Miên Ân

thân vương nhà Thanh

Miên Ân (tiếng Mãn: ᠮᡳᠶᠠᠨ ᡝᠨ, Möllendorff: miyan en, chữ Hán: 綿恩 hay 緜恩;[1][2] 18 tháng 9 năm 174718 tháng 7 năm 1822), Ái Tân Giác La, là Tông thất nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông được phân vào Chính Lam kỳ, là Tả dực cận chi Chính Lam kỳ đệ nhất tộc.

Miên Ân
綿恩
Thân vương nhà Thanh
Hòa Thạc Định Thân vương
Tại vị1776 - 1822
Tiền nhiệmMiên Đức
Kế nhiệmDịch Thiệu
Thông tin chung
Sinh(1747-09-18)18 tháng 9, 1747
Mất18 tháng 7, 1822(1822-07-18) (74 tuổi)
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La Miên Ân
(愛新覺羅 綿恩)
Thụy hiệu
Hòa Thạc Định Cung Thân vương
(和碩定恭亲王)
Thân phụĐịnh An Thân vương
Vĩnh Hoàng
Thân mẫuY Nhĩ Căn Giác La thị

Cuộc đời

sửa

Miên Ân sinh vào giờ Thìn, ngày 14 tháng 8 (âm lịch) năm Càn Long thứ 12 (1747), trong gia tộc Ái Tân Giác La, là cháu nội của Thanh Cao Tông Càn Long Đế, con trai thứ hai của Định An Thân vương Vĩnh Hoàng và Kế Phúc tấn Y Nhĩ Căn Giác La thị (伊尔根觉罗氏).[3][Chú 1] Ông từ nhỏ thông minh kính cẩn nên được Càn Long Đế yêu thích. Căn cứ theo Quân cơ Chương kinh Triệu Dực ghi chép lại, vào một lần đến Hành cung Trương tam doanh, các Hoàng tử, Hoàng tôn thi nhau kĩ năng bắn cung. Hoàng thứ tôn Miên Ân mới vừa 8 tuổi đã dùng cung nhỏ bắn một phát trúng đích, bắn thêm một phát cũng tiếp tục trúng. Càn Long Đế cực kì vui mừng, dụ rằng nếu có thể bắn trúng thêm một tên nữa sẽ thưởng Hoàng mã quái. Quả nhiên Miên Ân liền bắn trúng thêm một lần nữa, nhưng nhất định quỳ mà không nói gì. Càn Long Đế cười lớn rồi lấy Hoàng mã quái đến. Trong lúc vội vã không chuẩn bị kịp tiểu quái liền lấy đại quái khoác lên người Miên Ân rồi ôm đi.[Chú 2] Qua đó có thể thấy được, Miên Ân được thưởng Hoàng mã quái so với các Hoàng tôn khác như Miên Khánh, Miên Ninh sớm hơn rất nhiều. Trong các Hoàng tôn bối tự "Miên", Miên Ân cũng là người được phong Thân vương sớm nhất.

Năm Càn Long thứ 34 (1769), tháng 9, ông được phong Tả dực Tiên phong Thống lĩnh (左翼前锋统领).[Chú 3][Chú 4][4] Tháng 11, quản lý sự vụ Hỏa khí doanh (火器营). Năm thứ 37 (1772), ông nhậm chức Tổng quản Mãn Châu Hỏa Khí doanh[Chú 5] Đại thần.[5] Năm thứ 40 (1775), tháng 8, quản lý sự vụ Tam kỳ Hổ Thương doanh (三旗虎枪营). Năm thứ 41 (1776), tháng 1, anh trai Miên Đức bị đoạt tước, ông từ đó thế tập tước vị của cha mình và được phong Định Quận vương (定郡王).[6] Tháng 9, nhậm chức Đô thống Mông Cổ Tương Bạch kỳ.[7] Tháng 10, thụ phong Thập ngũ thiện xạ Thiện kỵ xạ Đại thần (十五善射善骑射大臣). Năm thứ 42 (1777), tháng 9, thụ phong Duyệt binh Đại thần (阅兵大臣). Năm thứ 45 (1780), tháng 2, thay quyền Đô thống Hán quân Tương Hồng kỳ.[8] 3 năm sau (1783), tháng 8, điều làm Đô thống Mãn Châu Tương Hồng kỳ.[9] Cùng tháng, quản lý sự vụ Tam kỳ của Viên Minh Viên Bát kỳ Nội vụ phủ. Năm thứ 49 (1784), tháng 1, thay quyền Bộ quân Thống lĩnh (步军统领).[10] Tháng 5, thay quyền Đô thống Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ. Sau đó, ông tiếp tục thay quyền Bộ quân Thống lĩnh bốn lần vào năm 1787,[11] 1789,[12] 1790,[13] và năm 1791.[14] Năm thứ 55 (1790), tháng 5, quản lý sự vụ Khâm Thiên giám[6] và Tổng lý sự vụ Quốc Tử giám Toán học.[15] Năm thứ 58 (1793), tấn phong Định Thân vương (定親王)[15]. 1 năm sau (1794), tháng 5, ông nhậm chức Tông nhân phủ Hữu tông chính (宗人府右宗正).[16] Tháng 6 chuyển làm Tả tông chính (左宗正).[17]

