Biên dịch địa chỉ mạng

(Đổi hướng từ NAT)

Biên dịch địa chỉ mạng (tiếng Anh: Network address translation - NAT) trong mạng máy tính là quá trình thay đổi thông tin địa chỉ IP trong gói tin đang được truyền qua một thiết bị định tuyến.[1]

Dịch địa chỉ mạng giữa mạng riêng và Internet

Khi dịch địa chỉ mạng sửa đổi thông tin địa chỉ IP trong các gói, việc triển khai NAT có thể khác nhau về hành vi cụ thể của chúng trong các trường hợp địa chỉ khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với lưu lượng mạng. Các chi tiết cụ thể của hành vi NAT thường không được các nhà cung cấp thiết bị có triển khai NAT ghi lại.[2]

NAT cơ bản

sửa

Loại NAT đơn giản nhất cung cấp việc biên dịch một - một cho một địa chỉ IP. Chuẩn RFC 2663 gọi loại NAT này là NAT cơ bản. Nó đôi khi cũng được gọi là NAT một-một. Trong kiểu phiên dịch này chỉ có địa chỉ IP, IP header, phần kiểm lỗi cần phải thay đổi (đối với TCP/UDP thì như vậy là đủ, nhưng một số giao thức tầng cao hơn có thể yêu cầu biên dịch nhiều hơn). NAT cơ bản có thể sử dụng để kết nối hai mạng máy tính có địa chỉ không tương thích.[2]

Một tới nhiều NAT

sửa
 
Mapping địa chỉ mạng

Thông thường trong một mạng máy tính, các máy trong mạng được gán địa chỉ IP riêng, mạng chỉ có một hoặc một vài địa chỉ công cộng được gán cho thiết bị trực tiếp kết nối với mạng toàn cầu. Để các máy trong mạng có thể kết nối với bên ngoài, người ta sử dụng loại NAT một-nhiều. Trong kiểu NAT này, thông tin ở bậc cao trong các gói gửi đi hơn như cổng TCP/UDP được thay đổi và lưu trữ một bảng biên dịch, các gói tin trả về sẽ được tham chiếu với bảng này để thay đổi số cổng trước khi gửi tới máy cần nhận. Trong chuẩn RFC 2663, người ta còn gọi loại NAT này là NAPT (network address and port translation: biên dịch địa chỉ mạng và cổng). Các tên gọi khác là PAT (port address translation: biên dịch địa chỉ cổng), giả dạng IP, quá tải NAT. Do đây là loại thường gặp nhất của NAT nên khi gọi NAT, ta ngầm hiểu đó là NAT một-tới-nhiều.[2]

Như đã nói, phương pháp này cho phép kết nối hoạt động chỉ khi yêu cầu kết nối bắt nguồn từ bên trong mạng. Ví dụ một trình duyệt web từ bên trong có thể kết nối tới một trang mạng bên ngoài, nhưng một trình duyệt từ bên ngoài không thể truy cập vào một trang web bên trong. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các thiết bị NAT đều cho phép cấu hình các giá trị trong bảng biên dịch sử dụng trong thời gian dài, từ đó ta có thể thiết lập NAT tĩnh hay chuyển tiếp cổng để cho phép các truy cập từ mạng "bên ngoài" vào các dịch vụ trong mạng nội bộ.

Trong những năm giữa thập niên 90, NAT trở thành một công cụ phổ biến để giải quyết vấn đề cạn kiệt địa chỉ IPv4.[3] Nó trở thành một chức năng thiết yếu trong thiết bị định tuyến cho các kết nối tại nhà và công ty nhỏ. Hầu hết các hệ thống sử dụng thiết lập NAT để cho phép nhiều máy chủ trong mạng cục bộ có thể kết nối mạng toàn cầu thông qua chỉ một địa chỉ IP công cộng.

Biên dịch địa chỉ mạng bị hạn chế bởi chất lượng của kết nối mạng và yêu cầu nghiêm ngặt trong việc cài đặt. Ngoài ra tất cả các kiểu NAT đều bẻ gãy chuẩn kết nối khi truyền thông với mạng toàn cầu. NAT-T (NAT traversal) được đề xuất để xử lý vấn đề này.

Phương pháp biên dịch

sửa

Loại NAT và NAT truyền tải, vai trò của việc bảo quản cổng cho TCP

sửa

Thực hiện

sửa

Thiết lập giao tiếp hai chiều

sửa

Tương tự phần mở rộng số điện thoại

sửa

Quy trình dịch thuật

sửa

Khả năng hiển thị của hoạt động

sửa

Ứng dụng

sửa

Kỹ thuật liên quan

sửa

Vấn đề và hạn chế

sửa

Phân mảnh và tổng kiểm tra

sửa

Biên dịch địa chỉ mạng động

sửa

NAT Hairpinning

sửa

NAT trong IPv6

sửa

Ứng dụng bị NAT ảnh hưởng

sửa

Ví dụ về phần mềm NAT

sửa

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Network Protocols Handbook (ấn bản thứ 2). Javvin Technologies Inc. 2005. tr. 27. ISBN 9780974094526. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2014.
  2. ^ a b c François Audet; Cullen Jennings (January 2007). Network Address Translation (NAT) Behavioral Requirements for Unicast UDP. IETF. RFC 4787. https://tools.ietf.org/html/rfc4787. 
  3. ^ “The TCP/IP Guide - IP Network Address Translation (NAT) Protocol”. www.tcpipguide.com. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.

Liên kết ngoài

sửa