Maurice Ravel (7 tháng 3 năm 1875 tại Ciboure28 tháng 12 năm 1937 tại Paris), tên đầy đủ là Joseph Maurice Ravel, là một nhà soạn nhạc Pháp nổi tiếng với những giai điệu, kết cấu và hiệu ứng của dàn nhạc và nhạc cụ. Phần lớn các tác phẩm nhạc piano, thính phòng, nhạc hát và nhạc cho dàn nhạc của ông đều đã phổ biến với các buổi hòa nhạc.

Maurice Ravel
SinhJoseph Maurice Ravel
(1875-03-07)7 tháng 3, 1875
Ciboure, Pháp
Mất28 tháng 12, 1937(1937-12-28) (62 tuổi)
Paris
Nơi an nghỉLevallois-Perret
Quốc tịchPháp
Nghề nghiệpNhà soạn nhạc
Bạn đờiKhông có
Người thânMarie Delouart, Joseph Ravel

Cùng với bậc đàn anh Claude Debussy, Ravel là nhân vật có nhiều ảnh hưởng nhất đến âm nhạc Pháp trong thời đại của ông và là đại diện chính của trào lưu có tên ấn tượng vào đầu thế kỉ 20. Tác phẩm của ông, không đồ sộ về mặt số lượng (86 tác phẩm nguyên bản cùng 25 tác phẩm chuyển thể hoặc soạn lại cho dàn nhạc), là thành quả của sự kế thừa phức tạp từ CouperinRameau cho đến những sắc màu và giai điệu của nhạc jazz, cùng những ảnh hưởng mà sau đó đã phản hồi trở lại Tây Ban Nha.

Các tác phẩm dành cho piano của Ravel, như Jeux d'eau, Miroirs, Le tombeau de CouperinGaspard de la nuit, đòi hỏi một sự điêu luyện của người biểu diễn, các tác phẩm dành cho dàn nhạc, như Daphnis et Chloé và bản cải biên Pictures at an Exhibition của Modest Mussorgsky, lại sử dụng âm thanh và nhạc cụ một cách đa dạng.

Ravel nổi tiếng nhất với tác phẩm Boléro (1928) dành cho dàn nhạc giao hưởng, mặc dù đây lại là tác phẩm mà Ravel cho là tầm thường và ông từng mô tả Boléro như "một bản nhạc dành cho dàn nhạc mà thiếu âm nhạc".[1]

Cuộc đời và sự nghiệp

sửa

Những năm đầu đời

sửa
 
Cha và mẹ của Ravel

Joseph-Maurice Ravel sinh ra tại thành phố Ciboure, Pháp. Đây là một thành phố gần Biarritz, một vùng đất của Basque thuộc Pháp giáp với Tây Ban Nha. Mẹ của Maurice là bà Marie Delouart là một người Basque, còn cha Maurice là ông Joseph Ravel là một nhà phát minhnhà tư bản công nghiệp người Thụy Sĩ. Sau đó khi cả nhà chuyển đến Paris.[2]

Ở tuổi lên bảy, Maurice bắt đầu những bài học về piano. Năm hoặc sáu năm sau, cậu bé đã có những sáng tác đầu tiên.

Trước chiến tranh

sửa
 
Ravel năm 1910
Tập tin:Maurice Ravel au piano 1912 (2).jpg
Ravel bên piano, năm 1912

Cha mẹ của Maurice đều ủng hộ con trai đi theo con đường âm nhạc và đã gửi cậu vào Nhạc viện Paris. Đầu tiên, cậu trở thành một sinh viên dự bị; sau đó cậu là sinh viên chuyên nghiệp piano. Trong thời gian học tập ở thủ đô Pháp, Ravel tham gia một nhóm những nghệ sĩ trẻ thích đổi mới, những người hay gọi mình là "những kẻ nổi loạn" bởi sự ngông cuồng phóng túng của họ. Nhóm này cũng nổi tiếng bởi những buổi nhậu nhẹt say sưa.[2]

