Trận An Lộc

Trận đánh ở Đông Nam Bộ (Việt Nam) năm 1972

Trận An Lộc là trận chiến tại An Lộc[8]. Đây là một trận chiến mà phía Việt Nam Cộng hòa xem là đợt 2 trong Chiến dịch Hè 1972 hay "Mùa Hè Đỏ Lửa" trong Chiến tranh Việt Nam [9]. Về phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, thì đây là một trận đánh hiệp đồng binh chủng trong đợt 1 của Chiến dịch Nguyễn Huệ (1 tháng 4 năm 1972 - 19 tháng 1 năm 1973).

Trận An Lộc
Một phần của Chiến tranh Việt Nam
Thời gian13 tháng 4 - 12 tháng 6 năm 1972
Địa điểm
Kết quả Việt Nam Cộng hòaHoa Kỳ chiến thắng
Tham chiến
Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
Không lực Hoa Kỳ
Chỉ huy và lãnh đạo
Bùi Thanh Vân[cần dẫn nguồn]
Nguyễn Thới Bưng[cần dẫn nguồn]
Lê Văn Hưng
Lê Quang Lưỡng
Lê Nguyên Vỹ
Trần Văn Nhật
Hồ Ngọc Cẩn
Lực lượng
15.000 (đánh An Lộc)
35.000 (toàn chiến dịch)
48 tăng thiết giáp (gồm cả 17 xe tịch thu được của đối phương)
Việt Nam Cộng Hòa: 7.500 (lúc ban đầu)[1]
Hơn 25.000 (lực lượng tăng viện)
Hàng trăm chiến xa, xe thiết giáp
Hoa Kỳ: Hơn 1.000 phi cơ và trực thăng các loại
Không quân hỗ trợ 12.115 phi vụ ném bom, 6.473 phi vụ trực thăng và 268 phi vụ B-52, ném 40.000 tấn bom các loại[2]
Pháo binh bắn yểm trợ 678.000 viên đạn pháo 105mm và 148.329 viên pháo 155mm[3]
Thương vong và tổn thất
Theo hồ sơ quân y của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam: khoảng 2.000 chết, 5.000 bị thương [4]

Theo Quân lực Việt Nam Cộng hòa: 2.280 chết
2.091 mất tích
8.564 bị thương[5]
38 chiến xa và xe thiết giáp, 32 khẩu pháo bị phá hủy
10 phi cơ, 20 trực thăng bị bắn rơi[5][6]

Theo Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam: Hơn 8.000 thiệt hại ở nội đô An Lộc[7]:188

An Lộc là địa bàn quân sự chiến lược tối quan trọng đối với Quân lực Việt Nam Cộng hòa vì đây là cửa ngõ Tây Bắc ngăn Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến về thủ đô Sài Gòn sau khi quận lỵ Lộc Ninh rơi vào tay họ ngày 7 tháng 4 năm 1972.

Phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công trực tiếp thị trấn An Lộc gồm có Sư đoàn 9, 2 trung đoàn pháo binh 28 và 42, 4 tiểu đoàn pháo phòng không[10] và tiểu đoàn tăng thiết giáp 20, về sau tăng cường thêm tiểu đoàn tăng thiết giáp 21[11]. Tham chiến ở vòng ngoài là Sư đoàn 5, 7 và Đoàn C30B.

Phòng thủ thị trấn An Lộc, phía Quân lực Việt Nam Cộng hòa có Sư đoàn 5 Bộ binh, Liên đoàn 3 Biệt động quân cùng lực lượng Dân vệĐịa phương quân tỉnh Bình Long. Trong quá trình diễn ra trận đánh, Không lực Hoa Kỳ dùng trực thăng chở thêm hàng ngàn quân Việt Nam Cộng hòa vào An Lộc, đồng thời huy động gần 20.000 quân tìm cách giải vây bằng cách đánh theo Đường 13. Ngoài ra, Không lực Hoa Kỳ yểm trợ bằng gần 1.000 phi cơ và trực thăng các loại, từ ném bom, vận tải tới chuyển thương.