Năm Gia Khánh nguyên niên (1796), tháng 10, quản lý Thiện Phác doanh (善扑营). Tháng 11 đảm nhiệm Ngọc điệp quán Phó tổng tài (玉牒馆副总裁). Năm thứ 2 (1797), tháng 4, điều làm Đô thống Mãn Châu Tương Bạch kỳ.[18] Năm thứ 4 (1799), tháng 1, ông được điều nhậm Đô thống Mãn Châu Chính Bạch kỳ, Bộ quân Thống lĩnh,[19] tổng lý sự vụ Võ bị viện (武备院),[17] thụ Nội đại thần,[20] được hành tẩu tại Ngự tiền,[21] quản lý sự vụ Chính Bạch kỳ Giác La học. Tháng 11, quản lý sự vụ Viên Minh Viên,[22] thay quyền Đô thống Hán quân Tương Hoàng Kỳ, lại chuyển làm Tông nhân phủ Hữu tông chính kiêm Chính Hoàng kỳ Lĩnh thị vệ Nội đại thần.[23] Năm thứ 5 (1800), tháng 1, thụ Chính Bạch kỳ Lĩnh thị vệ Nội đại thần.[24] 1 năm sau (1801), tháng 1, ông trở thành Ngự tiền Đại thần.[25] Trong sự kiện Trần Đức xông vào tấn công Tử Cấm Thành năm Gia Khánh thứ 8 (1803), ông là người có công hộ giá nên được Gia Khánh Đế trọng thưởng. Năm thứ 14 (1809), tháng 3, điều làm Tương Hoàng kỳ Lĩnh thị vệ Nội đại thần,[26] giữ chức Tổng Am đạt (总谙达).[Chú 6][27] Năm thứ 20 (1815), ông tiếp tục làm Ngự tiền Đại thần,[28] Lĩnh thị vệ Nội đại thần.[29] Không lâu sau, ông nhậm chức Tổng lý Hổ Thương doanh Đại thần.[30] Năm thứ 24 (1819), tháng 10, thụ phong Duyệt binh Đại thần. Tháng 12 điều làm Đô thống Hán quân Tương Bạch kỳ. 1 năm sau (1820), tháng 9, một lần nữa trở thành Đô thống Mãn Châu Tương Bạch kỳ. Năm Đạo Quang nguyên niên (1821), nhậm chức Tông nhân phủ Tông lệnh (宗人府宗令). Năm thứ 2 (1822), ngày 1 tháng 6 (âm lịch), giờ Thìn, ông qua đời, thọ 76 tuổi, được truy thụy Định Cung Thân vương (定恭親王).[31] Đạo Quang Đế ban cho 5 vạn lượng bạc để lo tang sự.

Truyền thuyết về kế thừa Hoàng vị

sửa

Khiếu Đình Tạp Lục từng miêu tả hoàng tôn Miên Ân rất đươc ông nội là hoàng đế Càn Long yêu quý, đến mức từng muốn lập làm trữ quân: "Ấu pha kiện hạp, thuần hoàng đế ái chi, kỷ đoạt trữ vị".[Chú 7] Miên Ân là "trưởng phòng trưởng tử thứ tôn", nhưng trên thực tế Càn Long Đế xem ông như trưởng tôn. Càn Long đối với Hoàng trưởng tử Vĩnh Hoàng có một phần áy náy nên đã phong tôn tử làm Thân vương. Thời điểm phong Vương, các Hoàng tử của Càn Long còn chưa được phong Thân vương toàn bộ. Miên Ân được nhận xét là võ nghệ xuất chúng, trường kỳ đảm nhậm lãnh đạo Kinh sư Cấm vệ quân, đảm nhậm trách nhiệm bảo vệ Bắc Kinh. Đương thời, sau sứ thần của Triều Tiên về nước, trong hai người là Hoàng thập ngũ tử Vĩnh Diễm và Hoàng thứ tôn Miên Ân, sứ thần cho rằng khả năng kế thừa ngôi vị của Miên Ân cao hơn hẳn. Nhất là khi Miên Ân so với Hoàng thúc Vĩnh Diễm còn lớn hơn 14 tuổi. Nhưng Càn Long từng phê bình Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đem ngôi vị truyền cho tôn tử, chôn xuống tai họa ngầm cốt nhục tương tàn.[32]

Gia đình

sửa

Thê thiếp

sửa
  • Đích Phúc tấn: Phú Sát thị (富察氏), con gái của Phó Đô thống Phúc Kính (福敬).
  • Trắc Phúc tấn:
    • Vưu Giai thị (尤佳氏), con gái của Viên ngoại lang Trường Linh (長齡).
    • Lý thị (李氏), con gái của Phật Bảo (佛保).
    • Hoàn Nhan thị (完颜氏), con gái của Bút thiếp thức Khánh Ân (慶恩).
    • Phú Sát thị (富察氏), con gái của Tham tướng Phó Khiêm (傅谦)

Hậu duệ

sửa

Con trai

sửa
  1. Trưởng tử (一子; 17681770), mẹ là Trắc Phúc tấn Vưu Giai thị. Chết non.
  2. Dịch Thiệu (奕紹; 17761836), mẹ là Trắc Phúc tấn Vưu Giai thị. Năm 1822 được tập tước Định Thân vương (定親王). Sau khi qua đời được truy thụy Định Đoan Thân vương (定端親王). Có hai con trai.
  3. Tam tử (三子; 17801781), mẹ là Trắc Phúc tấn Vưu Giai thị. Chết non.
  4. Dịch Chi (奕衼; 17961797), mẹ là Trắc Phúc tấn Phú Sát thị. Chết yểu.

Con gái

sửa
  • Năm Càn Long thứ 46 (1781), tháng 11, con gái của Miên Ân được gia ân chỉ hôn cho Mãn Châu Ba Cha Nhĩ (满珠巴咱尔), cháu nội của Khách Lạt Thấm Quận vương Lạt Đặc Nạp Tích Đệ (喇特纳锡第), án theo lệ đích nữ của Quận vương mà được phong Huyện chúa. Mãn Châu Ba Cha Nhĩ cũng được phong "Đa La Ngạch phò", năm 1785 thành hôn. Năm Gia Khánh thứ 21 (1816), trước thọ thần 70 tuổi của Định Thân vương Miên Ân, chuẩn Khách Lạt Thấm vương Mãn Châu Ba Cha Nhĩ chi Phúc tấn Hòa Thạc Cách cách hồi kinh thăm viếng.

Chú thích

sửa
  1. ^ 乾隆十二年(1747)丁卯八月十四日辰時生,母側福晉伊爾根覺羅氏七品官明泰之女。卅四年九月授右翼前鋒統領,十一月管理火器營事務,卅六年三月署理嚮導處事務,十月授十五善射善騎射,卅八年九月署理健銳營事,四十年八月管理三旗虎槍營事務,四十一年正月襲多羅定郡王,九月管理鑲白旗蒙古都統,十月授十五善射善騎射大臣,四十二年九月授閱兵大臣,四十五年二月署理鑲紅旗漢軍都統,四十七年三月署理健銳營事務,四十八年八月轉鑲紅旗滿洲都統,本月署理圓明園八旗內務府三旗事務,四十九年正月署理步軍統領,本年五月署理鑲黃旗滿洲都統,五十五年五月管理欽天監算學事務,五十八年十二月晉封和碩定親王,五十九年五月授宗人府右宗正、管理宗人府銀庫兩翼宗學,六月轉左宗正,嘉慶元年十月管理善撲營,十一月充玉牒館副總裁,二年四月轉鑲白旗滿洲都統,四年正月授正白旗滿洲都統、步軍統領、總理武備院事務、授內大臣、管理正白旗覺羅學事務,六月解去步軍統領及左翼前鋒統領,十一月管理圓明園事務、署理鑲黃旗漢軍都統、奉旨在內廷行走、轉宗人府右宗正、授正黃旗領侍衛內大臣,五年正月署正白旗領侍衛內大臣,六年正月授御前大臣,十一年十一月充玉牒館副總裁,十二年六月解去管理圓明園事務,十四年三月轉鑲黃旗領侍衛內大臣,十一月授總諳達,十五年六月解去宗人府右宗正並宗人府銀庫事務,十七年九月管理御槍處,十八年九月解去御前大臣、領侍衛內大臣,十九年二月管理武英殿御書處事務,廿年九月復授御前大臣、領侍衛內大臣,廿二年五月管理圓明、八旗內務府三旗事務,九月解去欽天監算學事務,廿二年九月解去武備院事務,十月仍管理武備院事務,廿四年四月解去領侍衛內大臣,閏四月解去御前大臣、御槍處武英殿御書處武備院左右兩翼宗學、圓明園八旗、內務府三旗總諳達、閱兵大臣、十五善射善騎射大臣、三旗虎槍營事務、十月授閱兵大臣,十二月調鑲白旗漢軍都統,二十五年九月調鑲白旗滿洲都統,道光元年十月授宗人府宗令。道光二年(1822)壬午六月初一日辰時薨,年76歲,謚曰恭。嫡福晉富察氏副都統福敬之女,側福晉尤佳氏員外郎長齡之女、側福晉李氏佛保之女、側福晉完顏氏筆帖式慶恩之女。
  2. ^ Nguyên văn: 一日至张三营行宫, 上坐较射, 皇子皇孙以次射. 皇次孙绵恩方八岁, 亦以小弓箭一发中的, 再发再中. 上大喜, 谕令再中一矢赏黄马褂. 果又中一矢, 辄收弓跪而不言. 上大笑, 趣以黄马褂衣之. 仓促间不得小褂, 则以大者裹之, 抱而去.
  3. ^ Bát kỳ được chia là "Tả dực" tức cánh trái (gồm Tương Hoàng kỳ, Chính Bạch kỳ, Tương Bạch kỳ, Chính Lam kỳ) và "Hữu dực" tức cánh phải (gồm Chính Hoàng kỳ, Chính Hồng kỳ, Tương Hồng kỳ, Tương Lam kỳ)
  4. ^ Tiền phong doanh là một trong những Doanh của quân Cấm lữ Bát kỳ (tức quân Bát kỳ đóng ở Kinh sư), thiết lập theo mỗi cánh Tả - Hữu.
  5. ^ Hỏa Khí doanh là một trong những Cấm Vệ quân của nhà Thanh, là quân đội chuyên quản lý và thao diễn hỏa khí (súng đạn, vũ khí).
  6. ^ Am đạt thời Thanh là thầy dạy cho các Hoàng tử ở Thượng thư phòng, chuyên dạy về Mãn văn hoặc cưỡi ngựa bắn cung.
  7. ^ 《啸亭续录·定恭王》:“幼颇健傄, 纯皇帝 爱之,几夺储位。”

Tham khảo

sửa
  1. ^ Công văn nhà Thanh, triều Càn Long, Số 039816
  2. ^ Viện bảo tàng Cố cung Quốc gia, Số 039816
  3. ^ Ngọc điệp, tr. 107, Quyển 1, Giáp 1
  4. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1799, tr. 252-1, Quyển 842
  5. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1799, tr. 832-1, Quyển 947
  6. ^ a b Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 069199
  7. ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 252906
  8. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1799, tr. 444-1, Quyển 1227
  9. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1799, tr. 869-2, Quyển 1185
  10. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1799, tr. 7-2, Quyển 1196
  11. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1799, tr. 160-1, Quyển 1281
  12. ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 090235
  13. ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 099854
  14. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1799, tr. 504-2, Quyển 1378
  15. ^ a b Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 023727
  16. ^ Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 021786
  17. ^ a b Phòng hồ sơ Minh - Thanh, Số 123517
  18. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824, tr. 241-2, Quyển 15
  19. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824, tr. 419-1, Quyển 37
  20. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824, tr. 440-2, Quyển 38
  21. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824, tr. 715-1, Quyển 55
  22. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824, tr. 13-2, Quyển 156
  23. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824, tr. 1019-1, Quyển 76
  24. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824, tr. 458-1, Quyển 46
  25. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824, tr. 2-2, Quyển 78
  26. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824, tr. 790-1, Quyển 208
  27. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824, tr. 982-1, Quyển 221
  28. ^ Triệu Nhĩ Tốn 1928, tr. 9091, Quyển 221, Liệt truyện 8
  29. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824, tr. 120-1, Quyển 310
  30. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh 1824, tr. 916-1, Quyển 140
  31. ^ Triệu Nhĩ Tốn 1928, tr. 4762, Chú thích tập 6, Quyển 172
  32. ^ “Vạch trần bí mật: Tại sao Càn Long lại chọn nhường ngôi Hoàng Đế ở năm chấp chính thứ 61?”. people.cn. 21 tháng 5 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2020.

Tài liệu

sửa