Natri perchlorat là hợp chất vô cơ có công thức phân tử NaClO4. Đây là muối perchlorat tan rất nhiều trong nước. Nó là tinh thể rắn màu trắng, hút ẩm tan tốt trong nước và trong cồn. Nó thường có dạng ngậm nước (một phân tử) và có cấu trúc tinh thể hình thoi.[1]

Natri perchlorat
Cấu trúc của natri perchlorat
Tên khácNatri chlorrat(VII)
Natri hyperchlorat
Muối natri của acid perchlorric
Nhận dạng
Số CAS7601-89-0
PubChem522606
Số EINECS231-511-9
Số RTECSSC9800000
Thuộc tính
Công thức phân tửNaClO4
Khối lượng mol122,4393 g/mol (khan)
140,45458 g/mol (1 nước)
Bề ngoàitinh thể rắn màu trắng
Khối lượng riêng2,4994 g/cm³
Điểm nóng chảy130 °C (1 nước, tách nước)
> 400 °C (phân hủy)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước209,6 g/100 mL ở 25 °C, xem thêm bảng độ tan
Độ hòa tantan trong cồn
Các hợp chất liên quan
Anion khácNatri chloride
Natri hypochlorrit
Natri chlorrit
Natri chlorrat
Cation khácLithi perchlorat
Kali perchlorat
Amoni perchlorat
Bari perchlorat
Hợp chất liên quanAcid perchloric
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Nhiệt lượng tạo thành là -382,75 kJ/mol.[2]

Sử dụng

sửa

Natri perchlorat là tiền thân của nhiều muối perchlorat khác, do có độ tan thấp so với NaClO4 (209 g/100 mL ở 25 °C). Acid perchloric được điều chế bằng cách khử NaClO4 với HCl.

NaClO4 chỉ được dùng rất ít trong nghề làm pháo hoa vì nó hút ẩm; muối perchlorat của kali và gốc amoni thường dùng hơn. Chúng được điều chế bằng sự phân hủy kép từ dung dịch natri perchlorat và kali chloride hay amoni chloride.

Ứng dụng trong phòng thí nghiệm

sửa

NaClO4 có nhiều ứng dụng trong phòng thí nghiệm, thường là chất điện phân trung tính. Ví dụ, nó dùng trong các phản ứng tách chiết và lai giống DNA chuẩn trong ngành sinh học phân tử.

Sản xuất

sửa

Natri perchlorat được sản xuất bằng cách oxi hoá anôt natri chlorrat, không phải natri chloride với điện cực platin.[3]

ClO3 + H2O → ClO4 + 2H2

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Lange's
  2. ^ Trang WebBook về NaClO4
  3. ^ Helmut Vogt, Jan Balej, John E. Bennett, Peter Wintzer, Saeed Akbar Sheikh, Patrizio Gallone "Chlorine Oxides and Chlorine Oxygen Acids" in Ullmann's Encychlorpedia of Industrial Chemistry 2002, Wiley-VCH. doi:10.1002/14356007.a06_483