Người Celt

tập hợp các bộ tộc Ấn-Âu ở Châu Âu
(Đổi hướng từ Người Celtic)

Người Celt (/kɛlt/ hoặc /sɛlt/), còn gọi người Xen-tơ hay người Keo, là một nhóm tập hợp các bộ lạc, bộ tộc và dân tộc thời kì đồ sắt và thời kì Trung Cổ ở châu Âu, và từng nói các ngôn ngữ Celt[1].

Phân bố của người Celtic:
  Vùng lõi, vùng lãnh thổ Hallstatt vào thế kỷ 6 TCN
  Lãnh thổ người Celtic lớn nhất vào 275 TCN
  Vùng Lusitania của Iberia nơi người Celtic hiện tại sinh sống, không chắc chắn
  & quốc gia Celtic theo số người nói tiếng Celtic trong thời kỳ đầu hiện đại
  Các khu vực có ngôn ngữ Celtic được sử dụng phổ biến hiện nay

Nền văn hóa khảo cổ học đầu tiên thường được chấp nhận là của người Celt, hay đúng hơn là Proto-Celtic (Celt nguyên thủy), là một nền văn hóa của miền Trung Âu, văn hóa Hallstatt (c. 800-450 TCN), được đặt tên theo nơi tìm thấy di tích các ngôi mộ giàu có tại Hallstatt, Áo[2] Vào thời kì sau đó, thời kì La Tène.(c. 450 TCN tới thời những cuộc chinh phục của La Mã), nền văn hóa Celt này đã mở rộng trên một phạm vi rộng trong khu vực, cho dù bằng cách khuếch tán hoặc chuyển đổi: ra các khu vực khác như quần đảo Anh (Người Insular Celt), Pháp và các quốc gia vùng thấp (Người Gaul), phần lớn miền trung châu Âu, bán đảo Iberia (Người Celtiberia, CelticiGallaeci) và miền Bắc Ý(GolaseccansCisalpine Gaul) [3] và sau cuộc xâm lược của người Gaul vào vùng Balkans trong năm 279 TCN tiến xa về phía đông là trung tâm Anatolia (Galatia).[4]

Giữa thiên niên kỷ 1 CN, sau thời kì bành trướng của đế chế La MãCuộc Đại Di dân (Thời kỳ Di dân) của các dân tộc Đức, nền văn hóa Celt và Insular Celt đã bị giới hạn lại ở Ireland, các phần phía tây, phía bắc của Vương quốc Anh (Wales, Scotland, Cornwall và Đảo Man) và miền Bắc nước Pháp (Brittany). Giữa thế kỷ 5 và 8 CN cộng đồng nói tiếng Celt của khu vực Đại Tây Dương đã nổi lên như một thực thể văn hóa gắn kết hợp lý. Trong ngôn ngữ, tôn giáo, nghệ thuật và họ chia sẻ một di sản chung mà phân biệt chúng với các nền văn hóa của các xã hội xung quanh [5].

Tên gọi và thuật ngữ

sửa
 
Galician Celtic Stele: Apana · Ambo/lli · f(ilia) · Celtica /Supertam(arica) · / [j] Miobri · /an(norum) · XXV · h(ic) · s(ita) · e(st) · /Apanus · fr(ater) · f(aciendum)· c(uravit)

Những ghi chép đầu tiên sử dụng từ Celt (Κελτοί) để nói đến một nhóm dân tộc là bởi Hecataeus của Miletus, nhà địa lý Hy Lạp, vào năm 517 TCN[6] Khi ông viết về những người sống gần "Massilia" (Marseille).[6] Tên Latin "Celtus" (pl. "Celt" hoặc "Celtae") có vẻ là được vay mượn từ tiếng Hy Lạp (Κέλτης pl. Κέλται hoặc Κελτός pl. Κελτοί) Theo thuật ngữ của bản thân Caesar thì nó lấy từ một tên bộ lạc bản địa người Celt[7] Pliny Già cho rằng nó đang được sử dụng ở Lusitania như họ của bộ tộc[8] mà những phát hiện chữ khắc cổ đã xác nhận điều này[9][10].

