Những cô nàng lắm chiêu

phim điện ảnh hài hước tuổi thiếu niên năm 2004
(Đổi hướng từ Mean Girls)

Cô gái lắm chiêu[a] (tựa gốc tiếng Anh: Mean Girls) hay Những cô nàng lắm chiêu là một bộ phim điện ảnh hài hước tuổi thiếu niên của Mỹ công chiếu năm 2004 do Mark Waters làm đạo diễn, Tina Fey viết kịch bản và có sự tham gia của Lindsay Lohan, Rachel McAdams, Lacey Chabert, Amanda Seyfried (trong vai điện ảnh đầu tay của cô), Tim Meadows, Ana Gasteyer, Amy Poehler và Fey. Dàn diễn viên phụ của phim bao gồm Lizzy Caplan, Jonathan Bennett, Daniel FranzeseNeil Flynn. Một phần kịch bản phim dựa trên cuốn sách Queen Bees and Wannabes (2002) của Rosalind Wiseman mô tả các nhóm nữ sinh trung học, bắt nạt học đường và tác hại mà chúng có thể gây ra đối với thanh thiếu niên. Fey còn lấy kinh nghiệm của bản thân tại trường trung học Upper Darby để làm cảm hứng cho một số khái niệm trong phim.[4] Truyện phim tập trung vào một thiếu nữ ngây thơ tìm cách vượt qua hệ thống phân cấp xã hội của một trường trung học hiện đại ở Mỹ sau nhiều năm được cha mẹ nuôi dạy tại nhà trong lúc tiến hành nghiên cứu ở Châu Phi.

Cô gái lắm chiêu
Áp phích chiếu rạp của phim
Đạo diễnMark Waters
Kịch bảnTina Fey
Dựa trênQueen Bees and Wannabes
của Rosalind Wiseman
Sản xuấtLorne Michaels
Diễn viên
Quay phimDaryn Okada
Dựng phimWendy Greene Bricmont
Âm nhạcRolfe Kent
Hãng sản xuất
Phát hànhParamount Pictures
Công chiếu
  • 19 tháng 4 năm 2004 (2004-04-19) (Cinerama Dome)
  • 30 tháng 4 năm 2004 (2004-04-30) (Hoa Kỳ)
  • 13 tháng 8 năm 2004 (2004-08-13) (Việt Nam[1])
Thời lượng
97 phút[2]
Quốc giaHoa Kỳ
Ngôn ngữTiếng Anh
Kinh phí17 triệu USD[3]
Doanh thu130,1 triệu USD[3]

Lorne Michaels (sáng tạo viên của chương trình Saturday Night Live) là nhà sản xuất của bộ phim. Fey là diễn viên và biên kịch lâu năm cho Saturday Night Live. Mặc dù lấy bối cảnh ở vùng ngoại ô của ChicagoEvanston, Illinois, bộ phim chủ yếu được ghi hình ở Toronto, Canada. Quá trình ghi hình diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2003. Tác phẩm đánh dấu lần hợp tác thứ hai của Lohan với đạo diễn Waters (bộ phim đầu tiên là Freaky Friday ra mắt một năm trước).

Ra rạp vào ngày 30 tháng 4 năm 2004 trên toàn thế giới và ngày 13 tháng 8 năm 2004 tại Việt Nam,[1] Cô gái lắm chiêu thu về 130 triệu USD trên toàn thế giới và phát triển một lượng người hâm mộ nhiệt thành. Các nhà phê bình khen ngợi phần chỉ đạo của Waters, kịch bản của Fey, tính hài hước và các màn diễn xuất; đặc biệt hơn cả là diễn xuất của Lohan, giúp cô đã giành được một số giải thưởng bao gồm ba giải Teen Choice và ba giải điện ảnh MTV. Vào năm 2021, màn thể hiện của cô được The New Yorker liệt là màn diễn xuất hay nhất thứ 11 của thế kỷ 21. Phần phim điện ảnh truyền hình tiếp theo Mean Girls 2 trình chiếu lần đầu trên kênh ABC Family vào ngày 23 tháng 1 năm 2011. Một bản chuyển thể nhạc kịch được công diễn trên sân khấu Broadway vào tháng 3 năm 2018.

Nội dung

sửa

Cady Heron là một cô bé 16 tuổi sinh trưởng ở châu Phi và được giáo dục tại gia từ nhỏ. Bộ phim xoay quanh những tình huống dở khóc dở cười mà cô gặp phải khi lần đầu tiên bước chân vào trường trung học. Tại trường trung học North Shore ở Evanston, Illinois, với sự giúp đỡ của Janis và Damian, Cady biết thêm nhiều điều về những nhóm học sinh ở đây, đặc biệt là nhóm Plastics mà cô nên đặc biệt tránh xa. Nhóm này gồm có Gretchen Wieners - một cô gái giàu có nhưng hay tự ti về bản thân, Karen Smith - tốt bụng, đáng yêu nhưng ngốc nghếch và dẫn đầu bộ ba Plastics là cô nàng Regina George độc mồm, một thời từng là bạn thân của Janis, nhưng trở nên căm ghét nhau từ năm lớp 8 khi Regina tung tin đồn Janis là đồng tính nữ. Tuy nhiên, nhóm Plastics đã chú ý tới Cady, mời cô ngồi ăn trưa chung và đi mua sắm sau giờ học. Biết được nhóm Plastics chấp nhận Cady vào hội, Janis đã vạch ra kế hoạch trả thù Regina, thuyết phục Cady làm gián điệp để phá hoại nhóm Plastics.