Tại nhạc viện, Ravel đã được học Gabriel Fauré trong vòng mười bốn năm. Trong khoảng thời gian đó, Ravel đã cố gắng rất nhiều để có thể đạt Giải thưởng Rome, tuy nhiên đều không thành công. Đặc biệt là lần thi năm 1905, một vụ bê bối đã xảy ra khi Ravel xứng đáng là người dành chiến thắng, nhưng ông lại thất bại trước Victor Gallois. Vụ này được báo chí Pháp gọi tên là vụ Ravel. Sau vụ bê bối này, Ravel đã rời bỏ nhạc viện, còn ông giám đốc nhạc viện Théodore Dubois đã từ chức.[2] Lý do có thể giải thích cho thất bại của ông đó là bởi ông có những đổi mới táo bạo trong ngôn ngữ âm nhạc, chính vì thế ông không được giám khảo ưa thích.[3]

Hai năm sau, một vụ bê bối nữa lại đến với Ravel. Lần này thì do tác phẩm Histoires Naturelles nhận được khá nhiều tranh luận khác nhau, trong đó có ý kiến của Pierre Lalo khi ông cho rằng tác phẩm là một biểu hiện cho thấy Ravel cố ý đánh cắp ý tưởng của người đàn anh Claude Debussy. Tuy nhiên, cũng may cho Ravel, lần này ông không phải nhận kết quả cay đắng nào, bởi sự phê phán cuối cùng cũng lắng xuống.[2]

Trong chiến tranh

sửa

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, Ravel tỏ vẻ tự tin là ông sẽ trở thành một phi công bởi vóc dáng nhỏ bé của bản thân. Tuy vậy, ông đã không đạt được điều đó vì lý do sức khỏe. Thay vào đó, trong thời gian chiến tranh diễn ra, Ravel chấp nhận việc lái xe tải. Ông đã đặt tên cho chiếc xe của mình là Adelaide. Hầu hết các tài liệu đều nói rằng Ravel đã lái một chiếc xe chở pháo hoặc chiếc xe tải thông thường. Không một tài liệu nào nói rằng ông lái một chiếc xe cứu thương.[2]

Sau chiến tranh

sửa
 
Ravel năm 1925

Mặc dù có mối quan hệ công việc tốt với biên đạo múa ballet Sergei Diaghilev, Ravel vẫn giữ mối thù với các tổ chức âm nhạc Pháp. Biểu hiện cụ thể nhất là việc ông từ chối Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh vào năm 1920. Chẳng bao lâu sau sự từ chối đó, Ravel đã về vùng quê của Pháp. Ông không còn viết nhiều tác phẩm như trước nữa.[2]

Năm 1928, Ravel bắt đầu chuyến công du vòng quanh nước Mỹ đầu tiên trong sự nghiệp của mình. Tại Thành phố New York, Ravel nhận được sự tán thưởng của công chúng. Đối với ông, nó rất khác so với một buổi công diễn tẻ nhạt nào ở Paris. Cùng năm đó, Đại học Oxford phong cho ông danh hiệu tiến sĩ danh dự của trường.[2]

Qua đời

sửa
Tập tin:Maurice Ravel & Lily Laskine 1935.jpg
Ravel và Lily Laskine năm 1935

Năm 1932, một vụ tai nạn giao thông đã khiến Ravel bị yếu đi. Số lượng các tác phẩm ông viết giảm đi đột ngột. Năm 1937, ông trải qua một ca phẫu thuật thần kinh với hy vọng có thể hồi phục lại sức khỏe. Nhưng ca phẫu thuật đã thất bại. Ông qua đời sau ca phẫu thuật định mệnh đó không lâu và được chôn cất tại Levallois Perret.[2]

Phong cách âm nhạc

sửa

Trong khi nhiều nhà phê bình âm nhạc đều khẳng định rằng Ravel chịu ảnh hưởng từ Debussy nhưng Ravel một mực phủ nhận điều đó. Thay vào đó, ông cho rằng mình chịu ảnh hưởng từ Wolfgang Amadeus MozartFrançois Couperin. Tuy nhiên, rõ ràng cả Ravel và Debussy mang đậm phong cách của chủ nghĩa ấn tượng. Tuy nhiên, có nhiều điểm để Ravel khác biệt với Debussy (và những điểm này đáng chú ý hơn).

