Người Chechnya

(Đổi hướng từ Người Chechen)

Người Chechnya (/ˈɛən/; tiếng Chechen: Нохчий Noxçiy ; tiếng Chechnya Cổ: Нахчой Naxçoy) là một dân tộc Kavkaz trong nhóm các dân tộc Nakh có nguồn gốc ở Bắc Kavkaz ,khu vực Đông Âu. Họ gọi mình là Vainakh (có nghĩa là "dân tộc của chúng ta" trong tiếng Chechnya) hoặc Nokhchiy (phát âm [no̞xtʃʼiː]; số ít Nokhchiy, Nakhchuo hoặc Nakhtche)[23]. Người Chechnya và người Ingush được gọi chung là Vainakh. Đa số Người Chechnya ngày nay sống ở Cộng hòa Chechnya, một nước cộng hòa tự trị của Liên bang Nga.

Người Chechen
Нохчий
Nokhchiy
Tổng dân số
1,5 triệu[1] – 1,725 triệu[2]
Khu vực có số dân đáng kể
 Nga1.431.360[3]
    Chechnya1.206.551[4]
    Dagestan93.658[4]
    Ingushetia18.765[4]
    Moskva14.524[4]
    Stavropol11.980[4]
    Rostov11.449[4]
    Volgograd9.649[4]
    Astrakhan7.229[4]
    Tyumen6.889[4]
 Liên minh châu Âu
      Pháp
      Áo
      Bỉ
      Đức
130.000[5]–200,000[6]
30,000[7]
25,000[7]
17,000[7]
12,000[7]
 Thổ Nhĩ Kỳ102.000[8][9]
 Kazakhstan31.974[10]
 Iraq10.000+[11]
 Gruzia10.100 (bao gồm người Kist)
 Syria5.000–6.000[12]
 Azerbaijan5.200[13]
 Ai Cập5.000[8]
 Jordan3,400[14]
 UAE2.000-3.000[15]
 Ukraina2.877[16]
 Kyrgyzstan2.100[17]
 Tây Ban Nha2.100[8]
 Uzbekistan1.500[18]
 Turkmenistan800[19]
 Hoa Kỳ250-500[20]
Data figures from 2001 to 2013;
see also Chechen diaspora.
[21]
Ngôn ngữ
Tiếng Chechen
Xem phần ngôn ngữ
Tôn giáo
Phần đông theo Hồi giáo (chủ yếu là Hồi giáo Sunni Shafi'i)[22], số ít theo Kitô giáo hay vô thần
Sắc tộc có liên quan
Những dân tộc Nakh (người Ingush, người Bats, người Kist) cũng như các dân tộc Đông Bắc Kavkaz khác
Chiến binh người Chechnya vào thế kỷ XIX.

Địa hình bị cô lập bởi dãy núi Kavkaz và giá trị chiến lược mà các quốc gia xung quanh áp đặt lên khu vực có người Chechnya định cư đã góp phần tạo ra nhiều cho đặc tính cộng đồng cho người Chechnya và giúp hình thành đặc tính độc lập dân tộc một cách mạnh mẽ. Xã hội Chechnya có truyền thống bình đẳng và được tổ chức xung quanh nhiều gia tộc tự trị địa phương, được gọi là các Teip.

Nguồn gốc của từ Chechnya

sửa

Thuật ngữ "Chechen" đầu tiên xuất hiện trong các nguồn tiếng Ả Rập từ thế kỷ thứ 8. Theo truyền thống phổ biến, thuật ngữ tiếng Nga "Chechen" xuất phát từ tên của làng Chechen-Aul. Tuy vậy, từ "Chechen" xuất hiện ở các nguồn của Nga sớm nhất là năm 1692 và người Nga có thể bắt nguồn từ tiếng Kabardia "Shashan".[24]

Địa lý và cộng đồng

sửa

Người Chechnya chủ yếu là cư dân Chechnya. Cũng có những quần thể người Chechnya đáng kể trong các phân khu khác của Nga (đặc biệt là ở Dagestan, IngushetiaMoskva).

Bên ngoài nước Nga, các quốc gia có dân số di cư quan trọng là Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Ả Rập (đặc biệt là Jordan và Iraq, nơi họ chủ yếu là hậu duệ của những người phải rời Chechnya trong chiến tranh Kavkaz, dẫn đến việc sáp nhập Chechnya bởi Đế quốc Nga khoảng năm 1850) và vụ trục xuất Stalinist năm 1944 như trong trường hợp của Kazakhstan. Hàng chục ngàn người tị nạn Chechen định cư tại Liên minh châu Âu và các nơi khác là kết quả của cuộc chiến tranh Chechen gần đây, đặc biệt là trong làn sóng di cư sang Châu Âu.

Nguồn gốc

sửa
 
Chiến binh người Chechnya

Người Chechnya là một trong những dân tộc Nakh, đã sống ở vùng cao nguyên của vùng Bắc Caucasus từ thời tiền sử.[25] Có bằng chứng khảo cổ về tính liên tục lịch sử có niên đại từ 3000 TCN cũng như bằng chứng chứng minh sự di cư của họ từ vùng Lưỡi liềm màu mỡ c.10 000–8000 trước Công nguyên

Vào thời Trung cổ, vùng đất thấp Chechnya bị chi phối bởi người Khazar và sau đó là người Alan. Văn hóa địa phương cũng chịu ảnh hưởng của ByzantineGruzia và một số người Chechnya đã chuyển đổi sang đạo Cơ đốc Chính thống Đông phương. Dần dần, Hồi giáo chiếm ưu thế, mặc dù vậy các tôn giáo ngoại giáo của người Chechnya vẫn mạnh cho đến thế kỷ 19. Xã hội được tổ chức theo các thị tập phong kiến. Chechnya bị tàn phá bởi cuộc xâm lược của Mông Cổ vào thế kỷ 13 và Tamerlane vào thế kỷ 14.[26][27] Người Vainakh là một trong số ít dân tộc tự vệ chống lại cuộc xâm lược của người Mông Cổ; không chỉ một lần, mà đến hai lần, mặc dù điều này đã khiến họ tổn thất nặng nề về người và của, vì quốc gia của họ đã bị phá hủy hoàn toàn. Những sự kiện này là chìa khóa trong việc định hình bản sắc dân tộc Chechnya và xã hội theo định hướng võ thuật và thị tộc của họ.[28]

Vào cuối thời Trung cổ, Thời kỳ tiểu băng hà buộc người Chechnya di chuyển từ những ngọn đồi xuống vùng đất thấp, nơi họ xung đột với người Terekngười Cossack Greben, những người cũng bắt đầu di chuyển vào khu vực. Kavkaz cũng là một khu vực có sự cạnh tranh lớn bởi hai đế chế đối thủ láng giềng: Đế chế OttomanBa Tư (Safavid, Afsharid, Qajar). Bắt đầu từ năm 1555 và chính xác từ năm 1639 đến nửa đầu thế kỷ 19, vùng Kavkaz bị chia cắt bởi hai cường quốc này, với người Ottoman nắm giữ Tây Gruzia trong khi Ba Tư giữ phần lớn Kavkaz, cụ thể là Đông Gruzia, Dagestan, Azerbaijan, và Armenia[29]. Người Chechnya, tuy nhiên không bao giờ thực sự chịu ở dưới sự cai trị của một trong hai đế quốc. Khi Nga mở rộng từ từ về phía nam vào đầu thế kỷ 16, các cuộc đụng độ giữa người Chechnya và người Nga trở nên thường xuyên hơn, và ba thế lực đồng thời cạnh tranh quyền kiểm soát cho khu vực này.

