetan Paintings: The Jucker Collection. Shambhala. ISBN 978-1570628658.
  • Kværne, Per (1995). The Bon Religion of Tibet: The Iconography of a Living Tradition. London: Serindia. ISBN 0-906026-35-0.
  • Linrothe, Robert N. (2004). Paradise and Plumage: Chinese Connections in Tibetan Arhat Painting. Serindia Publications. ISBN 978-1932476071.
  • Loh, Jacinta Boon Nee (1 tháng 11 năm 2002). “Decision From Indecision: Conservation of Thangka Significance, Perspectives and Approaches”. Journal of Conservation and Museum Studies. Institute of Archaeology, University College London. 8: 1–5. doi:10.5334/jcms.8021.
  • Tucci, Giuseppe (1949). Tibetan Painted Scrolls. Rome. 3 volumes.
  • Willson, Martin; Brauen, Martin (2000). Deities of Tibetan Buddhism: The Zurich Paintings of the "Icons Worthwhile to See". Wisdom Publications. ISBN 978-0861710980.

Chú thích

sửa

Liên kết ngoài

sửa