Từ Latin "Gallus" ban đầu có thể là từ tên một dân tộc hay bộ lạc người Celt, có thể được sử dụng trong tiếng Latin từ thời kì bành trướng của người Celt vào Ý đầu thế kỷ 5 TCN.

Nguồn gốc

sửa
 
Tổng quan vùng văn hóa Hallstatt and văn hóa La Tène

Tiếng Celtic là một nhánh của hệ ngôn ngữ gia Ấn-Âu lớn hơn. Vào thời điểm những cư dân nói tiếng Celtic bắt đầu xuất hiện trong lịch sử khoảng năm 400 TCN, họ đã được chia thành nhiều nhóm ngôn ngữ, và trải rộng trên toàn lục địa Tây Âu, bán đảo Iberia, Ireland và Anh. Một số học giả nghĩ rằng nền văn hóa Urnfield ở miền Tây Trung Âu được cho cho là có nguồn gốc từ người Celt và là một nhánh văn hóa khác biệt của hệ văn hóa Ấn-Âu [11]. Nền văn hóa này tỏ ra trội hơn hẳn ở trung Âu vào giai đoạn cuối thời kỳ đồ đồng, từ khoảng năm 1200 TCN đến 700 TCN, theo sau nó là các nền văn hóa Uneticenền văn hóa Tumulus. Thời kì Urnfield cho thấy một sự gia tăng dân số đáng kể trong khu vực, có thể là do sự đổi mới trong kĩ thuật và canh tác nông nghiệp. Sử gia Hy Lạp Ephoros của Cyme ở Tiểu Á, đã ghi lại vào thế kỷ thứ 4 TCN rằng người Celt đến từ các hòn đảo ở bên kia cửa sông Rhine và bị "đuổi khỏi quê nhà họ bởi những cuộc chiến tranh liên miên và sự dữ dội ngày càng tăng của biển ".

Lãnh thổ, nơi cư ngụ

sửa

Quê hương của họ bắt nguồn từ Trung Âu, phía Bắc sông Danube. Từ đây, họ di chuyển đến nhiều vùng của châu Âu (như Pháp, Anh, Tây Ban Nha,...), và cả Thổ Nhĩ Kỳ. Về vóc dáng, ăn mặc: người Celt có vóc dáng cao lớn, tóc sáng màu. Tóc đàn ông cứng và đâm tua tủa. Đàn ông cạo râu nhưng để ria, mặc quần dài, áo chùng không tay hoặc sơ mi có thắt eo.

Ngôn ngữ Celt

sửa

Ngôn ngữ Celt ngày nay chia làm bốn nhánh. Nhánh Gaul đã được dùng ở Pháp, miền nam của Đức và Áo, miền bắc của Ý và Thổ Nhĩ Kỳ trong thời thượng cổ. Nhánh Celtiberia dùng tại miền bắc của Tây Ban Nha. Nhánh Brythoni đã dùng tại xứ Wales, vùng Cornwall và Crumbia tại Anh, vùng Bretagne tại miền bắc của Pháp. Nhánh Goideli là nhánh điển hình nhất trong nhóm, bao gồm tiếng Gaelic tại Ireland; tiếng Gaelic tại Scotland và tiếng Manx tại Đảo Man. Người Celt có lẽ đã sống ở những vùng này trong thời gian xuất hiện của họ.

Các sự kiện lớn

sửa
  • Qua những phát hiện khảo cổ người ta chia lịch sử người Celt ra 2 giai đoạn: thời kỳ Hallstatt bắt đầu khoảng từ năm 700 đến 500 TCN và thời kỳ La Tène bắt đầu từ khoảng năm 500 .
  • Năm 390 trước Công nguyên người Celt tấn công thành Roma, suýt chiếm được thành.
  • Năm 52 trước Công nguyên, Julius Caesar đánh chiếm toàn bộ xứ Gaule (nước Pháp ngày nay), bắt thủ lĩnh liên minh tối cao của người Celt là Vercingetorix. Cuộc chiến này được biết dưới tên Chiến tranh xứ Gallia.
  • Năm 43, La Mã dùng 4 binh đoàn lê dương lính (1 binh đoàn khoảng 3.000 - 6.000 người) xâm lược nước Anh của người Celt. Thủ lĩnh liên minh tối cao của người Celt là Caratacus bị bắt làm tù binh. Nhưng người La Mã không chiếm Bắc ScotlandIreland.

