Mary Kenneth Keller (17 tháng 12 năm 1913 - 10 tháng 1 năm 1985) là một nữ tu của dòng "Nữ tu Bác ái Đức Trinh nữ Maria" (B.V.M.) tại Dubuque thuộc Giáo hội Công giáo Rôma. Bà được cho là người phụ nữ đầu tiên lấy được bằng tiến sĩ trong lĩnh vực khoa học máy tính ở Hoa Kỳ[1][2][3][4].

Mary Kenneth Keller, B.V.M.
Sinh(1913-12-17)17 tháng 12, 1913
Cleveland, Ohio, Hoa Kỳ
Mất10 tháng 1, 1985(1985-01-10) (71 tuổi)
Dubuque, Iowa, Hoa Kỳ
Trường lớpĐại học DePaul, Đại học Wisconsin–Madison
Nổi tiếng vìBASIC
Sự nghiệp khoa học
Nơi công tácĐại học Clarke
Luận ánInductive Inference on Computer Generated Patterns.

Cuộc đời

sửa

Mary Kenneth Keller được sinh ra tại Cleveland, Ohio vào ngày 17 tháng 12 năm 1913. Cha và mẹ bà là ông John Adam Keller và bà Catherine Josephine Keller.[3][5][6] Mary Kenneth Keller vào dòng "Nữ tu Bác ái Đức Trinh nữ Maria" năm 1932 [3][7] và khấn trọn đời vào năm 1940.[3][8] Sơ Keller tốt nghiệp Cử nhân Khoa học ngành Toán học vào năm 1943. Sau đó Nữ tu Keller tiếp tục học rồi lấy bằng thạc sĩ Khoa học chuyên ngành Toán học và Vật lý vào năm 1953 tại Đại học DePaulChicago. Năm 1965, Nữ tu Mary Kenneth Keller hoàn tất luận án và lấy bằng tiến sĩ trong lĩnh vực khoa học máy tính tại Đại học Wisconsin Madison.[9][10][11] Luận án Tiến sĩ của sơ Keller có nội dung "Suy luận quy nạp về các mẫu tạo ra máy tính",[11] tập trung vào "các thuật toán xây dựng thực hiện phân biệt phân tích trên biểu thức đại số, được viết trong CDC FORTRAN 63."[12]

Trong suốt quá trình học cao học của mình, Mary Kenneth Keller đã được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức đại học liên kết khác nhau, gồm Đại học Michigan, Purdue và Dartmouth.[13] Năm 1958, Sơ Keller bắt đầu làm việc tại Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ,[14] tại trung tâm khoa học máy tính của Đại học Dartmouth, một tổ chức chỉ dành cho nam giới vào thời điểm đó. Tại đây, bà đã tham gia thực hiện ngôn ngữ lập trình BASIC dưới thời John G. Kemeny và Thomas E. Kurtz.

Keller tin tưởng vào tiềm năng cho máy tính để tăng khả năng tiếp cận thông tin và thúc đẩy giáo dục.[15] Sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ vào năm 1965, Keller đã thành lập khoa khoa học máy tính tại Clarke College (nay là Đại học Clarke), một trường đại học dành cho phụ nữ Công giáo được thành lập bởi dòng "Nữ tu Bác ái Đức Trinh nữ Maria" (Sisters of Charity of the Bless Virgin Mary) ở Dubuque, Iowa. Cùng năm đó, Quỹ Khoa học Quốc gia đã trao cho cô khoản tài trợ 25.000 đô la để dùng chi trả trong hai năm cho việc mua sắm các thiết bị giảng dạy cho giáo dục đại học.[16] Mary Kenneth Keller đã khởi đầu công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học của mình tại một trong những khoa khoa học máy tính đầu tiên của thế giới bắt đầu tại một trường đại học nhỏ, Keller đã đảm nhận công việc lãnh đạo khoa này đến hơn hai mươi năm.[17][18] Trường Clarke College hiện nay có Trung tâm máy tính và Dịch vụ thông tin Keller, được đặt theo tên của bà. Trung tâm nhận cung cấp hỗ trợ điện toán và viễn thông cho sinh viên, giảng viên và nhân viên của Clarke College.[19] Trường cũng đã thành lập một Quỹ học bổng môn Khoa học máy tính Mary Kenneth Keller để vinh danh bà.[20]

Nữ tu Mary Kenneth Keller là người ủng hộ sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực điện toán [3] và sử dụng máy tính cho các hoạt động giáo dục. Bà đã giúp thành lập Hiệp hội người dùng máy tính nhỏ trong giáo dục (ASCUE).[21] Sơ Keller tiếp tục viết bốn cuốn sách trong lĩnh vực này.[22] Tại Hội nghị Dịch vụ Người dùng ACM / SIGUCC năm 1975, Keller tuyên bố "chúng tôi chưa hoàn toàn sử dụng máy tính như một công cụ liên ngành lớn nhất đã được phát minh cho đến nay."[23]

Nữ tu Mary Kenneth Keller qua đời vào ngày 10 tháng 1 năm 1985, sơ hưởng thọ 71 tuổi.[21]