Khi Nga bắt đầu tăng cường ảnh hưởng chính trị ở vùng Kavkaz và Biển Caspi đang trong vùng kiểm soát của Safavid Persia, Peter I đã khởi động Chiến tranh Nga - Ba Tư (1722-1723), trong đó Nga đã thành công trong việc chiếm nhiều lãnh thổ ở Caucasian trong nhiều năm. Đáng chú ý trong lịch sử Chechnya, cuộc chiến tranh Nga -Ba Tư đặc biệt này đánh dấu cuộc chạm trán quân sự đầu tiên giữa Hoàng gia Nga và người Vainakh.[30] Sheikh Mansur dẫn đầu phong trào kháng chiến Chechen vào cuối thế kỷ 18.

Vào cuối thế kỷ 18 và 19, Nga bắt tay vào cuộc chinh phục toàn diện Bắc Kavkaz trong cuộc chiến tranh Kavkaz. Phần lớn chiến dịch được chỉ huy bởi Tướng Yermolov, người đặc biệt không thích người Chechnya, mô tả họ là "một dân tộc táo tợn và nguy hiểm".[31] Tức giận bởi các cuộc tấn công của người Chechnya, Yermolov đã dùng đến một chính sách tàn bạo là "tiêu thổ" và trục xuất; ông cũng thành lập pháo đài của Grozny (nay là thủ phủ của Chechnya) vào năm 1818. Sự kháng cự của người Chechnya đối với sự cai trị của Nga đạt đỉnh điểm dưới sự chỉ huy của lãnh đạo Dagestani Imam Shamil. Người Chechnya cuối cùng đã bị đánh bại vào năm 1861 sau một cuộc chiến đẫm máu kéo dài hàng thập kỷ, trong đó họ đã mất hầu hết toàn bộ dân số của họ.[32] Kết cục, một số lượng lớn người tỵ nạn cũng phải di cư hoặc bị trục xuất đến Đế chế Ottoman.[33][34][35]

Kể từ đó, đã có nhiều cuộc nổi loạn của người Chechnya chống lại chính quyền của Liên Xô và Nga (kể cả trong Nội chiến Nga và Chiến tranh thế giới thứ II), cũng như sự kháng cự bất bạo động đối với các chiến dịch tập thể và chống tôn giáo của Liên Xô. Năm 1944, tất cả dân Chechnya, cùng với một số khác dân tộc trên vùng Kavkaqz, dưới lệnh của lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin bị trục xuất hàng loạt một cách tàn nhẫn đến Kazakhstan và Kirghizstan; và Nhà nước cộng hòa và quốc gia của họ đã bị giải thế. Ít nhất một phần tư - và có lẽ một nửa - của toàn bộ dân số Chechnya đã chết trong hành trình này, gây tác động nghiêm trọng cho văn hóa và lịch sử của họ.[33][36][37] Mặc dù "được phục hồi " vào năm 1956 và được phép quay trở lại vào năm sau, những người sống sót đã mất nguồn lực kinh tế và quyền công dân và, dưới cả chính phủ Liên Xô và hậu Xô Viết, họ là những đối tượng bị phân biệt đối xử không chính thức và phân biệt đối xử công khai.[33][38] Người Chechnya cố gắng giành lại độc lập vào những năm 1990 sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ đã dẫn đến hai cuộc chiến tranh với nhà nước Nga mới, bắt đầu từ năm 1994.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “The War in Chechnya” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2014.
  2. ^ Joshua Project. Ethnic People Group: Chechen, 2019. Truy cập 12/12/2020.
  3. ^ Russian Census 2010: Population by ethnicity Lưu trữ 2012-04-24 tại Wayback Machine (tiếng Nga)
  4. ^ a b c d e f g h i Russian Census of 2002 Lưu trữ 2014-10-06 tại Wayback Machine (tiếng Nga)
  5. ^ As Hit Men Strike, Concern Grows Among Chechen Exiles, RFE/RL, ngày 12 tháng 3 năm 2009
  6. ^ Rothkopf, David. “The Wanderer”. Foreign Policy. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2014.
  7. ^ a b c d United Nations High Commissioner for Refugees. “Continuing Human Rights Abuses Force Chechens to Flee to Europe”. Refworld. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2014.
  8. ^ a b c Chechens in the Middle East: Between Original and Host Cultures Lưu trữ 2011-07-22 tại Wayback Machine, Event Report, Caspian Studies Program
  9. ^ Kristiina Markkanen: Chechen refugee came to Finland via Baku and Istanbul Lưu trữ 2011-11-21 tại Wayback Machine (Englisch)
  10. ^ Қазақстан Республикасы Статистика агенттігі. ҚАЗАҚСТАННЫҢ ЭТНОДЕМОГРАФИЯЛЫҚ ЖЫЛНАМАЛЫҒЫ Lưu trữ 2014-02-22 tại Wayback Machine ЭТНОДЕМОГРАФИЧЕСКИЙ ЕЖЕГОДНИК КАЗАХСТАНА 2013
  11. ^ Ahmet Katav; Bilgay Duman (tháng 11 năm 2012). “Iraqi Circassians (Chechens, Dagestanis, Adyghes)” (PDF). ORSAM Reports (134). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2013.
  12. ^ “Circassian, Ossetian, Chechen Minorities Solicit Russian Help To Leave Syria”. Rferl.org. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2013.
  13. ^ https://joshuaproject.net/people_groups/11317/AJ. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  14. ^ “Jordan willing to assist Chechnya – King”. Reliefweb.int. ngày 28 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2013.
  15. ^ Chechnya's Exodus to Europe, North Caucasus Weekly Volume: 9 Issue: 3, The Jamestown Foundation, ngày 24 tháng 1 năm 2008
  16. ^ “About number and composition population of Ukraine by data All-Ukrainian census of the population 2001”. Ukraine Census 2001. State Statistics Committee of Ukraine. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2012.
  17. ^ “Chechen population in Kyrgyzstan”. Kyrgyzstan.
  18. ^ “Chechen population in Uzbekistan”. Uzbekistan.
  19. ^ “Chechen population in Turkmenistan”. Turkmenistan.
  20. ^ Andrew Meier (ngày 19 tháng 4 năm 2013). “The Chechens in America: Why They're Here and Who They Are”. The Daily Beast. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2013.
  21. ^ Note that the actual amount of Chechens living in the United States is higher, as they are categorized as Russians in censuses.
  22. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2018.
  23. ^ Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Chechenzes” . Encyclopædia Britannica. 6 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 21.
  24. ^ Jaimoukha p.12
  25. ^ Vainakh peoples
  26. ^ Jaimoukha pp. 33–34
  27. ^ Dunlop p.3
  28. ^ Minahan, James (2000). One Europe, Many Nations: A Historical Dictionary of European National Groups. Greenwood Publishing Group. tr. 168. ISBN 978-0-313-30984-7.
  29. ^ “Conflict and Security in Central Asia and the Caucasus”. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  30. ^ “The Insurgency in Chechnya and the North Caucasus: From Gazavat to Jihad”. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2014.
  31. ^ Dunlop p.14
  32. ^ Jaimoukha (p.50): "The Chechens suffered horrific losses in human life during the long war. From an estimated population of over a million in the 1840s, there were only 140,000 Chechens left in the Caucasus in 1861..."
  33. ^ a b c “Who are the Chechens?” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2006. by Johanna Nichols, University of California, Berkeley.
  34. ^ Dunlop p.29ff. Dunlop writes (p.30): "In 1860, according to Soviet-era figures, 81,360 Chechens left for Turkey; a second emigration took place in 1865, when an additional 22,500 Chechens left. More than 100,000 Chechens were thus ethnically 'cleansed' during this process. This was perhaps a majority of their total population..."
  35. ^ Jaimoukha p.50
  36. ^ Jaimoukha p.58
  37. ^ Dunlop, Chapter 2 "Soviet Genocide", particularly pp. 70–71 ("How many died?")
  38. ^ Jaimoukha p.60