Natri bromide

Muối trung hoà

Natri bromide, còn được biết như là sedoneural [1] là một muối với công thức NaBr, được dùng rộng rãi như thuốc chống co giậtthuốc an thần vào cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20. Tác dụng của nó là bởi ion bromide (kali bromide KBr cũng có tác dụng tương tự).[2] Nó là tinh thể rắn màu trắng với nhiệt độ sôi cao tương tự như natri chloride. Nó là nguồn ion bromide được dùng một cách rất thông dụng hiện nay.

Natri bromide
Natri bromide
Natri bromide
Danh pháp IUPACNatri bromide
Nhận dạng
Số CAS7647-15-6
PubChem253881
Số RTECSVZ3150000
Thuộc tính
Công thức phân tửNaBr
Khối lượng mol102.894 g/mol
Bề ngoàibột trắng
Khối lượng riêng3.21 g/cm³ (khan)
2.18 g/cm³ (ngậm 2 nước)
Điểm nóng chảy747 °C (khan)
36 °C (ngậm 2 nước)
Điểm sôi1396 °C
Độ hòa tan trong nước73.3 g/100 mL (20 °C)
116.0 g/100 mL (50 °C)
Độ hòa tan trong metanol16.7 g/100mL
Chiết suất (nD)1.6459
Các nguy hiểm
MSDSMSDS ngoài
Chỉ mục EUkhông có trong danh sách
Điểm bắt lửa800 °C
LD503500 mg/kg
Các hợp chất liên quan
Anion khácNatri fluoride
Natri chloride
Natri iodide
Cation khácLithi bromide
Kali bromide
Rubidi bromide
Caesi bromide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Những phản ứng hoá học chính

sửa

NaBr được dùng trong việc tổng hợp hữu cơ như là một nguồn của gốc bromide ưa hạt nhân để biến đổi các alkyl chloride thành các alkyl bromide bằng phản ứng Finkelstein.

NaBr + RCl → RBr + NaCl

Natri bromide có thể được dùng như là một nguồn của nguyên tố hoá học brom. Điều này có thể thực hiện được bằng cách sục khí chlor vào dung dịch NaBr. Như một nguồn của HBr, NaBr được xử lý với một acid mạnh không bay hơi:

NaBr + H3PO4 → HBr + NaH2PO4

HBr còn có thể bị oxy hóa thành Br2 khi có MnO2 hay H2SO4.

Ứng dụng khác

sửa

An toàn

sửa

NaBr có hại nếu nuốt hoặc hít vào với một lượng lớn, gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương, não và mắt (xem kali bromide). Hợp chất này còn gây sự kích thích lên da, mắt và hệ hô hấp.

Chú thích

sửa
  1. ^ Natri bromide
  2. ^ “Bromide”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2010.

Liên kết ngoài

sửa