Bối cảnh trước trận đánh

sửa

Tháng 8 năm 1971, Bộ Chính trị Đảng lao động Việt Nam ra Nghị quyết mở cuộc tiến công chiến lược 1972 trên các hướng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trị Thiên (chiến dịch Trị Thiên), trong đó Đông Nam Bộ là hướng tiến công chính nhằm tiêu diệt 1 lực lượng quân sự lớn và mở rộng vùng chiếm được. Chủ trương ở Đông Nam Bộ là đánh gục Quân đoàn III và lực lượng tổng trù bị của Việt Nam Cộng hòa.

Cuối tháng 2, khi quá trình chuẩn bị đã hoàn tất, Bộ Tư lệnh Miền quyết định mở chiến dịch Nguyễn Huệ với lực lượng hùng hậu tương đương cấp Quân đoàn.

Trước lúc diễn ra trận đánh, Quốc lộ 13 đã bị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam kiểm soát. Lúc này An Lộc bị cô lập, quân lực VNCH muốn chi viện chỉ còn cách dụng đường không.[12] Ngày 05/04/1972, Quân Giải phóng mở chiến dịch Nguyễn Huệ. Ngày 07/04 Quân Giải phóng đã làm chủ hoàn toàn quận Lộc Ninh, thọc sâu đánh sang quận Chơn Thành và bao vây chặt thị trấn An Lộc.[7]

Lực lượng Quân Giải phóng

sửa

Thường trực tại Bộ chỉ huy còn có:Hoàng Văn Thái, Phạm Hùng, Trần ĐộHoàng Cầm[13].

Trực tiếp chỉ huy các đơn vị chiến đấu tại trận An Lộc có sư đoàn trưởng sư đoàn 9 Nguyễn Thới Bưng và sư đoàn trưởng sư đoàn 5 Bùi Thanh Vân. Trận đánh An Lộc do toàn bộ đội hình sư đoàn 9 tấn công, một phần của chiến dịch Nguyễn Huệ.

Lực lượng Quân Giải phóng miền Nam cho chiến dịch Nguyễn Huệ được chuẩn bị kỹ lưỡng: Sư đoàn 5, 7, 9; Trung đoàn bộ binh 24, 271[14]; Trung đoàn đặc công 429; 2 Trung đoàn 28 và 42 Pháo binh Miền; 2 tiểu đoàn Tăng thiết giáp 20 và 21 và Đại đội 33 độc lập; Đại đội 52 Cao xạ tự hành; 4 tiểu đoàn pháo phòng không. Đội hình tấn công An Lộc ban đầu trên 10.000 quân, sau tăng lên 15.000 quân (thuộc 40.000 quân của chiến dịch Nguyễn Huệ). Đóng ở phía sau bộ tư lệnh Miền, Quân Giải phóng miền Nam chỉ còn 3 trung đoàn dự bị cuối cùng: 201, 205 và 207, nhưng cuối chiến dịch chỉ điều được trung đoàn 205 tăng cường phòng thủ cho sư đoàn 7. Để yểm trợ cho chủ lực, có 63 đơn vị bộ đội địa phương ở các tỉnh đội cùng phối hợp chiến đấu, nhưng sự tham gia của du kích lại khá hạn chế do chiến trường diễn ra chủ yếu trong khu vực đô thị. Lực lượng này đóng vai trò chủ chốt về hậu cần, trinh sát cho lực lượng chính quy, một số đơn vị địa phuơng khác tham gia di tản dân sự.

Tổng quân số của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong xung quanh An Lộc theo ước tính của Mỹ gồm 35.470 người, trong đó khoảng 15.000 trực tiếp tấn công An Lộc:[15][cần số trang]

  Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Quân số
Sư đoàn 5 9.230
Sư đoàn 7 8.600
Sư đoàn 9 10.680
Đơn vị pháo binh 69 3.830
Các đơn vị khác 3.130

Tại bộ tư lệnh chiến dịch Nguyễn Huệ, đã có nhiều ý kiến về cách đánh khác mang hiệu quả cao hơn để có thể đuổi đối phương ra khỏi An Lộc nhanh nhất có thể. Theo tướng Trần Văn Trà, ông đề xuất ý tưởng đánh thẳng vào Chơn Thành, loại An Lộc ra khỏi mục tiêu chiến đấu; mất Chơn Thành, QLVNCH ở An Lộc phải tự rút lui. Ý tưởng này bị bác bỏ vì quá mạo hiểm.

