Na Tô Đồ
Na Tô Đồ (tiếng Mãn: ᠨᠠᠰᡠᡨᡠ, Möllendorff: nasutu, giản thể: 那苏图; phồn thể: 那蘇圖) là một quan viên thời nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông từng làm đến chức Thượng thư, Tổng đốc các tỉnh Lưỡng Giang,[1] Mân Chiết,[2] Lưỡng Quảng.[3] Đồng thời ông cũng là một ngoại thích thời Càn Long khi có con gái được phong làm Hãn Quý phi.
Na Tô Đồ 那蘇圖 | |
---|---|
Tổng đốc | |
Tên chữ | Văn Hi (羲文) |
Thụy hiệu | Khác Cần (恪勤) |
Tổng đốc Trực Lệ | |
Nhiệm kỳ 1745 - 1749 | |
Phẩm | Tòng nhất phẩm |
Tiền nhiệm | Cao Bân Lưu Vu Nghĩa (thay quyền) |
Kế nhiệm | Trần Đại Thụ (thay quyền) Phương Quan Thừa |
Tổng đốc Lưỡng Quảng | |
Nhiệm kỳ 1744 - 1745 | |
Phẩm | Tòng nhất phẩm |
Tiền nhiệm | Mã Nhĩ Thái Khánh Phục (thay quyền) Sách Lăng (thay quyền) |
Kế nhiệm | Sách Lăng |
Tổng đốc Mân Chiết | |
Nhiệm kỳ 1742 - 1744 | |
Phẩm | Tòng nhất phẩm |
Tiền nhiệm | Đức Phái |
Kế nhiệm | Mã Nhĩ Thái |
Thông tin cá nhân | |
Mất | |
Thụy hiệu | Khác Cần (恪勤) |
Ngày mất | 1749 |
Giới tính | nam |
Gia quyến | |
Hậu duệ | Hãn Quý phi |
Chức quan | Tổng đốc, Thượng thư |
Gia tộc | Đới Giai thị |
Nghề nghiệp | chính khách |
Quốc gia | Trung Quốc |
Quốc tịch | nhà Thanh |
Kỳ tịch | Tương Hoàng kỳ (Mãn) |
Thời kỳ | Nhà Thanh |
Na Tô Đồ | |||||||||||||
Tên tiếng Trung | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phồn thể | 那蘇圖 | ||||||||||||
Giản thể | 那苏图 | ||||||||||||
| |||||||||||||
Tên tiếng Mãn | |||||||||||||
Bảng chữ cái tiếng Mãn | ᠨᠠᠰᡠᡨᡠ |
Xuất thân
sửaTheo Bát kỳ Mãn Châu thị tộc tông phổ, thủy tổ của Na Tô Đồ là Đoái Tề (兑齐), thuộc Tương Hoàng kỳ, là người đồng tộc với Mục Khắc Đàm Ba Đồ Lỗ (穆克谭巴图鲁), nhiều đời sống ở địa phương, thời kỳ đầu nhà Thanh lập quốc thì đến quy hàng. Ông nội Na Tô Đồ là Cát Lộc (噶禄), được tập thế chức Kỵ đô úy từ người chú Sắc Hách của mình, từng nhậm chức Thị vệ, Nội vụ phủ Chủ sự, Tổng quản Nội vụ phủ Đại thần. Theo Khâm định Bát kỳ thông chí, ông được Khang Hi đặc biệt ban cho đệ nhất thế quản Tá lĩnh đầu tiên của Mãn Châu Tương Hoàng kỳ đệ nhị Tham lĩnh.
Cuộc đời
sửaNa Tô Đồ tự Hi Văn (羲文), không rõ năm sinh, là người họ Đới Giai thị (戴佳氏) thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Năm Khang Hi thứ 50 (1711), ông được thừa kế thế chức Tha Sa Lạp Cáp Phiên,[a] được phong làm Lam Linh Thị vệ.
Tháng 4 năm Ung Chính thứ 5 (1727), cả hai Loan Nghi sứ là Ngô Chính Lan và Y Thắc Nạp đều bị cách chức, hầu tước Cát Nhĩ Tát và Nhất đẳng Thị vệ Na Tô Đồ được bổ nhiệm vào thay thế.[4] Tháng 6, ông được thăng làm Binh bộ hữu Thị lang.[5] Chỉ 1 tháng sau, ông vừa giữ chức Binh bộ Thị lang, vừa thay quyền Lại bộ Thị lang.[6] Ngày 1 tháng 11 năm thứ 6 (1728), Hắc Long Giang Tướng quân Phó Nhĩ Đan được điều về kinh thành nhậm chức Binh bộ hữu Thị lang, Na Tô Đồ được điều đến Hắc Long Giang nhậm chức Tướng quân, đứng đầu lực lượng quân đội Bát kỳ trú phòng tại đây.[7]
Năm 1730, Đa Tác Lễ bị hàng làm Ninh Cổ Tháp Phó Đô thống, Na Tô Đồ được bổ nhiệm vào vị trí Phụng Thiên Tướng quân thay cho Đa Tác Lễ.[8][9] Cũng trong năm này, Na Tô Đồ cùng với Phụng Thiên Phủ doãn Lê Trí Viễn được giao nhiệm vụ hỗ trợ Bình Quận vương Phúc Bành xử lý các công việc của Thanh Phúc lăng.[b][10] Cuối năm Ung Chính thứ 11 (1733), Ngạc Nhĩ Thái cùng một số quan viên tấu thỉnh việc điều chuyển 2000 quân của Hô Luân Bối Nhĩ. Hắc Long Giang Tướng quân Trác Nhĩ Hải được lệnh dẫn đầu những binh lính này đến quân doanh. Na Tô Đồ được chọn tạm thay quyền chưởng ấn Hắc Long Giang Tướng quân.[11][12][13] Từ năm 1735, Na Tô Đồ đã tiếp tục thay quyền quản lý sự vụ của vị trí này thêm 2 lần nữa.[14]
Tháng 8 năm Càn Long nguyên niên (1736), ông được thăng làm Binh bộ Thượng thư thay cho Thông Trí.[15] Đến cuối năm lại đổi làm Hình bộ Thượng thư, do Nột Thân thay thế vị trí ở Binh bộ.[16] Năm sau, ông được điều làm Lưỡng Giang Tổng đốc.[c][17] Nhưng nhậm chức hơn 2 năm thì ông gặp đại tang mà tạm miễn chức. Đến tháng 9 năm Càn Long thứ 6 (1741), ông tái nhậm nhức Lưỡng Giang Tổng đốc thay cho Dương Siêu Tăng hồi kinh nhậm chức Binh bộ Thượng thư.[18] Sau đó, ông đảm nhiệm chức vụ Tổng đốc ở nhiều địa phương khác bao gồm Mân Chiết[d] vào tháng 5 năm 1742,[19][20] Lưỡng Quảng[e] vào tháng 7 năm 1744,[21] và Trực Lệ vào tháng 6 năm 1745.[22][23]
Trong thời gian đảm nhiệm Trực Lệ Tổng đốc, Na Tô Đồ đã đệ trình lên Càn Long điều lệ về việc truân điền của Bát kỳ và cũng là người thúc đẩy việc thực hiện.[24] Năm 1747, ông tiếp tục thượng tấu vấn đề liên quan đến Sơn Hải quan, kiến nghị cấm dân chúng thông thường đến mưu sinh tại vùng đất khởi nguyên của người Mãn bên ngoài Sơn Hải quan. Kiến nghị này được Càn Long phê chuẩn, Na Tô Đồ cũng được ban hàm Thái tử Thiếu phó. Tháng 5 cùng năm, ông kiêm nhiệm thêm Trực Lệ hà đạo Tổng đốc, quản lý việc vận chuyển đường sông ở Trực Lệ.[23] Một năm sau, ông được ban hàm Thái tử Thái bảo, nhậm Lĩnh thị vệ Nội đại thần. Trong khoảng thời gian này, ông vẫn tiếp tục đảm nhiệm Trực Lệ Tổng đốc cho đến khi qua đời vào năm 1749.[25]
Tương quan
sửaTừ khi Khang Hi liệt việc quản lý sông ngoài vào 1 trong 3 chính sách lớn, đốc phủ của 3 tỉnh Lưỡng Giang cũng bắt đầu tham dự vào các công trình trị thủy, và được giao cho trách nhiệm quản lý những sự vụ liên quan. Từ thời Ung Chính bắt đầu hình thành chế độ đốc phủ địa phương kiêm nhiệm Tổng đốc quản lý đường sông (Hà đạo Tổng đốc), đến thời Càn Long thì quan chế dần hoàn thiện, dẫn đến việc xuất hiện hiện tượng phần lớn Lưỡng Giang Tổng đốc đều là những chuyên gia trong việc quản lý sông ngoài. Na Tô Đồ là một trong số đó, bên cạnh Doãn Kế Thiện, Cao Tấn.[26]
Trong thời gian nhậm chức Lưỡng Giang Tổng đốc, Na Tô Đồ từng kiến nghị cho Càn Long việc xây dựng và cải biến pháo đài vùng duyên hải để tăng mạnh phòng thủ trên biển. Kiến nghị của ông được Hoàng đế phê chuẩn, sau khi thực hiện đã đem lại hiệu quả không tệ. Cũng trong khoảng thời gian này, có năm Giang Nam gặp đại hạn, Càn Long đã điều 30 vạn thạch thóc gạo từ Phúc Kiến đến để cứu giúp nạn dân. Na Tô Đồ đã đề xuất ý kiến rằng, những địa phương nào (trong khu vực quản hạt của ông) không xuất hiện tình trạng thiên tai, toàn bộ lương thực dùng trong việc thủy vận năm đó đều giữ lại để giúp đỡ nạn dân thiên tai; như vậy thì khu vực Lưỡng Giang không lo không có lương thực tiếp tế cho dân chúng. Na Tô Đồ cho rằng, Phúc Kiến là nơi phòng thủ biển quan trọng, tự bản thân lại không phải vùng sản xuất lương thực, vì vậy ông đã thượng tấu lên Càn Long xin chỉ giữ lại 1 phần 3 trong số 30 vạn thạch thóc gạo đó, 2 phần còn lại sẽ vận chuyển ngược về Phúc Kiến. Ý kiến và việc làm của Na Tô Đồ được Càn Long khen là có khí phách của đại thần nơi biên cương.
Gia đình
sửa- Cha: Đạo Thiện (道禪)
- Anh trai: Hải Thanh (海清; ? – 1710), trở thành Ngự tiền Thị vệ cho Khang Hi khi chỉ mới mười mấy tuổi, tập thế quản Tá lĩnh của gia đình.
- Chính thất: Chương Giai thị (章佳氏)
- Con trai: không rõ số con trai chính xác, trong đó có con trai thứ là A Ngọc Tích (阿玉锡) cưới con gái của tổng thất Vĩnh Kính (永璥),[f] và một người con trai khác cưới con gái của Cần Quận vương Uẩn Đoan (蘊端) – con trai của An Thân vương Nhạc Lạc.
- Con gái:
- Con gái cả là Hãn Quý phi của Càn Long.
- Con gái thứ 2 gả cho Giang Tô Tuần phủ An Ninh thuộc họ Vưu thị của Hán quân Chính Hoàng kỳ. Cha của An Ninh là Phong Thắng Ngạch, Đông lăng Tổng quản Nội vụ phủ Đại thần. Một người chị em cùng mẹ của An Ninh gả cho Nhiệt Hà Tổng quản Thượng Phúc Hải, thuộc Nội vụ phủ Chính Bạch kỳ, có cháu nội là Thượng Giai thị trở thành Dự tần của Đạo Quang.
- Con gái thứ 3 gả cho Hình bộ Thị lang Kỳ Thành Ngạch thuộc họ Hoàn Nhan.
- Con gái thứ 4 gả cho Nội các Trung thư Phúc Long A thuộc họ Nữu Hỗ Lộc.
- Con gái thứ 5 gả cho Sơn Tây Tuần phủ Minh Hưng thuộc họ Phú Sát, cháu nội của Lý Vinh Bảo, cháu trai của Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu.
Ghi chú
sửa- ^ Tha Sa Lạt Cáp Phiên (拖沙喇哈番, tiếng Mãn: ᡨᡠᠸᠠᡧᠠᡵᠠ
ᡥᠠᡶᠠᠨ, chuyển tả: tuwašara hafan). Năm 1736, được định danh trong Hán ngữ là Vân kỵ úy - ^ Lăng tẩm của Nỗ Nhĩ Cáp Xích và Hiếu Từ Cao Hoàng hậu.