Trong lúc lấy lòng nhóm Plastics để thực hiện âm mưu của Janis, Cady biết được về quyển sách "Burn Book", trong đó viết những tin đồn phỉ báng và bí mật về các nữ sinh và cả giáo viên trong trường. Lúc này, Cady đã đem lòng thầm thương trộm nhớ bạn trai cũ của Regina là Aaron Samuels. Regina khi biết được chuyện này đã tìm cách cướp lại Aaron khi hôn anh chàng ở bữa tiệc Halloween trước mặt Cady. Cady sau đó nổi cơn thịnh nộ và trở nên căm thù Regina. Cô cùng Janis tiếp tục vạch ra âm mưu tiêu diệt 3 điều quan trọng nhất đối với Regina là: chia cắt cô khỏi anh bạn trai Aaron, hủy hoại nhan sắc Regina và khiến hai thành viên kia trong nhóm Plastics chống lại cô. Cady và Damian đã nhiều lần tìm cách khiến cho Aaron bắt quả tang Regina mèo mả với anh bạn trai khác nhưng đều thất bại. Sau đó, Cady giả vờ bị điểm kém môn Toán dù cô học rất tốt môn này, để nhờ Aaron kèm cặp cô tại nhà, rồi tình cờ buột miệng khai chuyện Regina "cắm sừng" Aaron, khiến anh chia tay Regina. Không dừng lại, Cady dụ dỗ Regina ăn những thanh kẹo dinh dưỡng giàu calo gọi là Kälteen để cô trở nên béo ú, dù Cady nói dối đó là kẹo để giảm cân. Cady còn khiến Gretchen chống lại Regina bằng cách khiến cô nghĩ Regina xem Cady là bạn tốt hơn Gretchen.

Trong khi trả thù Regina, Cady dần dần đánh mất chính mình và trở nên độc ác không kém Regina, bỏ mặc hai người bạn Damian và Janis. Regina lúc này tăng cân vì những thanh kẹo quỷ quái của Cady và bị khai trừ khỏi nhóm Plastics, Cady trở thành "nữ hoàng" mới của nhóm. Cô tổ chức một bữa tiệc tại nhà, nói dối bố mẹ, Janis, Damian và không mời Regina. Janis và Damian phát hiện ra đã khước từ quan hệ bạn bè với Cady. Con người mới của Cady cũng khiến cho Aaron xa lánh cô. Còn Regina nổi điên khi biết được chuyện về những thanh kẹo.

Sau đó, Regina trả thù bằng cách phát tán toàn bộ nội dung cuốn sách "Burn Book" cho cả trường, tuy nhiên để tránh bị nghi ngờ, cô đã thêm một trang nói xấu chính mình vào trong đó, nhằm vu tội cho Cady, Gretchen và Karen. Việc làm của Regina đã khiến một cuộc đánh nhau bùng nổ giữa các nữ sinh trong trường. Sau đó, nó bị dập tắt bởi thầy hiệu trưởng Duvall. Cô giáo dạy Toán Norbury - người bị Cady vu khống là bán ma túy trong cuốn sách - đã giúp các nữ sinh nhận ra họ đều có lỗi khi bêu xấu người khác. Cô giáo cho mỗi nữ sinh đứng lên và xin lỗi trước các bạn còn lại. Tại đây, Janis khai nhận âm mưu chơi xỏ Regina và móc mỉa Regina trước mặt cả trường. Regina tức giận xông ra, Cady chạy theo sau xin lỗi cô và trong lúc tranh cãi Regina bị một xe buýt của trường học đụng phải. Mọi người đồn đại rằng Cady đã xô Regina vào đường chạy của xe.

Nay bị cả trường khinh ghét, Cady quyết định sửa chữa lỗi lầm bằng cách nhận mọi trách nhiệm về cuốn Burn Book. Dù chịu nhiều hình phạt nghiêm khắc, nhưng nỗi cắn rứt trong lòng Cady được giải tỏa và cô trở về con người thật của mình. Còn cô giáo Norbury "phạt" Cady bằng cách cho cô vào đội tuyển Toán để đi thi. Khi thi, Cady phải đấu với một cô gái xấu xí của đội bên kia. Lúc đó, Cady nhận ra dù cô có trêu chọc ngoại hình của cô gái ấy thì vẫn không thể ngăn việc cô ta đánh bại mình. Cady đã thắng cuộc thi và kịp trở về trường tham gia dạ hội.

Tại đấy, Cady được bầu làm nữ hoàng của dạ hội. Cô phát biểu rằng chiến thắng của mình là vô nghĩa, mỗi người đều xinh đẹp theo cách của riêng mình và bẻ chiếc vương miện chia cho mọi người. Sau đó, cô hàn gắn quan hệ với Janis, Damian và anh chàng Aaron, giảng hòa với nhóm Plastics.

Bộ phim kết thúc bằng cảnh năm học mới, nhóm Plastics tan rã. Regina tham gia môn thể thao bóng vợt để tận dụng sự giận dữ của mình vào hướng tích cực. Karen thành người dự báo thời tiết của trường vì cô nói ngực cô có thể cảm nhận khi nào trời sắp mưa. Gretchen gia nhập nhóm "châu Á sành điệu". Còn Cady cặp với Aaron. Và ở khóa học sinh mới vào, tiếp tục xuất hiện một nhóm Plastics mới.