  • Ngoài Debussy, ông cũng chịu ảnh hưởng từ nhiều phong cách âm nhạc khác nhau trên thê giớiː jazz của châu Mỹ, nhạc của châu Á và các khúc dân ca truyền thống của các quốc gia châu Âu. Ông cũng từng tuyên bố thẳng thừng rằng ông không viết một tác phẩm nào mà không chịu ảnh hưởng của Edvard Grieg.[2] Ravel cũng chịu ảnh hưởng của Camille Saint-Saëns, Erik SatieModest Mussorgsky. Xét một cách công bằng, Ravel tôn trọng hình thức cổ điển hơn Debussy. Âm nhạc của ông gần gũi với phong cách của Jean-Philippe Rameau hơn là Jules Massenet.[4]
  • Ravel không cho thấy ông là một nhà soạn nhạc theo chủ nghĩa ấn tượng đơn thuần. Trong tác phẩm Theo phong cách của Borodin, Ravel đã bắt chước đáng kinh ngạc khi vẫn giữ nguyên bản gốc. Còn ở A la maniere de Emmanuel Chabrier với độ phức tạp lớn hơn, Ravel đã lấy chủ đề từ Faust của Charles Gounod để biến đổi theo phong cách của Chabrier. Thậm chí khi viết với phong cách của người khác, chất Ravel vẫn dễ nhận thấy và có thể công nhận rằng nếu xét các tác phẩm này, ông vẫn là một nhà soạn nhạc.[2]

Những tiết tấu nhảy múa luôn xuất hiện trong các tác phẩm của Ravel. Hòa thanh của ông thường ấn tượng về kỹ thuật. Nó được mở rộng phạm vi điệu tính bằng cách sử dụng những hợp âm không thông dụng và điệu tính kép. Các giai điệu của ông đôi khi có xu hướng điệu thức. Những thủ pháp nhắc lại, mô tiến và biến đổi được dùng nhiều hơn thủ pháp phát triển bình thường. Ngoài ra, ông còn là một cách tân lớn cho piano.[4]

Ravel không theo đạo, có thể ông là người theo chủ nghĩa vô thần. Có lẽ thế mà ông không ưa các tác phẩm mang có tính chất tôn giáo của Richard Wagner. Thay vào đó, Ravel ưa các yếu tố thần thoại.[2] Ravel là một con người rất tỉ mỉ trong việc viết bản thảo. Không may là các ấn bản của ông dễ bị lỗi. Chính vì thế, ông ngồi làm việc với Nhà xuất bản Durand để sửa lại. Ví dụ, sau ấn bản đầu tiên của L'enfant et les sortilèges, Ravel phát hiện ra tới 10 lỗi trên mỗi trang in. Dù mơ ước sáng tác một số lượng lớn tác phẩm, Ravel vẫn rất cẩn thận với các bản thảo, cẩn thận đến nỗi Igor Stravinsky đã ví Ravel với một "thợ sửa đồng hồ Thụy Sĩ".[2]

Cũng nói thêm một điều rằng vào năm 1928, Ravel khuyên các nhà soạn nhạc nên ý thức cả về cá nhân và dân tộc. Năm đó, Ravel đến Mỹ và Canada bằng tàu hỏa. Khi các nhà soạn nhạc Mỹ miễn cưỡng coi jazz và blue là phong cách âm nhạc dân tộc. Ông phát biểuː

Trong một lần George Gershwin gặp Ravel để mong học hỏi từ nhà soạn nhạc đàn anh, Ravel đã đặt một câu hỏi rất có ý nghĩaː

Là một nhạc công chơi trong dàn nhạc giao hưởng, Ravel đã nghiên cứu khả năng của từng nhạc cụ một cách kỹ lưỡng để định rõ hiệu quả của chúng khi biểu diễn. Đó là lý do vì sao ông chuyển soạn thành công các tác phẩm của các nhà soạn nhạc khác.[2]

Danh sách các sáng tác

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Kavanaugh 1996, tr. 56
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n o “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2016.
  3. ^ Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, trang 308
  4. ^ a b Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, trang 310

Tham khảo

sửa

Xem thêm

sửa

Liên kết

sửa