Binh lực Mỹ - VNCH

sửa

Phòng thủ An Lộc ban đầu có: Liên đoàn 3 biệt động quân, 3 trung đoàn bộ binh 8, 7 và 52. Tổng cộng khoảng 7.500 quân. Trong quá trình tác chiến được tăng viện thêm 25.000 quân nữa, trong đó có 1 phần được tiếp viện cho nội đô An Lộc.

Quân đội Hoa Kỳ hầu như không có quân tham chiến trên bộ mà chủ yếu sử dụng Không lực Hoa Kỳ để yểm trợ về hỏa lực. Trong chiến dịch, Hoa Kỳ đã huy động hơn 1.000 phi cơ và trực thăng các loại, thực hiện 12.115 phi vụ ném bom, 6.473 phi vụ trực thăng và 268 phi vụ B-52 rải thảm, ném hơn 40.000 tấn bom các loại.

Trước Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa có nhiều lợi thế: bộ binh phòng thủ trong đô thị nên có lợi thế địa hình, và có cả ưu thế về trang thiết bị với sự yểm trợ mạnh từ Không lực Hoa Kỳ.

Chú thích

sửa
  1. ^ Andrew Wiest, ed. Lâm Quang Thi. Rolling Thunder In A Gentle Land. Chapter 6. Oxford: Osprey Publishing, 2006
  2. ^ Có một “Điện Biên Phủ trên không” ở An Lộc, báo Quân đội Nhân dân số ra ngày 29-12-2012
  3. ^ “Hell in An Loc”. Google Books. Truy cập 8 tháng 2 năm 2018.
  4. ^ Hồ sơ cục Quân y: Chiến dịch Nguyễn Huệ 4/1972 - 1/1973: 13.412 thương binh chiếm 26,83% quân số; trong đó đợt 1 là 6.214 chiếm 13,42% quân số. Số tử vong hoả tuyến toàn chiến dịch được ghi nhận là 3.961 chiếm 7,92% quân số
  5. ^ a b Thi, Lam Quang (2009). Hell in An Loc: The 1972 Easter Invasion and the Battle that saved South Vietnam. University of North Texas Press. tr. 187. ISBN 9781574412765.
  6. ^ https://books.google.com.vn/books?id=yQTm8SnzPxsC&pg=PA187&dq=an+loc+arvn+2,280&hl=vi&sa=X&ved=0ahUKEwjFrbPnirTPAhUdR48KHcKSAisQ6AEIGzAA#v=onepage&q=an%20loc%20arvn%202%2C280&f=false
  7. ^ a b http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Buc-thu-gui-tu-ben-kia-chien-tuyen-340599/
  8. ^ An Lộc là tỉnh lỵ tỉnh Bình Long thời Việt Nam Cộng hòa, nay là thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước
  9. ^ Đợt 1 là cuộc tấn công Quảng TrịThừa Thiên thuộc Quân khu I của Việt Nam Cộng hòa vào hạ tuần tháng 3. Đợt 2 là mở mặt trận Bình Long thuộc Quân khu 3 vào thượng tuần tháng 4. Và đợt 3 là cuộc tấn công KontumPleiku thuộc Cao nguyên Trung phần Quân khu 2 vào trung tuần tháng 4 theo chiến lược "đốt giai đoạn". - Andrew Wiest, ed. Lâm Quang Thi. Rolling Thunder In A Gentle Land. Chapter 6. Oxford: Osprey Publishing, 2006
  10. ^ Nguồn: Bách khoa Quân sự 2004
  11. ^ Nguồn: Lịch sử bộ đội Tăng-Thiết giáp Quân Giải phóng miền Nam và Quân khu 7
  12. ^ Hồi ký Đời Binh nghiệp, Chương V, tác giả Thượng tướng Nguyễn Thế Trị
  13. ^ Bộ Tư lệnh miền-Hồ Sĩ Thành, Trần Thị Nhung-Nhà xuất bản Trẻ
  14. ^ Trong quá trình thực hiện chiến dịch, 2 trung đoàn 24 và 271 tổ chức thành đoàn C30B, hay còn gọi là Đoàn Bình Long
  15. ^ Source: Major General James F. Hollingsworth, "Communist Invasion in Military Regional III," unpublished narrative, 1972. (Microfiche Reel 44, University Publications of America: Records off Military Assistance Command, Vietnam.)

Liên kết ngoài

sửa

Anh ngữ

sửa

Việt ngữ

sửa