Phân vai

sửa

Sản xuất

sửa

Phát triển

sửa
 
Tina Fey, tác giả kịch bản của Cô gái lắm chiêu.

Tina Fey đọc cuốn sách Queen Bees and Wannabes của Rosalind Wiseman và gọi điện cho nhà sản xuất Lorne Michaels của Saturday Night Live để đề xuất dựng thành phim điện ảnh. Michaels liên hệ với Paramount Pictures khiến hãng phim mua bản quyền của cuốn sách. Vì cuốn sách là phi hư cấu (mà cụ thể là sách tự lực giúp trẻ nhỏ đối phó với việc bị bắt nạt),[5][6] nên Fey phải viết cốt truyện từ đầu, cô mượn các yếu tố từ trải nghiệm thời trung học của chính mình và ấn tượng của bản thân về trường trung học Evanston Township, nguyên mẫu của "trường trung học North Shore" hư cấu trong phim.[7]

Fey đặt tên nhiều nhân vật theo tên những người bạn ngoài đời thực. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2014 về bộ phim, cô ấy chia sẻ với Entertainment Weekly: "Tôi cố sử dụng những tên thật trong kịch bản vì thế dễ hơn."[8] Nhân vật chính Cady Heron được đặt theo tên của Cady Garey, bạn cùng phòng thời đại học của Fey.[9] Damian được đặt theo tên của Damian Holbrook, người bạn thời trung học của Fey, về sau thành cây viết cho tạp chí TV Guide.[10] Nhân vật phụ Glenn Coco được đặt theo tên một người bạn của anh trai Fey; Glenn Coco ngoài đời làm dựng phim ở Los Angeles.[8] Janis Ian được đặt theo tên của ca sĩ Janis Ian, một trong những nghệ sĩ khách mời trong tập đầu tiên của Saturday Night Live, trong đó cô ấy hát bài hát "At Seventeen" (trong phim có thể nghe thấy bài này khi các cô gái ẩu đả tại nhà của Regina).[11]

Tuyển vai

sửa

Lindsay Lohan lần đầu đọc thử vai Regina George, nhưng đội tuyển vai cảm thấy cô gần giống với những gì họ đang tìm kiếm ở nữ diễn viên đóng vai Cady, và vì Lohan sợ vai "cô gái xấu tính" sẽ làm tổn hại đến danh tiếng của mình nên nhận lời đóng vai chính. Rachel McAdams được chọn vào vai Regina vì Fey cảm thấy sự "tử tế và lịch sự" của McAdams làm cô ấy trở nên hoàn hảo cho một nhân vật có ác tâm như Regina. Amanda Seyfried cũng đọc thử vai Regina, song các nhà sản xuất đã đề xuất cho cô nhận vai Karen do "khiếu hài hước gàn dở và lập dị" của Seyfried. Cả Lacey ChabertDaniel Franzese là những diễn viên cuối cùng được thử vai. Ban đầu, Lizzy Caplan bị xem là quá xinh đẹp cho vai Janis, mà đạo diễn Mark Waters thấy cần phải có một "nữ diễn viên trông như Kelly Osbourne", nhưng Caplan đã được chọn vì có thể diễn cảm xúc chân thực. Fey xây dựng hai vai diễn dựa trên người bạn và diễn viên SNL Amy Poehler (người mà Fey nghĩ rằng các nhà sản xuất sẽ không chấp nhận vì còn quá trẻ để đóng vai mẹ của một thiếu niên) và Tim Meadows; dàn diễn viên được chốt với sự tham gia của Ana Gasteyer, nhân vật kỳ cựu thứ tư của chương trình.[12] Evan Rachel Wood được mời đóng một vai trong phim nhưng đã từ chối.[13] Blake Lively thì thực hiện những bài kiểm tra cuối cùng cho vai Karen Smith nhưng các nhà sản xuất quyết định tiếp tục tìm kiếm người khác. Ashley Tisdale cũng đi thử vai Gretchen Wieners.[14] Mary Elizabeth Winstead được mời thử vai Gretchen Wieners, nhưng mẹ cô đã từ chối vì bà không ưa kịch bản phim.[15] Jonathan Bennett là diễn viên thế chỗ vào phút chót sau khi nam diễn viên dự kiến thủ diễn Aaron Samuels bị sa thải. Trước đấy James Franco cũng được cân nhắc cho vai diễn đó.[16] Quyết định thuê Bennett của Fey là do anh giống với bạn diễn Jimmy Fallon lâu năm trên SNL của cô ấy.[17]

Ghi hình

sửa

Mặc dù lấy bối cảnh ở Evanston, Illinois, bộ phim chủ yếu được ghi hình ở Toronto, Ontario, cụ thể là tại Viện đại học EtobicokeViện đại học Malvern, cũng như tại Trường trung học MontclairMontclair, New Jersey.[18] Các địa danh nổi tiếng trong phim bao gồm Hội trường học đường của Đại học TorontoVườn Sherway. Quá trình ghi hình chính bắt đầu vào ngày 27 tháng 9 và kết thúc vào ngày 25 tháng 11 năm 2003.[19]