Di sản

sửa
 
Tranh vẽ về giáo sĩ của đạo Druid
  • Người Celt nổi tiếng thông minh, tàn bạo và dũng cảm. Trước khi bị La Mã đánh bại họ là đạo chiến binh hùng mạnh ở châu Âu.
  • Người Celt nổi tiếng về kỹ thuật rèn sắt, họ phát minh ra vành bánh xe ngựa sắt. Nhiều kiểu công cụ Celt còn dùng tới ngày nay như cưa tay, cái đục, cái giũa và những dụng cụ khác. Họ còn đóng góp cho văn minh nhân loại những loại công cụ như lưỡi cày sắt, cối xay bột quay, máy gặt quay, móng ngựa. Họ dùng xà phòng trước người Hy Lạp và La Mã.
  • Lễ hội Halloween ngày nay có liên quan đến người Celt.

Chú thích

sửa
  1. ^ Koch, John (2005). Celtic Culture: A Historical Encyclopedia. ABL-CIO. tr. xx. ISBN 978-1851094400. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2010.
  2. ^ Cunliffe, Barry. The Ancient Celts, pp. 39-67. Penguin Books, 1997.
  3. ^ Koch, John T (2010). Celtic from the West Chapter 9: Paradigm Shift? Interpreting Tartessian as Celtic - see map 9.3 The Ancient Celtic Languages c. 440/430 BC - see third map in PDF at URL provided which is essentially the same map (PDF). Oxbow Books, Oxford, UK. tr. 193. ISBN 978-1-84217-410-4.
  4. ^ Koch, John T (2010). Celtic from the West Chapter 9: Paradigm Shift? Interpreting Tartessian as Celtic - see map 9.2 Celtic expansion from Hallstatt/La Tene central Europe - see second map in PDF at URL provided which is essentially the same map (PDF). Oxbow Books, Oxford, UK. tr. 190. ISBN 978-1-84217-410-4.
  5. ^ Cunliffe, Barry (2003). The Celts - A Very Short Introduction. Oxford University Press. tr. 109. ISBN 0-19-280418-9.
  6. ^ a b Sarunas Milisauskas, European prehistory: a survey, page 363. Springer, 2002 ISBN 0306472570. 2002. ISBN 9780306472572. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2010. line feed character trong |publisher= tại ký tự số 15 (trợ giúp)
  7. ^ Julius Caesar, Commentarii de Bello Gallico 1.1: "All Gaul is divided into three parts, one of which the Belgae live, another in which the Aquitani live, and the third are those who in their own tongue are called Celts ("Celtae"), in our language Gauls ("Galli").
  8. ^ Pliny the Elder, The Natural History 21:the Mirobrigenses, surnamed Celtici (Mirobrigenses qui Celtici cognominantur)
  9. ^ (PDF) [revistas.ucm.es/est/11326875/articulos/HIEP0101110006A.PDF revistas.ucm.es/est/11326875/articulos/HIEP0101110006A.PDF] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  10. ^ Fernando DE ALMEIDA, Breve noticia sobre o santuário campestre romano de Miróbriga dos Celticos (Portugal):D(IS) M(ANIBUS) S(ACRUM) / C(AIUS) PORCIUS SEVE/RUS MIROBRIGEN(SIS) / CELT(ICUS) ANN(ORUM) LX / H(IC) S(ITUS) E(ST) S(IT) T(IBI) T(ERRA) L(EVIS)
  11. ^ Chadwick, Nora; Corcoran, J. X. W. P. (1970). The Celts. Penguin Books. tr. 28–33.

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa