Nở hoa trong lòng địch

Nở hoa trong lòng địch (tâm trung khai hoa[1]) là một chiến thuật bộ binh được sáng tạo và sử dụng bởi Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đại tướng Văn Tiến Dũng được xem là vị chỉ huy đã sáng tạo chiến thuật này.[2][3]

Mô tả chiến thuật

sửa

Chiến thuật được thực hiện bởi sự phối hợp tác chiến giữa binh chủng đặc côngbộ binh,[4] với lối đánh cận chiến ngoài đánh vào trong đánh ra.[5] Dưới sự hoạt động ban đầu của đặc công đánh từ bên trong và sau đó phối hợp với bộ binh bao vây phía ngoài.[6][5]

Chiến thuật này liên quan các yếu tố cận chiến, bao vây, tấn công bất ngờ,[7] và hoạt động hiệp đồng binh chủng.[6][4]

Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam

sửa

Chiến thuật này được sử dụng lần đầu vào ngày 6 tháng 7 năm 1951 trong cuộc tấn công của lực lượng Việt Minh vào tiểu khu Bùng Binh nằm cách thị xã Thủ Dầu Một 30 km về hướng tây bắc.[6]

Vào đêm 20 tháng 12 năm 1951, trong trận tấn công vào cụm cứ điểm ở thị trấn Phát Diệm, Ninh Bình, Đại đoàn 320 quân Việt Minh đã đi sâu vào các tuyến đồn bốt của đối phương và bắt đầu tấn công phối hợp.[2][3]

Trận An Lộc diễn ra năm 1972 trong Chiến tranh Việt Nam là một trận đánh đẫm máu mà quân Giải phóng miền Nam Việt Nam sử dụng chiến thuật này. Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã chiếm lại An Lộc, quân Giải phóng phải rút lui nhưng vẫn tuyên bố chiến thắng và mô tả họ vẫn vây lỏng thị xã này.

Chiến thuật cũng được sử dụng trong trận đánh Buôn Ma Thuột năm 1975.[2][3]

Các trường hợp tương tự

sửa

Tình huống chiến thuật tương tự của ngoài đánh vào trong đánh ra cũng xảy ra trong nhiều sự kiện chiến tranh trong lịch sử thế giới.

Trong trận Tuyên Quang diễn ra vào năm 1884, quân Pháp ở thế bị bao vây nhờ có chi viện đã chuyển bại thành thắng, đánh bại quân Mãn Thanh và quân Cờ Đen.

Trận Stalingrad - một trong những trận đánh bước ngoặt của chiến tranh Xô - Đức và là một trận đánh quan trọng trong Thế chiến thứ hai đã diễn ra tình huống quân Đức Quốc Xã bao vây Hồng quân Liên Xô trong thành phố, quân chi viện của Hồng quân đến đã bao vây quân Đức vòng ngoài, tiếp theo sau là Hitler điều đạo quân Đức đến chi viện bao vây thêm một vòng bên ngoài nữa.

Trong Thế chiến thứ hai, tình huống ngoài đánh vào trong đánh ra cũng đã xảy ra khi Trung đoàn 632 của Liên Xô tổ chức tấn công vào Lữ đoàn 7 quân Mãn Châu Quốc và Sư đoàn 134 Đạo quân Quan Đông thuộc Quân đội Đế quốc Nhật Bản tại Giai Mộc Tư.

Vào thế kỷ 10, Kiều Công Tiễn âm mưu phối hợp với quân Nam Hán, bên trong sẽ hậu thuẫn cho quân Nam Hán bên ngoài đánh vào đất Việt, thường được mô tả là "nội ứng ngoại hợp" nhưng âm mưu không thành khi Ngô Quyền giết chết Tiễn trước.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Lê Mậu Hãn (2005). “Điện Biên Phủ: từ góc nhìn của các nhà khoa học Việt-Pháp”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. tr. 76.
    Trích:
    ...mũi chủ yếu đánh vào sở chỉ huy theo kiểu "nở hoa trong lòng địch" (tâm trung khai hoa)...
  2. ^ a b c Hồng Hà (27 tháng 4 năm 2017). “Vị tướng với cách đánh "nở hoa trong lòng địch". daibieunhandan.com. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2020. Truy cập 4 tháng 6 năm 2020.
  3. ^ a b c “Đại tướng Văn Tiến Dũng với cách đánh "nở hoa trong lòng địch". vov.vn. 27 tháng 4 năm 2017. Bản gốc lưu trữ 4 tháng 6 năm 2020. Truy cập 4 tháng 6 năm 2020.
  4. ^ a b “Lịch sử bộ đội đặc công, Tập 1”. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. 1987. tr. 44.
    Trích:
    ...Trận Bùng Binh là trận đầu tiên lực lượng đặc công hiệp đồng với bộ binh tiến công cứ điềm địch ở Nam Bộ bằng cách đánh "nở hoa" trong lòng địch...
  5. ^ a b Học viện Lục quân (2009). “Một số trận đánh điển hình cấp tiểu đoàn, trung đoàn bộ binh, bộ đội địa phương, và những bài học kinh nghiệm, Tập 3”. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 30. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
    Trích:
    ...hiệp đồng chặt chẽ với bộ binh thực hiện trong, ngoài cùng đánh, đánh nở hoa trong lòng địch...
  6. ^ a b c Xuân Vũ (17 tháng 3 năm 2018). “Phát triển cách đánh "nở hoa trong lòng địch". qdnd.vn. Bản gốc lưu trữ 4 tháng 6 năm 2020. Truy cập 4 tháng 6 năm 2020.
  7. ^ Bộ Tư lệnh Quân khu 9 (1997). “Những trận đánh của lực lượng vũ trang đồng bằng sông Cửu Long, Tập 3”. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 60.
    Trích:
    ...yêu cầu ra cho cách đánh đặc công của ta là phải đảm bảo yếu tố mật bất ngờ, đưa lực lượng luồn ém sẵn vào các mục tiêu...

Đọc thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa