Khổ qua

loài thực vật
(Đổi hướng từ Momordica charantia)

Khổ qua hay mướp đắng (danh pháp hai phần: Momordica charantia) với nhiều tên gọi được liệt kê bên dưới, là một loài thực vật thân thảo nhiệt đớicận nhiệt đới thuộc họ Cucurbitaceae, được trồng rộng rãi ở châu Á, châu Phi và vùng Caribe để trồng lấy quả ăn được. Nhiều giống của loài này khác nhau đáng kể về hình dạng và vị đắng của quả.

Khổ qua
Momordica charantia
Botanical illustration
Phân loại khoa học edit
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Rosids
Bộ: Cucurbitales
Họ: Cucurbitaceae
Chi: Momordica
Loài:
M. charantia
Danh pháp hai phần
Momordica charantia
L.

Khổ qua có nguồn gốc từ châu Phi,[1] tại đây quả là lương thực chính trong mùa khô của người Kung săn bắn hái lượm.[2] Các giống cây hoang dã hoặc bán thuần hóa lan rộng khắp châu Á vào thời tiền sử và có khả năng được thuần hóa hoàn toàn ở Đông Nam Á.[1][3] Quả được sử dụng rộng rãi trong các món ăn tại Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.

Mô tả

sửa

Là loài cây thân thảo, có tua cuốn phát triển đến 5 m (16 ft) chiều dài. Cây có lá mọc xen kẽ, lá đơn có chiều ngang 4–12 cm (1,6–4,7 in), có 3 đến 7 thùy phân cách sâu. Mỗi cây trổ hoa đực và hoa cái vàng riêng biệt. Ở Bắc bán cầu thì thường sẽ ra hoa từ tháng 6 đến tháng 7 và đậu quả từ tháng 9 đến tháng 11. Khổ qua là thực vật hàng năm chịu sương giá ở vùng ôn đới và là thực vật lâu năm ở vùng nhiệt đới. Cây phát triển tốt nhất ở vùng USDA từ 9 đến 11.[4]

Quả có bề ngoài sần sùi rõ rệt và hình thuôn dài. Mặt cắt ngang rỗng, với lớp thịt tương đối mỏng bao quanh một khoang hạt trung tâm chứa đầy hạt phẳng lớn và lõi. Quả thường được ăn khi còn xanh, hoặc khi bắt đầu chuyển sang màu vàng. Ở giai đoạn này, thịt quả giòn và nhiều nước, tương tự như dưa chuột, su su, ớt chuông xanh, nhưng vị đắng. Vỏ mềm và ăn được. Hạt và cùi có màu trắng ở quả chưa chín; chúng không quá đắng và có thể được loại bỏ trước khi nấu.

Một số nguồn cho rằng thịt (vỏ) trở nên cứng hơn và đắng hơn theo thời gian, nhưng các nguồn khác cho rằng ít nhất đối với giống thường của Trung Quốc, vỏ không thay đổi và vị đắng giảm dần theo tuổi. Giống cây Trung Quốc được thu hoạch tốt nhất khi có màu xanh nhạt, có thể hơi ngả vàng hoặc ngay trước đó. Phần lõi trở nên ngọt và có màu đỏ đậm; có thể ăn sống được và là thành phần phổ biến trong một số món trộn ở Đông Nam Á.

Khi quả chín hoàn toàn sẽ chuyển sang màu cam và mềm, tách thành từng múi cuộn tròn lại để lộ hạt được lớp cùi đỏ sáng bao phủ.

Tên khác

sửa

Khổ qua có nhiều tên tương ứng với các ngôn ngữ khác nhau, đôi khi được nhập vào tiếng Anh dưới dạng từ mượn. Sau đây là một số tên:

Tên gọi khác của khổ qua tương ứng với ngôn ngữ
Ngôn ngữ Chữ Latinh Chữ bản ngữ
Ả Rập alhanzil الحنظل
Urdu karelā کریلا
Sindh Karelo ڪريلو
Hindi karelā करेला
Gujarat kārelũ કારેલું
Punjab karelā کریلا / ਕਰੇਲਾ
Nepal karelo करेलो
Kashmir karel کَریلَا / करेल
Marathi kārlī कारली
Konkan (Goa) kārāte कारांतें
Assam kerela কেৰেলা
Bengal kôrôla / uchchhe করলা / উচ্ছে
Malayalam pāvaykka / kaippaykka പാവയ്ക്ക / കൈപ്പയ്ക്ക
Odia kalarā କଲରା
Sinhala (Sri Lanka) karavila කරවිල
Dhivehi (Maldives) Faaga ފާގަ
Creole Haiti asosi
Creole Seychelles margoz
Telugu kākara కాకర
Kannada hāgalakāyi ಹಾಗಲಕಾಯಿ
Tamil pāgarkāy or pāvakāy பாகற்காய்
Quan thoại kǔguā 苦瓜
Quảng Châu fu2gwaa1 涼瓜
Phúc Kiến Đài Loan khóo-kue 苦瓜
Triều Tiên yeoju 여주
Nhật nigauri, gōya 苦瓜, ゴーヤ
Okinawa gōyā ゴーヤー
Tagalog ampalaya
Cebuano paliya
Indonesia peria or pare
Mã Lai peria
Sranan Tongo sopropo
tiếng Việt mướp đắng (phương ngữ miền Bắc),
khổ qua (phương ngữ miền Nam)
Pháp melon amer
Tây Ban Nha melón amargo
Đức Bittermelone
Hy Lạp pikró pepóni πικρό πεπόνι
Thái mara (dạng tiếng Hoa), mara kheenok (dạng tiếng Ấn) มะระ, มะระขี้นก
Miến Điện kyethinga ကြက်ဟင်းခါး
Khmer m'reah ម្រះ
Santal Haṛhat́ karla ᱦᱟᱲᱦᱟᱫ ᱠᱟᱨᱞᱟ
Bồ Đào Nha - Brasil Melão de São Caetano
Ilocano parya
Thụy Điển bittergurka
Na Uy balsamagurk
Siswati inkaka
Ho Karla 𑢬𑣁𑣜𑣚𑣁


Giống trồng trọt

sửa

Khổ qua có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Giống phổ biến ở Trung Quốc dài 20–30 cm (7,9–11,8 in), thuôn dài với đầu thuôn nhọn và có màu xanh lục nhạt, với bề mặt sần sùi, gợn sóng nhẹ. Khổ qua đặc thù của Ấn Độ có hình dạng hẹp hơn với đầu nhọn và bề mặt được các đường gờ và "răng" hình tam giác lởm chởm bao phủ. Cây có màu xanh lục đến trắng. Giữa hai dạng cực điểm này là vô số dạng trung gian. Một số quả rất nhỏ chỉ dài 6–10 cm (2,4–3,9 in), có thể nấu riêng lẻ như rau nhồi. Những loại quả mini này rất phổ biến ở Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Nepal và các quốc gia khác ở Nam Á. Dạng biến thể tiểu lục địa phổ biến nhất ở Bangladesh và Ấn Độ.

Giống quả Trung Quốc
Giống quả Ấn Độ

Sâu bệnh

sửa

M. charantia là một trong những vật chủ chính của Bactrocera tau, một loại ruồi ưa thích họ Bầu bí. [5]

Ẩm thực

sửa
 
Món chanpurū
Mướp đắng luộc chín,
để ráo nước, không thêm muối
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng79 kJ (19 kcal)
4.32 g
Đường1.95 g
Chất xơ2 g
0.18 g
0.84 g
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng
%DV
Vitamin A equiv.
1%
6 μg
1%
68 μg
1323 μg
Thiamine (B1)
4%
0.051 mg
Riboflavin (B2)
4%
0.053 mg
Niacin (B3)
2%
0.28 mg
Acid pantothenic (B5)
4%
0.193 mg
Vitamin B6
2%
0.041 mg
Folate (B9)
13%
51 μg
Vitamin C
37%
33 mg
Vitamin E
1%
0.14 mg
Vitamin K
4%
4.8 μg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
1%
9 mg
Sắt
2%
0.38 mg
Magiê
4%
16 mg
Mangan
4%
0.086 mg
Phốt pho
3%
36 mg
Kali
11%
319 mg
Natri
0%
6 mg
Kẽm
7%
0.77 mg
Thành phần khácLượng
Nước93.95 g

Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[6] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[7]

Khổ qua thường được nấu chín ở giai đoạn còn xanh hoặc chớm vàng. Cành và lá non của khổ qua cũng có thể ăn được như rau xanh. Quả tươi rất đắng và có thể ngâm trong nước lạnh rồi để ráo nước để loại bỏ một số hương vị nồng.

Trong ẩm thực Trung Quốc, khổ qua (苦瓜, bính âm: kǔguā; Bạch thoại tự: khó͘-koe) được đánh giá cao nhờ vị đắng, thường có trong các món xào (thường với thịt lợn và douchi), súp, điểm tâm và trà thảo mộc (trà gohyah). Quả cũng đã được dùng thay cho hoa bia như một thành phần tạo vị đắng trong một số loại bia ở Trung Quốc và Okinawa.[8]

Khổ qua thường được ăn trên khắp Ấn Độ. Trong ẩm thực Bắc Ấn Độ, quả thường được ăn kèm với sữa chua để bù lại vị đắng, được dùng trong món cà ri như sabzi, hoặc nhồi với gia vị rồi nấu trong dầu.

Trong ẩm thực Nam Ấn Độ, khổ qua xuất hiện trong nhiều món ăn như thoran/thuvaran (trộn với dừa nạo), pavaikka mezhukkupuratti (xào với gia vị), theeyal (nấu với dừa nướng) và pachadi (được xem là một loại thực phẩm chữa trị cho bệnh nhân tiểu đường), khiến chúng trở nên quan trọng trong chế độ ăn của người Malayali. Các công thức nấu ăn phổ biến khác gồm có chế biến với cà ri, chiên giòn với đậu phộng hoặc các loại hạt xay khác. Kakara kaya pulusu trong tiếng Telugu, một món súp với hành chấy và gia vị khác. Ở Karnataka, khổ qua được gọi là hāgalakāyi ( ಹಾಗಲಕಾಯಿ) trong tiếng Kannada. Ở Tamil Nadu, quả được gọi là paagarkaai hoặc pavakai (பாகற்காய்) trong tiếng Tamil.[9] Ở những vùng này, một chế phẩm đặc biệt được gọi là pagarkai pitla, một loại koottu chua khá phổ biến. Món cà ri kattu pagarkkai quen thuộc, với khổ qua nhồi cùng hành tây, đậu lăng nấu chín và hỗn hợp dừa nạo, sau đó buộc bằng chỉ và chiên trong dầu. Ở vùng Konkan của Maharashtra, muối được thêm vào khổ qua thái nhỏ, được gọi là karle (कारले) trong tiếng Marathi, rồi tiến hành vắt ép, loại bỏ phần nước cốt đắng. Sau khi chiên cùng gia vị các loại, món ăn ít đắng và giòn hơn được ăn kèm với dừa nạo. Khổ qua được gọi là karate (tiếng Konkan: कारांतें ) ở Goa; quả được đánh giá cao vì lợi ích sức khỏe và được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Goa. Ở Bengal, khổ qua thường được chế biến đơn giản là luộc và nghiền với muối, dầu mù tạt, thái lát mỏng và chiên giòn, thêm vào đậu lăng để làm "tetor" dal (đậu lăng đắng), và là thành phần chính của Shukto, món rau trộn của người Bengal, là hỗn hợp một số loại rau như chuối tươi, cọng chùm ngây, đậu đũa và khoai lang.

Ở miền bắc Ấn Độ và Nepal, khổ qua, được gọi là tite karela (तीते करेला) trong tiếng Nepal, được chế biến ở dạng dưa chua tươi. Để làm món này, quả được cắt thành khối hoặc lát, xào với dầu và rắc một ít nước. Khi mềm và rã đi thì sẽ nghiền khổ qua trong cối với vài nhánh tỏi, muối và ớt đỏ hoặc xanh. Món cũng được ăn áp chảo để có màu nâu vàng, nhồi, hoặc làm món cà ri riêng hoặc với khoai tây.

Trong ẩm thực Miến Điện, khổ qua được xào với tỏi, cà chua, gia vị, tôm khô và dùng kèm với món khác. Một món ăn như vậy thường có sẵn tại gánh hàng rong trên đường phố và quầy bán đồ ăn nhanh trên khắp đất nước.

Trong tiếng Sinhala: කරවිල khổ qua có tên là karavila tại Sri Lanka, là thành phần trong nhiều món cà ri khác nhau (ví dụ: cà ri karawila và karawila sambol), chủ yếu ăn kèm cơm trong bữa chính. Đôi khi thêm vào vài miếng dừa nạo lớn, cách ăn này phổ biến hơn ở nông thôn. Nước ép karawila đôi khi cũng được uống kèm.