Băng đĩa tại gia

sửa

Cô gái lắm chiêu được phát hành trên VHS và DVD ở Bắc Mỹ vào ngày 21 tháng 9 năm 2004, tức 5 tháng sau khi phim ra rạp. Tác phẩm được phát hành dưới dạng bản sưu tầm đặc biệt trên màn ảnh rộng và bản sưu tầm toàn màn hình, cả hai đều bao gồm một số cảnh đã bị xóa, một cuộn phim blooper, ba quảng cáo truyền hình, đoạn trailer chiếu ở rạp, bản xem trước và ba cuốn phim ngắn.[20] Phiên bản Blu-ray của phim được phát hành vào ngày 14 tháng 4 năm 2009. Sau đó bộ phim được phát hành lại trên đĩa Blu-Ray kỷ niệm 15 năm vào năm 2019.[21] Một phiên bản SteelBook số lượng có hạn của bộ phim được phát hành vào tháng 9 năm 2022.[22]

Đón nhận

sửa

Doanh thu phòng vé

sửa

Trong dịp cuối tuần đầu công chiếu, Cô gái lắm chiêu thu về 24,4 triệu USD từ 3.159 phòng chiếu[23] tại 2.839 cụm rạp ở Hoa Kỳ, chiếm ngôi đầu phòng vé và thu về trung bình 8.606 USD mỗi rạp.[3] Phim ngừng chiếu vào ngày 9 tháng 9 năm 2004, qua đó thu về 86,1 triệu USD ở nội địa và 43 triệu USD trên thị trường quốc tế, đạt tổng doanh thu toàn cầu là 129 triệu USD.[3] Paramount cho biết 75% khán giả là nữ và 50% người xem dưới 18 tuổi. Hơn 90% khán giả đánh giá tác phẩm là "xuất sắc" hoặc "rất tốt" và những nhận xét tích cực vẫn đông đảo ngay cả khi nằm ngoài nhóm nhân khẩu mục tiêu; những đánh giá tích cực tới từ hơn 80% nam giới ở độ tuổi ba mươi.[24]

Đánh giá chuyên môn

sửa
 
Diễn xuất của Lohan trong phim được giới phê bình tán dương và được The New Yorker liệt là màn diễn xuất hay thứ 11 của thế kỷ 21

Cô gái lắm chiêu nhận được đa số những đánh giá tích cực; các nhà phê bình ca ngợi màn thể hiện của Lohan và McAdams, đồng thời coi bộ phim là vai diễn đột phá của Seyfried và Caplan. Trang web tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes dành cho bộ phim 84% lượng đánh giá tích cực dựa trên 190 bài nhận xét, đạt điểm trung bình là 7,00/10. Các chuyên gia của trang web nhất trí rằng: "Được nâng tầm bởi một kịch bản xuất sắc và dàn diễn viên giỏi, Cô gái lắm chiêu cho thấy nét hài hước mới mẻ dành cho nữ giới trong trải nghiệm ở trường trung học."[25] Trên trang Metacritic, bộ phim đạt số điểm 66 trên 100 dựa trên 39 nhà phê bình, thể hiện "các bài đánh giá nhìn chung là tích cực".[26] Khán giả do trang CinemaScore tiến hành thăm dò chấm phim điểm trung bình là "A−" trên thang điểm từ A+ đến F.[27]

Roger Ebert của nhật báo Chicago Sun-Times chấm bộ phim 3/4 sao qua lời bình: "Trong một vùng đất hoang toàn những bộ phim ngớ ngẩn về thiếu niên, Cô gái lắm chiêu là một tác phẩm thông minh và hài hước."[28] Ann Hornaday của The Washington Post nhận xét rằng phim "đặc biệt sở hữu cùng lúc ngôi sao Lindsay Lohan, biên kịch Tina Fey và đạo diễn Mark Waters, và thực sự tác phẩm đã giáng một cú hạ đo ván".[29] Kịch bản phim được các nhà phê bình đánh giá cao khi Peter Travers của Rolling Stone nhận xét là "cực kỳ hài hước".[30][28] Tạp chí Entertainment Weekly đã đưa phim vào danh sách "những tác phẩm hay nhất" vào cuối thập kỷ và bình luận: "'Fetch' có thể không bao giờ xảy ra, nhưng bộ phim nổi tiếng đáng được trích dẫn vào năm 2004 vẫn là một trong những tác phẩm châm biếm trung học sắc bén nhất từ trước đến nay."[31] Năm 2006, Entertainment Weekly cũng liệt phim là tác phẩm đề tài trung học hay thứ 12 mọi thời đại: "Trong khi về mặt kỹ thuật, Cô gái lắm chiêu là một tác phẩm hài, nhưng cách nó miêu tả những nhát 'chích' nham hiểm giữa các cô gái lại vô cùng chân thực."[32] Năm 2012, Rotten Tomatoes đưa bộ phim vào danh sách "50 bộ phim hài hay nhất dành cho thanh thiếu niên".[33] Năm 2021, tạp chí Marie Claire liệt Cô gái lắm chiêu là bộ phim hay nhất thập niên 2000, ví phim là "tác phẩm thiết yếu của văn hóa đại chúng thập niên 2000".[34]

Vào tháng 3 năm 2021, Richard Brody của The New Yorker đã xếp diễn xuất của Lohan trong phim là hay thứ 11 của thế kỷ 21 tính đến thời điểm đó, anh khen ngợi "sự pha trộn giữa sức lôi cuốn và vụng về, ngây thơ và mưu mẹo" cũng như "sự nghiêm túc giả tạo" mà cô dùng cho lời thoại.[35] Năm 2022, Rolling Stone xếp Cô gái lắm chiêu là bộ phim hài hay thứ 12 của thế kỷ 21, cho rằng: "Tina Fey đã tự chứng minh cô là một trong những cây viết hài hay nhất nước Mỹ qua bộ phim điện ảnh đề tài thiếu niên kinh điển này, phim tự hào là một trong những kịch bản đáng trích dẫn nhất trong 20 năm qua",[36] trong khi Indie Wire xếp đây là bộ phim hài hay thứ 15 của thế kỷ 21, gọi kịch bản là "hài hước một cách dễ dàng, nhưng điều khiến bộ phim thực sự vô giá lại liên quan nhiều hơn đến khả năng của các diễn viên để tìm ra những nét duyên dáng của con người giữa những trò xảo quyệt lố bịch ở trường trung học (Kälteen Bars, có ai không?) Đó là một bộ phim hài đề tài trung học với thể loại hài hước thô tục và cái nhìn sâu sắc về nỗi lo âu của thanh thiếu niên, và đó là lý do phim trường tồn với thời gian."[37] Tháng 10 năm 2022, The Independent cũng chọn vai diễn của Lohan vào danh sách "những màn thể hiện xuất sắc", cho rằng cô ấy "đem đến một màn diễn xuất khá hoàn hảo, khéo léo cân bằng màu sắc hài hước bất cần của bộ phim với đôi chút khoảnh khắc cảm động."[38]

Tác động văn hóa

sửa

Cô gái lắm chiêu đã trở thành một hiện tượng văn hóa đại chúng.[39][40][41] Người hâm mộ đã tạo nên các ảnh GIFmeme từ bộ phim và đăng chúng trên mạng xã hội, gồm Facebook, TwitterTumblr.[42][43][44][45] Đây được xem là một trong những bộ phim được trích dẫn nhiều nhất mọi thời đại.[46][47][48][49] Trong một cuộc phỏng vấn về bộ phim, Fey lưu ý: "Người lớn thấy nó buồn cười. Họ là những người đang cười. Các bạn trẻ xem nó như một chương trình thực tế. Nó quá gần với trải nghiệm thực tế của họ nên họ không thực sự cười thả ga."[50] Ngày 3 tháng 10 được mệnh danh là "Mean Girls Day" (Ngày của những cô nàng xấu tính) trên mạng xã hội, ám chỉ một câu thoại của nhân vật chính Cady. Mọi người cũng kỷ niệm ngày này bằng cách mặc đồ màu hồng dựa trên lời thoại của nhân vật Karen. Các nhà thiết kế quần áo thì in những câu trích dẫn và hình ảnh nổi tiếng khác từ bộ phim lên quần áo và các mặt hàng khác.[51]

Các thành viên của dàn diễn viên đã tái hợp trong video qua nhiều năm vào ngày hôm đó (3 tháng 10) cho nhiều mục đích khác nhau. Năm 2017, họ đã tạo một quỹ GoFundMe để quyên góp tiền cho các nạn nhân của vụ xả súng ở Las VegasQuỹ Nhân ái Quốc gia.[52] Năm 2019, họ hợp tác với Dự án Thirst để quyên tiền gây quỹ cho một giếng nước ngọt ở Uganda.[53] Năm 2020, dàn diễn viên được vinh danh với Giải thưởng Tinh thần Tiên phong cho chiến dịch #MeanGirlsDoGood của mình.[54] Ngày 3 tháng 10 năm 2020, Katie Couric làm chủ nhiệm một buổi tái ngộ dàn diễn viên bằng thực tế ảo để hồi tưởng về bộ phim. Với việc được tổ chức hợp tác với HeadCount để vận động bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, đây là lần đầu tiên toàn bộ dàn diễn viên tập hợp kể từ buổi ra mắt phim năm 2004.[55][56]

Ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Mỹ Mariah Carey nhiều lần bày tỏ rằng mình là một người hâm mộ bộ phim, nhắc tới tác phẩm trong nhiều cuộc phỏng vấn và xuất hiện trên truyền hình, bao gồm cả một tập của American Idol vào năm 2013. Đĩa đơn "Obsessed" năm 2009 của Carey bắt đầu bằng một câu trích dẫn chuyển tiếp khi cô nói, "And I was like, 'Why are you so obsessed with me?'",[b] một câu thoại của Regina George. Chồng cũ của Carey là Nick Cannon, tiết lộ rằng bài hát được lấy cảm hứng từ bộ phim.[57][58] Vào tháng 9 năm 2020, Fey đố Carey về bộ phim để chứng minh rằng cô ấy là một "fan cuồng" đến mức nào trong loạt video Quizzed của Billboard.[59] Trong khi đó, ban nhạc người Anh Wet Leg dẫn lời từ bộ phim ("Is your muffin buttered?/Would you like us to assign someone to butter your muffin?")[c] trong bài hát "Chaise Longue" (2021) của họ.[60]