Tài liệu

sửa
  • Keller, Mary Kenneth (1965). Inductive inference on computer generated patterns. Madison, Wisconsin: The University of Wisconsin. (Doctoral Dissertation)
  • Computer graphics and applications of matrix methods: three dimensional computer graphics and projections by Mary K Keller; Consortium for Mathematics and Its Applications (U.S.); Undergraduate Mathematics and Its Applications Project (U.S.) Lexington, MA: COMAP/UMAP, 1983. U106, U110.[24]
  • Electrical circuits and Applications of matrix methods: analysis of linear circuits Mary K Keller; Consortium for Mathematics and Its Applications (U.S.); Undergraduate Mathematics and Its Applications Project (U.S.), 1978. U108.[25]
  • Food service management and Applications of matrix methods: food service and dietary requirements by Mary K Keller; Consortium for Mathematics and Its Applications (U.S.); Undergraduate Mathematics and Its Applications Project (U.S.) Lexington, MA: COMAP/UMAP, 1983. U105, U109.[26]
  • Markov chains and applications of matrix methods: fixed point and absorbing Markov chains by Mary K Keller; Consortium for Mathematics and Its Applications (U.S.); Undergraduate Mathematics and Its Applications Project (U.S.) Lexington, MA: COMAP/UMAP, 1983. U107, U111.[27]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Wisconsin State Journal, ngày 8 tháng 6 năm 1965”.
  2. ^ “Capital Times”. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2015.
  3. ^ a b c d e Gürer, Denise (tháng 1 năm 1995). “Pioneering Women in Computer Science” (PDF). Communications of the ACM. 38 (1): 45–54. doi:10.1145/204865.204875.
  4. ^ Sơ Mary Kenneth Keller, nhà nghiên cứu tin học và máy tính nổi tiếng Lưu trữ 2019-03-23 tại Wayback Machine, Báo Công giáo và Dân tộc
  5. ^ “John Charles Sullivan Family Tree”. via Ancestry.com. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2018.
  6. ^ “Sr. Mary Kenneth Keller”. via FindAGrave.com. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2018.
  7. ^ Crezo, Adrienne (ngày 14 tháng 10 năm 2013). “First Female Ph.D. in Computer Science Was a Nun”. Real Clear Science. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2015.
  8. ^ “CS Prof From Iowa Was a 'Heroine of Computing' -- and a Nun”. ngày 25 tháng 5 năm 2014.
  9. ^ London, Ralph L. (ngày 15 tháng 1 năm 2013). “Who Earned First Computer Science Ph.D.?”. Communications of the ACM (blog). Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2014.
  10. ^ Steel, Martha Vickers (ngày 11 tháng 12 năm 2011), Women in computing: experiences and contributions within the emerging computing industry (PDF) (CSIS 550 History of Computing – Research Paper), Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2011, truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2014
  11. ^ a b “UW-Madison Computer Science Ph.D.s Awarded, May 1965 - August 1970”. Department of Computer Sciences, University of Wisconsin-Madison. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2015., PhDs granted at UW-Madison Computer Sciences Department.
  12. ^ “The Ada Project”. www.women.cs.cmu.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2017.
  13. ^ Gurer, Denise (tháng 1 năm 1995). “Pioneering women in computer science”. Communications of the ACM. 38 (1): 45–54. doi:10.1145/204865.204875.
  14. ^ “Sisters of Charity of the Blessed Virgin Mary - BVM News”. www.bvmcong.org. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2015.
  15. ^ “Sister Mary Kenneth Keller”. The Ada Project: Pioneering Women in Computing Technology. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2014.
  16. ^ National Science Foundation (1965). Grants and Awards for the Fiscal Year Ended ngày 30 tháng 6 năm 1965. Washington, DC: Government Printing Office. tr. 98.
  17. ^ About - National Women's History Museum - NWHM Lưu trữ 2012-05-10 tại Wayback Machine
  18. ^ Dorn, Philip H. (tháng 4 năm 1986). “Sister Mary Kenneth Keller”. Annals of the History of Computing. 8 (2): 194.
  19. ^ Computer Center: Clarke University
  20. ^ Mary Kenneth Keller Computer Science Scholarship - Clarke University Scholarships
  21. ^ a b “Brief Obituary for Sister Mary Kenneth Keller”. Annals of the History of Computing. 8 (2): 194. 1986. doi:10.1109/MAHC.1986.10042. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2015.
  22. ^ Keller, Mary Kenneth - Encyclopedia Dubuque
  23. ^ Keller, Sister Mary Kenneth (tháng 12 năm 1975). “The role of the university computer center in educational research (with remote hope)”. ACM SIGUCCS Newsletter. 5 (4).
  24. ^ “Computer Graphics and Applications of Matrix Methods: Three Dimensional Computer Graphics and Projections (UMAP) Sister Mary K. Keller”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2015.
  25. ^ “Electrical Circuits and Applications of Matrix Methods: Analysis of Linear Circuits (UMAP) Sister Mary K. Keller”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2015.
  26. ^ “Food Service Management and Applications of Matrix Methods: Food Service and Dietary Requirements (UMAP) Sister Mary K. Keller”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2015.
  27. ^ “Markov Chains and Applications of Matrix Methods: Fixed Point and Absorbing Markov Chains (UMAP) Sister Mary K. Keller”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2015.

Liên kết ngoài

sửa