Ở Pakistan, khổ qua được gọi là karela ( کریلا ) ở các khu vực nói tiếng Urdu. Ở Bangladesh, khổ qua được gọi là korola (করলা|করলা) trong tiếng Bengal. Quả thường được nấu với hành tây, bột ớt đỏ, bột nghệ, muối, bột rau mùi và một nhúm hạt thì là. Một món ăn khác ở Pakistan thường luộc khổ qua nguyên quả chưa gọt vỏ rồi nhồi với thịt bò băm đã nấu chín, ăn kèm với bánh mì tandoori nóng, naan, chappati hoặc với khichri (hỗn hợp đậu lăng và cơm).

 
Nước giải khát làm từ khổ qua

Khổ qua được gọi là gōyā (ゴーヤー) trong tiếng Okinawanigauri (苦瓜 nigauri?) trong tiếng Nhật (mặc dù từ gōyā trong tiếng Okinawa cũng được sử dụng), là một thành phần quan trọng trong ẩm thực Okinawa và ngày càng được sử dụng nhiều trong ẩm thực Nhật Bản bên ngoài hòn đảo này.

Trong ẩm thực Indonesia, khổ qua được gọi là pare trong tiếng Javatiếng Indonesia (cũng như paria), được chế biến thành nhiều món khác nhau, chẳng hạn như gado-gado, cũng có thể xào, nấu trong nước cốt dừa hoặc hấp. Ở các khu vực theo đạo Thiên chúa ở Đông Indonesia, nó được nấu với thịt lợn và ớt, vị ngọt của thịt lợn cân bằng với vị đắng của rau.

 
Canh khổ qua nhồi thịt tại miền nam Việt Nam

Trong ẩm thực Việt Nam, những lát khổ qua ăn với thịt khô xé sợi và canh khổ qua với tôm, là những món ăn phổ biến. Khổ qua nhồi thịt bằm thường nấu như món canh mùa hè ở miền Nam. Quả cũng là nguyên liệu chính trong món hầm. Món ăn này thường được nấu vào dịp Tết, cái tên "mướp đắng" ở miền Bắc, được gọi như một lời nhắc nhở về điều kiện sống cay đắng đã trải qua trong quá khứ.

Trong ẩm thực Thái Lan, loại khổ qua xanh của Trung Quốc, mara ( มะระ ) trong tiếng Thái, được chế biến với thịt lợn băm và tỏi, cùng nước dùng trong. Khổ qua được cắt lát, xào với tỏi và nước mắm cho đến khi mềm. Giống cây sống tại Thái Lan có nhiều loại từ quả to đến quả nhỏ. Loại quả nhỏ nhất (mara khii nok) thường không trồng trọt, nhưng đôi khi mọc hoang và được xem là loại bổ dưỡng nhất.

Trong ẩm thực Philippines, mướp đắng, được gọi là ampalaya trong tiếng Tagalogparya trong tiếng Ilokano, thường xào với thịt bò xay và dầu hào, hoặc với trứng và cà chua thái hạt lựu. Món pinakbet, phổ biến ở vùng Ilocos của Luzon, bao gồm chủ yếu là khổ qua, cà tím, đậu bắp, đậu que, cà chua, đậu lima và các loại rau khác của vùng, tất cả được hầm cùng với một ít nước dùng làm từ bagoong.

Trinidad và Tobago, khổ qua được gọi là caraille hoặc carilley, thường được xào với hành, tỏi và ớt Scotch bonnet cho đến khi gần giòn.

Mauritius, khổ qua được gọi là margose hoặc margoze .

Y học cổ truyền

sửa

Khổ qua đã được sử dụng trong nhiều hệ thống y học thảo dược châu Á và châu Phi.[10][11] Trong y học cổ truyền của Ấn Độ, các bộ phận khác nhau của cây cũng được tận dụng.[12]

Nghiên cứu

sửa

Khổ qua có một số công dụng chưa chứng minh bao gồm phòng chống ung thư, điều trị bệnh tiểu đường, sốt, HIV và AIDS và nhiễm trùng.[13] Mặc dù loài đã cho ra một số hoạt động lâm sàng tiềm năng trong các thí nghiệm, nhưng "cần có các nghiên cứu sâu hơn để khuyến nghị sử dụng chúng".[13] Để hạ sốt và giảm các vấn đề về kinh nguyệt, không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho những tuyên bố này.[13] Để ngăn ngừa ung thư, HIV và AIDS, và điều trị nhiễm trùng, đã có nghiên cứu sơ bộ trong phòng thí nghiệm, nhưng không có nghiên cứu lâm sàng nào ở người cho thấy lợi ích.[13]

Liên quan đến việc dùng khổ qua trị tiểu đường, một số nghiên cứu trên động vật và trên người quy mô nhỏ đã chứng minh tác dụng hạ đường huyết của chiết xuất khổ qua đậm đặc.[14] [15][16] Khổ qua không làm giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói hoặc A1c, chỉ số kiểm soát lượng đường trong máu, khi dùng ở dạng viên nang hoặc viên nén.[17] Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering kết luận rằng khổ qua "không thể khuyến nghị như một liệu pháp thay thế cho insulin hoặc thuốc hạ đường huyết". [13]

Tác dụng phụ

sửa

Các tác dụng phụ được báo cáo gồm có tiêu chảy, đau bụng, sốt, hạ đường huyết, tiểu tiện không tự chủđau ngực. Các triệu chứng nhìn chung là nhẹ, không cần điều trị, sẽ tự khỏi khi kiêng cử và nghỉ ngơi. [17] 

Thai kỳ

sửa

Khổ qua chống chỉ định với phụ nữ mang thai vì có thể gây chảy máu, co thắtsảy thai.[13]

Trà khổ qua

sửa
Khổ qua
 
LoạiTrà thảo mộc

Tên khácKhổ qua, lê thơm, Momordica chinensis
Nguồn gốcBrazil

Mô tả ngắn gọnY học cổ truyền. Tạo ra một loại nước dùng màu xanh lá cây, cũng được sử dụng trong súp.

Trà khổ qua, còn được gọi là trà gohyah (goya), là một loại trà thảo mộc được nấu từ hỗn hợp khổ qua khô cắt lát. Trà được bán như một loại trà thuốc và một loại rau ẩm thực.

Gohyah không liệt kê trong cơ sở dữ liệu thảo dược của Grieve, cơ sở dữ liệu MPNA tại Đại học Michigan (Thảo dược bản địa Hoa Kỳ, xem Thực vật học dân tộc người Mỹ bản địa ), hoặc trong Cơ sở dữ liệu hóa học thực vật của USDA – Dịch vụ Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS) – Hệ thống Mầm Thực vật Quốc gia NGRL.

Phân loài

sửa

Khổ qua có một phân loài và bốn giống :

  • Momordica charantia var. abbreviata
  • Momordica charantia var. charantia
  • Momordica charantia ssp. macroloba
  • Momordica charantia L. var. muricata
  • Momordica charantia var. pavel

M. charantia var. charantiapavel là những giống cho quả dài, trong khi M. charantia var. muricata, macrolobaabbreviata có quả nhỏ hơn. [18]