Tháng 8 năm 2013, Nhà Trắng đăng một bức hình chụp chú chó Bo của Tổng thống Obama đang cầm một quả bóng tennis và chú thích: "Bo, đừng cố tìm (make fetch happen) nữa".[61][62] Taco Bell phản hồi Nhà Trắng cũng bằng một trong những câu trích dẫn trong phim.[63] Tháng 6 năm 2018, tài khoản Twitter chính thức của Đại sứ quán Israel tại Hoa Kỳ gây chú ý khi trả lời một dòng tweet của nhà lãnh đạo Iran Ali Khamenei (người gọi Israel là "khối u ung thư ác tính") bằng một ảnh GIF động có nội dung "Why are you so obsessed with me?"[d] trích từ Cô gái lắm chiêu.[64] Tháng 3 năm 2019, việc Hillary Clinton tweet một ảnh GIF có cùng câu trích dẫn trên đã lan truyền nhanh chóng vì được xem là phản ứng đối với Donald Trump.[65] Tại giải People's Choice Awards 2013, Jennifer Lawrence nhắc đến bộ phim trong bài phát biểu của cô ấy khi giành giải Nữ diễn viên điện ảnh yêu thích.[66] Nhiều cảnh trong phim đã được tái diễn và giễu nhại bởi nhiều nhân vật nổi tiếng suốt nhiều năm sau ngày phim ra đời, gồm Ed Sheeran, Iggy Azalea, Amber RoseWaka Flocka Flame trong một tiểu phẩm năm 2014 cho MTV.[67][68][69][70][71][72]

Giải thưởng

sửa
Năm Lễ trao giải Hạng mục Người nhận Kết quả
2004 Teen Choice Awards[73] Nữ diễn viên phim điện ảnh hài chọn lọc Lindsay Lohan Đoạt giải
Nữ diễn viên phim điện ảnh đột phá chọn lọc Lindsay Lohan Đoạt giải
Cảnh đỏ mặt chọn lọc Lindsay Lohan Đoạt giải
Nữ diễn viên phim điện ảnh đột phá chọn lọc Rachel McAdams Đề cử
Nam diễn viên phim điện ảnh đột phá chọn lọc Jonathan Bennett Đề cử
Phim điện ảnh hài chọn lọc Đề cử
Nữ diễn viên phim điện ảnh hài chọn lọc Rachel McAdams Đề cử
Cảnh đỏ mặt chọn lọc Rachel McAdams Đề cử
Tương tác ăn ý chọn lọc trên phim điện ảnh Lindsay Lohan và Jonathan Bennett Đề cử
Chuỗi cảnh hành động/chiến đấu chọn lọc trong phim điện ảnh Lindsay Lohan vs. Rachel McAdams Đề cử
Cơn thịnh nộ chọn lọc trong phim điện ảnh Rachel McAdams Đề cử
Kẻ nói dối chọn lọc trong phim điện ảnh Lindsay Lohan Đề cử
Phản diện chọn lọc trong phim điện ảnh Rachel McAdams Đề cử
2005 Giải Điện ảnh MTV[74][75] Diễn xuất nữ xuất sắc nhất Lindsay Lohan Đoạt giải
Diễn xuất nữ đột phá Rachel McAdams Đoạt giải
Đội ngũ tương tác màn ảnh xuất sắc nhất Lindsay Lohan, Rachel McAdams, Lacey ChabertAmanda Seyfried Đoạt giải
Phản diện xuất sắc nhất Rachel McAdams Đề cử
Kids Choice Awards Nữ diễn viên điện ảnh yêu thích Lindsay Lohan Đề cử
People's Choice Awards Phim điện ảnh yêu thích: Hài Đề cử
Nghiệp đoàn biên kịch Mỹ Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất Tina Fey Đề cử

Ghi chú

sửa
  1. ^ Tựa đề phim phát hành chiếu rạp tại Việt Nam, dựa trên các ấn phẩm truyền thông có bản quyền.[1]
  2. ^ "Và tôi kiểu, 'Sao bạn cứ ám ảnh với tôi quá vậy?'"
  3. ^ Bánh nướng xốp của bạn được phết bơ chưa?/Bạn có muốn bọn tôi chỉ định người phết bơ lên bánh nướng xốp của bạn không?
  4. ^ Sao bạn cứ ám ảnh với tôi quá vậy?