- ^ Đầu thời Thanh, Lưỡng Giang dùng để chỉ 2 tỉnh Giang Nam và Giang Tây. Sau thời Khang Hi, Giang Nam chia làm 2 tỉnh Giang Tô và An Huy. Đến nay "Lưỡng Giang" vẫn dùng để chỉ 3 tỉnh này.
- ^ Mân Chiết bao gồm tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Chiết Giang, và gồm cả Đài Loan.
- ^ Lưỡng Quảng hay Hồ Quàng, là các gọi tắt của 2 tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam.
- ^ Cháu nội của phế thái tử Dận Nhưng, con trai thứ 3 của Hoằng Tấn. Đây là 1 trong 3 hậu duệ của Dận Nhưng được Ung Chính nuôi dưỡng trong cung và nhận làm con nuôi.
Tham khảo
sửa- ^ Dunstan (2020), tr. 129.
- ^ Brook & Wakabayashi (2000), tr. 210.
- ^ Tagliacozzo & Chang (2011), tr. 59.
- ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1741), Quyển 56.
- ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1741), Quyển 57.
- ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1741), Quyển 58.
- ^ Ủy ban biên soạn địa chí Hắc Long Giang (1989), tr. 217.
- ^ Ủy ban biên tập địa chí Tề Tề Cáp Nhĩ (1998), tr. 31.
- ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1741), Quyển 90.
- ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1741), Quyển 97.
- ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1741), 130.
- ^ Ban biên tập tư liệu Đạt Oát Nhĩ (1996), tr. 77, Tập 7.
- ^ Lý Chú Điền (1988), tr. 406, Tập 3.
- ^ Quan Hiếu Liêm và đồng nghiệp (1998), tr. 2344 & 2386, Tập 2.
- ^ Trương Trí Lâm (2002), tr. 4112, Tập 7.
- ^ Viện nghiên cứu Quốc phòng (1971), tr. 35847.
- ^ Sử Chí Hoành (2017), tr. 95.
- ^ Bàn Quế Sinh (2007), tr. 83.
- ^ Lý Văn Lương (2022), tr. 178.
- ^ Ủy ban biên soạn Biên niên sử quân sự tỉnh Chiết Giang (1999), tr. 165.
- ^ Tô Văn Lương (2001), tr. 130.
- ^ Vương Tư Trị (1984), tr. 98, Phần 1, Tập 10.
- ^ a b Lê Điển (1986), tr. 395.
- ^ Lê Nhân Khải (1993), tr. 95.
- ^ Trần Tiệp Tiên (1980), tr. 234.
- ^ Trương Thụy Đức (2020).
Nguồn
sửa- Tiếng Trung
- Ban biên tập tư liệu Đạt Oát Nhĩ (1996). 达斡尔资料集 [Tập tư liệu Đạt Oát Nhĩ] (bằng tiếng Trung). 7. Nhà xuất bản Dân tộc. ISBN 9787105020898.
- Bàn Quế Sinh, 盘桂生 (2007). 陈宏谋传 (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Nhân dân Quảng Tây. ISBN 9787219059388.
- Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1741). Ngạc Nhĩ Thái; Trương Đình Ngọc (biên tập). 檢索範圍: 清實錄雍正朝實錄 [Thế Tông Hiến Hoàng đế Thực lục].
- Lê Nhân Khải, 黎仁凯 (1993). 清代直隶总督与总督署 [Trực Lệ Tổng đốc thời Thanh] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Văn sử Trung Quốc. ISBN 9787503406362.
- Lê Điển, 黎典 (1986). 河北近代大事记, 1840-1949 [Biên niên sử những sự kiện lớn ở Hà Bắc cận đại, 1840-1949] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Nhân dân Hà Bắc. OCLC 17583790.
- Lý Chú Điền, 李澍田 (1988). 清实录东北史料全辑 [Thanh Thực lục Đông Bắc sử liệu toàn tập] (bằng tiếng Trung). 3. Nhà xuất bản Văn sử Cát Lâm. ISBN 9787805281988.
- Lý Văn Lương, 李文良 (1 tháng 2 năm 2022). 契約與歷史: 清代臺灣的墾荒與民番地權 [Khế ước và Lịch sử: Khai hoang và Quyền sử dụng đất ở Đài Loan thời nhà Thanh] (bằng tiếng Trung). Trung tâm xuất bản Đại học Quốc lập Đài Loan. ISBN 9789863505617.
- Quan Hiếu Liêm, 关孝廉; và đồng nghiệp (1998). 雍正朝满文朱批奏折全译 [Phiên dịch tấu chiết chu phê Mãn văn triều Ung Chính] (bằng tiếng Trung). 2. Thư xã Hoàng Sơn. ISBN 9787806303085.
- Sử Chí Hoành, 史志宏 (1 tháng 1 năm 2017). 清代农业的发展和不发展(1661-1911年) [Sự phát triển và không phát triển của nông nghiệp thời Thanh (1661-1911)] (bằng tiếng Trung). 社会科学文献出版社. ISBN 9787509799208.
- Tô Văn Lương, 孫文良 (2001). 乾隆皇帝 [Hoàng đế Càn Long] (bằng tiếng Trung). Tập đoàn xuất bản Tri Thư Phòng. ISBN 9789570492415.
- Trương Thụy Đức, 张瑞德 (1 tháng 6 năm 2020). 平汉铁路与华北经济发展(1905—1937) [Tuyến đường sắt Bình Hán và sự phát triển kinh tế của miền Bắc Trung Quốc (1905-1937)] (bằng tiếng Trung). Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101144475.
- Trương Trí Lâm, 张明林 (2002). 中华帝王全传 [Trung Hoa Đế vương toàn truyện] (bằng tiếng Trung). 7. Nhà xuất bản Nhật báo Quang Minh. ISBN 9787801451798.
- Ủy ban biên soạn địa chí Hắc Long Giang, 黑龙江省地方志编纂委员会 (1989). 黑龍江省志: 大事记 [Địa chí tỉnh Hắc Long Giang: biên niên những sự kiện lớn] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Nhân dân Hắc Long Giang. ISBN 9787207012920.
- Ủy ban biên soạn Biên niên sử quân sự tỉnh Chiết Giang (1999). 浙江省军事志 [Biên niên sử quân sự tỉnh Chiết Giang] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản địa phương chí. ISBN 9787801224897.
- Ủy ban biên tập địa chí Tề Tề Cáp Nhĩ, 斉斉哈尔市志编审委员会 (1998). 斉斉哈尔市志 [Địa chí thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ] (bằng tiếng Trung). 黄山书社. ISBN 9787806303795.
- Viện nghiên cứu Quốc phòng, 國防硏究院 (1971). 清史: 550卷 [Thanh sử: 550 quyển] (bằng tiếng Trung). 61. Nhà xuất bản Thành Văn. OCLC 34454494.
- Vương Tư Trị, 王思治 biên tập (1984). 清代人物传稿 [Thanh đại nhân vật truyện cảo] (bằng tiếng Trung). Trung Hoa thư cục. OCLC 19709994.
- Tiếng Anh
- Brook, Timothy; Wakabayashi, Bob Tadashi (18 tháng 9 năm 2000). Opium Regimes: China, Britain, and Japan, 1839-1952 [Chế độ thuốc phiện: Trung Quốc, Anh và Nhật Bản, 1839-1952] (bằng tiếng Anh). Nhà xuất bản Đại học California. ISBN 9780520222366.
- Dunstan, Helen (23 tháng 3 năm 2020). State or Merchant?: Political Economy and Political Process in 1740s China [Nhà nước hay thương nhân?: Kinh tế chính trị và Tiến trình chính trị vào những năm 1740 ở Trung Quốc] (bằng tiếng Anh). Brill. ISBN 9781684174416.
- Tagliacozzo, Eric; Chang, Wen-chin (13 tháng 4 năm 2011). Chinese Circulations: Capital, Commodities, and Networks in Southeast Asia [Lưu thông của Trung Quốc: Vốn, hàng hóa và mạng lưới ở Đông Nam Á] (bằng tiếng Anh). Nhà xuất bản Đại học Duke. ISBN 9780822349037.
- Trần Tiệp Tiên, 陳捷先 (1980). Proceedings of the Fifth East Asian Altaistic Conference, December 26, 1979-January 2, 1980, Taipei, China (bằng tiếng Anh). Đại học Quốc lập Đài Loan. OCLC 9112295.