Hình ảnh

sửa

Thực vật

sửa

Món ăn và các công dụng khác

sửa

Văn học

sửa
  • Trong Letting in the Jungle của Rudyard Kipling (một trong những câu chuyện trong Cuốn sách về rừng xanh thứ hai), sau khi để Hathi phá hủy ngôi làng của Buldeo, Mowgli quấn dây leo Karela (dây khổ qua vào thời điểm và địa điểm đặt tên) quanh những ngôi nhà trong lúc hát Bài hát chống lại mọi người của Mowgli, mỗi khổ thơ kết thúc bằng một câu thơ về Karela cay đắng đã chiếm lấy vị trí của dân làng.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Renner, Suzanne (6 tháng 10 năm 2020). “Bitter gourd from Africa expanded to Southeast Asia and was domesticated there: A new insight from parallel studies”. PNAS. 117 (40): 24630–24631. Bibcode:2020PNAS..11724630R. doi:10.1073/pnas.2014454117. PMC 7547224. PMID 32994347.
  2. ^ Bitter Melons. Watertown, Massachusetts: Peabody Museum, Documentary Educational Resources. 1966. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2021.
  3. ^ Bagchi, Indrani (11 tháng 4 năm 2005). “Food for thought: Green 'karela' for Red China”. The Times of India. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2013.
  4. ^ BITTER MELON (MOMORDICA CHARANTIA) UIC Heritage Garden
  5. ^ Bactrocera tau. Datasheet. CABI Compendium. CABI Digital Library. 2022. doi:10.1079/cabicompendium.8741.
  6. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  7. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ Cao, Heping; Sethumadhavan, Kandan; Grimm, Casey C.; Ullah, Abul H. J. (9 tháng 9 năm 2014). “Characterization of a Soluble Phosphatidic Acid Phosphatase in Bitter Melon (Momordica charantia)”. PLoS ONE. 9 (9): e106403. doi:10.1371/journal.pone.0106403. ISSN 1932-6203. PMC 4159287. PMID 25203006.
  9. ^ Lim, T. K. (2013). Edible medicinal and non-medicinal plants. Dordrecht: Springer. tr. 331–332. ISBN 9789400717640.
  10. ^ Grover, J.K; Yadav, S.P (tháng 7 năm 2004). “Pharmacological actions and potential uses of Momordica charantia: a review”. Journal of Ethnopharmacology. 93 (1): 123–132. doi:10.1016/j.jep.2004.03.035. PMID 15182917.
  11. ^ Beloin, Nadine; Gbeassor, Messanvi; Akpagana, Koffi; Hudson, Jim; de Soussa, Komlan; Koumaglo, Kossi; Arnason, J. Thor (tháng 1 năm 2005). “Ethnomedicinal uses of Momordica charantia (Cucurbitaceae) in Togo and relation to its phytochemistry and biological activity”. Journal of Ethnopharmacology. 96 (1–2): 49–55. doi:10.1016/j.jep.2004.08.009. PMID 15588650.
  12. ^ Joseph, B.; Jini, D. (2013). “Antidiabetic effects of Momordica charantia (bitter melon) and its medicinal potency”. Asian Pacific Journal of Tropical Disease. 3 (2): 93–102. doi:10.1016/S2222-1808(13)60052-3. PMC 4027280.
  13. ^ a b c d e f “Bitter Melon”. mskcc.org. Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2023.
  14. ^ Wang, Bi-lian; Zhang, Wen-ji; Zhao, Jian; Wang, Fu-jun; Fan, Li-qiang; Wu, Yi-xin; Hu, Zhi-bi (tháng 10 năm 2011). “Gene cloning and expression of a novel hypoglycaemic peptide from Momordica charantia: A novel hypoglycaemic peptide from Momordica charantia”. Journal of the Science of Food and Agriculture. 91 (13): 2443–2448. doi:10.1002/jsfa.4485. PMID 21626510.
  15. ^ Lo, Hsin-Yi; Ho, Tin-Yun; Lin, Chingju; Li, Chia-Cheng; Hsiang, Chien-Yun (13 tháng 3 năm 2013). “Momordica charantia and Its Novel Polypeptide Regulate Glucose Homeostasis in Mice via Binding to Insulin Receptor”. Journal of Agricultural and Food Chemistry. 61 (10): 2461–2468. doi:10.1021/jf3042402. PMID 23414136.
  16. ^ Chen, Qixuan; Chan, Laureen L. Y.; Li, Edmund T. S. (1 tháng 4 năm 2003). “Bitter Melon (Momordica charantia) Reduces Adiposity, Lowers Serum Insulin and Normalizes Glucose Tolerance in Rats Fed a High Fat Diet”. The Journal of Nutrition. 133 (4): 1088–1093. doi:10.1093/jn/133.4.1088. PMID 12672924.
  17. ^ a b Ooi, Cheow Peng; Yassin, Zaitun; Hamid, Tengku-Aizan (15 tháng 8 năm 2012). Momordica charantia for type 2 diabetes mellitus” (PDF). Cochrane Database of Systematic Reviews (8): CD007845. doi:10.1002/14651858.CD007845.pub3. PMID 22895968.
  18. ^ Cytogenetics of two Indian varieties of Momordica charantia L. (bittergourd) by Ipshita Ghosha, Biplab Kumar Bhowmickab, Sumita Jha. Center of Advanced study, Department of Botany, University of Calcutta. 11 June 2018. Retrieved 8 January 2022.

Liên kết ngoài

sửa

Bản mẫu:WestAfricanPlants