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c Q.N. (10 tháng 8 năm 2004). “Phim chiếu rạp: Cô gái lắm chiêu”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ MEAN GIRLS (12A)”. United International Pictures. Ủy ban phân loại điện ảnh Vương quốc Anh. 28 tháng 4 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2014.
  3. ^ a b c d “Mean Girls (2004)”. Box Office Mojo. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2004. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2010.
  4. ^ Mondon, Marielle (24 tháng 5 năm 2018). “Tina Fey visits Upper Darby High for 'Mean Girls' promo”. Philly Voice. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2021.
  5. ^ Shellenbarger, Sue (13 tháng 9 năm 2016). “When a Bully Targets Your Child”. The Wall Street Journal (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ Shahani, Aarti (15 tháng 4 năm 2021). “Mean Girls' Author Ghosted By Tina Fey”. WBEZ Chicago (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2023.
  7. ^ Ebert, Roger (5 tháng 2 năm 2013). Roger Ebert's Movie Yearbook 2007 (bằng tiếng Anh). Andrews McMeel Publishing. tr. 448. ISBN 9780740792199.
  8. ^ a b Stack, Tim (5 tháng 11 năm 2014). “EW's 'Mean Girls' reunion: The cast looks back on the 2004 hit”. Entertainment Weekly.
  9. ^ Minturn, Molly (2013). “Girl Most Likely”. Virginia Magazine.
  10. ^ Baty, Emma (30 tháng 4 năm 2019). “Daniel Franzese, aka Damian From 'Mean Girls,' Literally Can't Wear Pink Anymore”. Cosmopolitan. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2020.
  11. ^ “Only the Strong Survive”, Mean Girls, DVD Featurette
  12. ^ “Only the Strong Survive”, Mean Girls, DVD Featurette
  13. ^ Crucchiola, Jordan (20 tháng 4 năm 2018). “Evan Rachel Wood Turned Down Mean Girls and Is Now Filled With Regret”. Vulture. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2018.
  14. ^ Baty, Emma (30 tháng 4 năm 2019). “Mean Girls: The inside story of the hit movie, told by the non-plastic cast”. Cosmopolitan. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2020.
  15. ^ Perri Nemiroff (3 tháng 10 năm 2019). “Why Mary Elizabeth Winstead Turned Down an Audition for 'Mean Girls'. Collider. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2023.
  16. ^ White, Adam (3 tháng 10 năm 2019). “Mean Girls reunion: Tina Fey reveals original cast member was fired days into filming”. The Independent. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2020.
  17. ^ Bradley, Bill (3 tháng 10 năm 2015). “10 Facts You Didn't Know About 'Mean Girls,' According To The Cast”. The Independent. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2020.
  18. ^ Wilmot, Shannon (11 tháng 7 năm 2008). “Made in Toronto”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2012.
  19. ^ “Mean Girls (2004)”. Rachel McAdams Online. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2018.
  20. ^ Michaels, Lorne. Mean Girls (DVD video). Widescreen DVD collection. screenplay by Tina Fey; directed by Mark Waters; et al. Hollywood, California: Paramount Pictures Corporation 2004. ISBN 9781415700136. OCLC 55850835.
  21. ^ Mean Girls – Burn Book Edition [Blu-ray]. ASIN 6317790868.
  22. ^ “Mean Girls [SteelBook]”. Best Buy. 27 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022.
  23. ^ 'Mean Girls' Surprisingly Nice $24 Weekend”. Box Office Mojo. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2017.
  24. ^ Brandon Gray (3 tháng 5 năm 2004). 'Mean Girls' Surprisingly Nice $24.4M Weekend”. Box Office Mojo.
  25. ^ “Mean Girls”. Rotten Tomatoes. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2021.
  26. ^ Những cô nàng lắm chiêu tại Metacritic  ; Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2019}}
  27. ^ “CinemaScore”. cinemascore.com. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2017.
  28. ^ a b Ebert, Roger (30 tháng 4 năm 2004). “Mean Girls movie review and film summary”. RogerEbert.com.
  29. ^ Hornaday, Ann (30 tháng 4 năm 2004). “Comedy That Cliques”. Washington Post.
  30. ^ Travers, Peter (29 tháng 4 năm 2004). “Mean Girls”. Rolling Stone.
  31. ^ Geier, Thom; Jensen, Jeff; Jordan, Tina; Lyons, Margaret; Markovitz, Adam; Nashawaty, Chris; Pastorek, Whitney; Rice, Lynette; Rottenberg, Josh; Schwartz, Missy; Slezak, Michael; Snierson, Dan; Stack, Tim; Stroup, Kate; Tucker, Ken; Vary, Adam B.; Vozick-Levinson, Simon; Ward, Kate (December 11, 2009), "THE 100 Greatest MOVIES, TV SHOWS, ALBUMS, BOOKS, CHARACTERS, SCENES, EPISODES, SONGS, DRESSES, MUSIC VIDEOS, AND TRENDS THAT ENTERTAINED US OVER THE PAST 10 YEARS".
  32. ^ “50 Best High School Movies”. Filmsite.org. 15 tháng 9 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2010.
  33. ^ “The 50 Greatest Teen Movies Pictures – Rotten Tomatoes”. Rotten Tomatoes. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2015.
  34. ^ Megan DiTrolio, Brooke Knappenberger và Bianca Rodriguez (10 tháng 5 năm 2022). “The 45 Best 2000s Movies”. Marie Claire. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.
  35. ^ Brody, Richard (6 tháng 3 năm 2021). “The Best Movie Performances of the Century So Far”. The New Yorker. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2021.
  36. ^ Lincoln, Kevin; Tobias, Scott; Phipps, Keith; Murray, Noel; Scherer, Jenna; Nicholson, Amy; Gierson, Amy (1 tháng 10 năm 2022). “70 Greatest Comedies of the 21st Century”. Rolling Stone. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022.
  37. ^ Bergeson, Samatha; Zilko, Christian; Foreman, Alison (11 tháng 5 năm 2022). “The 70 Best Comedies of the 21st Century”. Indie Wire. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022.
  38. ^ Chilton, Louis (22 tháng 10 năm 2022). 'Absolutely electric': 17 outstanding performances from critically maligned actors”. The Independent. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  39. ^ Orr, Gillian (30 tháng 4 năm 2014). “10 years of Mean Girls: How the film defined a generation – and gave it a new language”. The Independent. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2014.
  40. ^ Mendelson, Scott (30 tháng 4 năm 2014). “Why 'Mean Girls' Still Matters, 10 Years Later”. Forbes. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2014.
  41. ^ Angelo, Megan (25 tháng 4 năm 2014). “10 Years Later, the Clique Still Reigns”. New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  42. ^ Goldstein, Jessica (25 tháng 4 năm 2014). “Why does — and will — 'Mean Girls' continue to endure online?”. The Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2014.
  43. ^ Watercutter, Angela (30 tháng 4 năm 2014). “Why Mean Girls Has Obsessed the Internet for a Decade”. Wired. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2014.
  44. ^ O'Neil, Lauren (3 tháng 10 năm 2014). “Mean Girls Day gets its own art show on Tumblr”. CBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2014.
  45. ^ Arking, Jack (3 tháng 10 năm 2019). 'Is butter a carb?' How Mean Girls became Meme Girls”. Little White Lies. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  46. ^ “The 25 Most Quotable Movies Of All Time”. Hollywood.com. 27 tháng 10 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2020.
  47. ^ Holmes, Dave (5 tháng 7 năm 2016). “Most Quotable Movies of All Time”. Esquire. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2021.
  48. ^ “Top 10 most quotable movies of all time”. Entertainment.ie. 8 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2020.
  49. ^ Oliver, David; Reed, Anika (17 tháng 9 năm 2019). 'Mean Girls' Day: The definitive ranking of the movie's best quotes”. USA Today. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2021.
  50. ^ B. Hobson, Louis (28 tháng 4 năm 2004). “CANOE – JAM! – Weekend warrior”. Jam.canoe.ca. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2021.
  51. ^ Grossman, Samantha (3 tháng 10 năm 2014). “It's October 3rd: 19 Ways to Celebrate Mean Girls Day”. Time. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2014.
  52. ^ Lee Lenker, Maureen (4 tháng 10 năm 2017). “Lindsay Lohan joins Mean Girls campaign to raise money for Vegas victims”. Entertainment Weekly. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2022.
  53. ^ Schaffstall, Katherine (3 tháng 10 năm 2019). 'Mean Girls' Cast Raises Money for Thirst Project on Oct. 3”. The Hollywood Reporter. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2021.
  54. ^ Gardner, Chris (29 tháng 9 năm 2020). 'Mean Girls' Cast to be Honored at Jonathan Bennett-Hosted Thirst Project Concert Telethon”. The Hollywood Reporter. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2021.
  55. ^ Nakamura, Reid (3 tháng 10 năm 2020). 'Mean Girls' Cast Reunites for the First Time to Promote Voting”. TheWrap. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2021.
  56. ^ Harison, Ellie (10 tháng 10 năm 2020). “Mean Girls: Rachel McAdams and Lindsay Lohan recreate iconic scene”. The Independent. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2021.
  57. ^ Vena, Jocelyn; Kash, Tim (1 tháng 7 năm 2009). “Nick Cannon: Mariah Carey's Not Dissing Eminem In 'Obsessed'. MTV News. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2010.
  58. ^ Hicks, Gregory (9 tháng 10 năm 2015). “A Brief History of Mariah Carey's 'Mean Girls' Obsession”. MTV. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2021.
  59. ^ Chan, Anna (10 tháng 9 năm 2020). “Mariah Carey Earns Title of 'Michael Jordan of Mean Girls' After Getting 'Quizzed' by Tina Fey: Watch”. Billboard. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2021.
  60. ^ Holden, Steve (22 tháng 11 năm 2021). “Wet Leg: Mean Girls and buttered muffins”. BBC News. British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2022.
  61. ^ The White House (13 tháng 8 năm 2013). “Bo, stop trying to make fetch happen”. Twitter. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2014.
  62. ^ Waxman, Olivia B. (13 tháng 8 năm 2013). “The White House Made a Mean Girls Joke on Twitter and It Was Awesome”. Time. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2014.
  63. ^ Taco Bell (13 tháng 8 năm 2014). “@whitehouse Do you wanna do something fun? You wanna go to Taco Bell?”. Twitter. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2014.
  64. ^ Fredericks, Bob (4 tháng 6 năm 2018). “Israel uses 'Mean Girls' to troll Iran on Twitter”. New York Post. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2018.
  65. ^ Sung, Morgan (6 tháng 3 năm 2019). “Hillary Clinton subtweeted Trump with a 'Mean Girls' reference and we are screaming”. Mashable. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2021.
  66. ^ Wightman, Catriona (10 tháng 1 năm 2013). “Jennifer Lawrence: 'I wish I could share my award like in Mean Girls'. Digital Spy. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2021.
  67. ^ Gicas, Peter (29 tháng 1 năm 2014). “Ed Sheeran, Amber Rose and More Reenact Mean Girls' Four-Way Phone Scene—Watch Now!”. E!. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2021.
  68. ^ Blake, Emily (13 tháng 2 năm 2014). “Mariah Carey and Nick Cannon Re-Enact 'Mean Girls'... And It's So Fetch”. MTV. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2020.
  69. ^ van den Bosch, Glenn (28 tháng 2 năm 2018). “Chris Motionless Re-Enact 'Mean Girls' Scene”. Strife Mags. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2021.
  70. ^ “Ariana Grande once reenacted 'Mean Girls' with her friends – and it's everything and more”. AOL. 12 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.
  71. ^ Stinson, Katharine (9 tháng 9 năm 2020). “Iconic Mean Girls Phone Call Scene Remade By Creators With Disabilities”. Screen Rant. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2021.
  72. ^ Longmire, Becca (24 tháng 9 năm 2020). “Chloë Grace Moretz Acts Out Iconic 'Mean Girls' Scene With Sarah Ramos”. Entertainment Tonight Canada. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2021.
  73. ^ “2004 Teen Choice Awards Winners”. Billboard. 8 tháng 9 năm 2004. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2023.
  74. ^ Brevet, Brad (5 tháng 6 năm 2005). “2005 MTV Movie Awards Winners”. Coming Soon.net. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2023.
  75. ^ Cosgrove, Ben (4 tháng 5 năm 2005). “Vicious Teens And Happy Drunk Lead 2005 MTV Movie Awards Nominees”. MTV. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2023.

Liên kết ngoài

sửa