Mao Tấn (chữ Hán:毛晋; 15991659), tên thật Phượng Bao, sau đổi thành Tấn, tự Tử Tấn, hiệu Tiềm Tại,[1] Ẩn Hồ, tên nhà Lục Quân Đình, Cấp Cổ Các, quê quán ở cầu Thất Tinh (còn gọi là bến Tào Gia) hồ Côn Thừa, Thường Thục, Giang Tô,[1] là nhà tàng thư cuối thời Minh đầu thời Thanh, lập ra gác Cấp Cổ khắc in sách vở nổi danh lưu truyền hậu thế.

Mao Tấn
Tên húyPhượng Bao
Tên chữTử Tấn
Tên hiệuTiềm Tại
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên húy
Phượng Bao
Ngày sinh
1599
Nơi sinh
Tô Châu
Quê quán
Thường Thục
Mất1659
Giới tínhnam
Gia quyến
Hậu duệ
Mao Ỷ
Nghề nghiệpnhà văn, thư pháp gia, thợ khắc mộc tự
Quốc tịchnhà Minh, nhà Thanh

Tiểu sử

sửa

Mao Tấn chào đời vào ngày 5 tháng Giêng năm Vạn Lịch thứ 27 (1599),[2] thuở nhỏ theo học Tiền Khiêm Ích. Năm mười ba tuổi làm chư sinh, năm hai mươi sáu tuổi được chọn làm bác sĩ chư sinh, về sau thi hội không được như ý muốn. Ông vốn là người hiếu cổ bác lãm, rất thích các thư tịch quý, dốc hết tiền của ra mua những cuốn sách hay ở trong nước, tàng trữ được tất cả hơn 84.000 cuốn,[1] phần nhiều là những cuốn sách hay thời Tống, Nguyên,[1] xây dựng gác Cấp Cổ, lầu Mục Canh, để tàng trữ sách.[3]

Ông từng sửa chữa khắc in: Thập tam kinh (十三经), Thập thất sử (十七史), Tân đãi bí thư (津逮秘书), Lục thập chủng khúc (六十种曲),[1] là nhà tư gia in khắc sách nhiều nhất trong các thời đại,[4] tính thích sao lục những cuốn sách bí truyền hiếm thấy, sao chép rất đẹp mà người đời sau gọi là "Mao sao" (毛钞).[3] Trứ tác rất nhiều gồm có: Mao thi lục sơ quảng yếu (毛诗陆疏广要), Tô mễ chí lâm (苏米志林), Hải ngu cổ kim văn uyển (海虞古今文苑), Mao thi danh vật khảo (毛诗名物考), Minh thi kỷ sự (明诗纪事) và Ẩn hồ đề bạt (隐湖题跋).[3]

Mao Tấn dành cả đời mình để khắc in sách,[5] sau khi làm xong cuốn Thập tam kinhThập thất sử từng nói rằng: "Nhìn lại ba mươi năm từ hồi Đinh Mão, pho sách chất đống, vàng thau lẫn lộn, mùa hè không biết nóng, mùa đông không biết lạnh, ban ngày chẳng ra ngoài, ban đêm không đi đâu, đầu như tuyết cho đến nay, mắt như sương mù, chưa dừng lại nghỉ ngơi, chợt nhớ lời mẹ dặn". Vào những năm cuối đời, ông từng nói với con trai mình là Mao Ỷ rằng: "Ta tằn tiện cơm áo, huống hồ khắc in sách là việc cấp bách, sách hiện nay có hơn mười vạn quyển, thực là nhiều vậy".

Mao Tấn tổng cộng có năm người con trai là Mao Tương, Mao Bao, Mao Cổn, Mao Biểu và Mao Ỷ. Cậu con út là Mao Ỷ kế thừa sự nghiệp của cha mình và tiếp tục khắc in sách.[6]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e Hoàng Xuân Chỉnh, Từ điển Nhân danh, Địa danh và Tác phẩm Văn học Nghệ thuật Trung Quốc tập 1, Nxb. Tri Thức, 2011, tr. 826.
  2. ^ Tiền Khiêm Ích, Mục trai hữu học tập quyển 31, Ẩn Hồ Mao quân mộ chí minh viết rằng: "Sinh ngày mồng năm tháng giêng năm Kỷ Hợi, mất ngày hai mươi bảy tháng bảy năm Kỷ Hợi, hưởng thọ sáu mươi mốt tuổi".
  3. ^ a b c Lịch Đạo Nguyên, Thủy kinh chú sớ, Nguyễn Bá Mão dịch, Nxb. Thuận Hóa, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2005, tr. 950–951.
  4. ^ Đào Tương, Minh Mao thị Cấp Cổ các khắc thư mục lục tự: "Mao Tấn người Thường Thục thời Minh, tự Tử Tấn, hiệu khắc thư tịch, khởi đầu từ năm Vạn Lịch cho đến đầu thời Thuận Trị, suốt gần bốn mươi năm, khắc in thành hơn sáu trăm loại sách……Sau khi bỏ công sức tích lũy sách vở hơn 30 năm trời đã thu thập được hơn năm trăm bốn mươi loại sách. Dựa theo danh mục Án Chi Cố thì được chín trong số mười phần". Diệp Đức Huy, Thư lâm thanh thoại nói rằng: "Trong số những nhà tàng thư thời Minh có Mao Tấn người Thường Thục là người viết nhiều nhất, đương thời từng khắc in Thập tam kinh, Thập thất sử, Tân đãi bí thư, bộ sách riêng các nhà từ thời Đường, Tống, Nguyên. Cho đến đạo tàng, từ khúc, đều cố công tìm kiếm và khắc in".
  5. ^ Bành Hồng Văn, Thường chiêu hợp chí cảo quyển 32 Mao Phượng Bao truyện nói rằng: "Trữ sách chục vạn quyển, đối chiếu rạng danh sĩ".
  6. ^ Trương Ngọc Tuấn, Tham quan gác Cấp Cổ, Tạp chí Tô Châu, số 6 năm 2003.