Mai Đăng Chơn
Bài viết này không có hoặc có quá ít liên kết đến các bài viết Wikipedia khác. (tháng 8 năm 2020) |
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Mai Đăng Chơn (1918 – 1968) là một vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhân hậu và khí phách. Quê ông nay ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, xưa là làng Trà Lộ, huyện Hòa Vang.
Sự nghiệp
sửaNăm 19 tuổi, (tức năm 1937) Mai Đăng Chơn tham gia cách mạng trong phong trào Mặt trận Dân chủ ở Đà Nẵng những năm 1936 đến 1939. Tháng 8 năm 1945, ông tham gia lãnh đạo cướp chính quyền trong Cách mạng và được cử làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời khu Hồng Phong (tức tổng An Lưu). Tại nhà lao Hội An, Mai Đăng Chơn bị tra tấn khi bị địch bắt giữ vào tháng 12 năm 1956. Tháng 8 năm 1958, nhờ sự giúp đỡ của cơ sở bí mật, ông đã vượt ngục, trở về căn cứ và công tác ở miền Tây tỉnh Quảng Nam.
Có thể nói, Mai Đăng Chơn là trụ cột vững chắc cho cách mạng ở huyện Hòa Vang - quê hương của ông khi qua thời gian, ông càng ngày càng giữ nhiều chức vụ lớn. Cụ thể, vào tháng 2 năm 1946, ông giữ chức " Ủy viên Ủy ban Nhân dân huyện Hòa Vang ". Sau hơn 6 năm (tháng 5 năm 1952) thì được làm " Bí thư Huyện ủy Hòa Vang" kiêm " Chính trị viên Huyện đội". Tháng 1 năm 1960, ông được bầu làm " Tỉnh ủy Quảng Nam, Bí thư Huyện ủy Hòa Vang ". Từ tháng 6 năm 1963 đến 1967 là " Thường vụ Tỉnh ủy ". Năm 1967 - 1968 ông làm " Phó Bí thư Đặc khu ủy Quảng Đà ", "Phó Chính ủy Mặt trận 4".
Tháng 02 năm 1968 ông hy sinh trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân tại Đà Nẵng. Cũng trong thành phố Đà Nẵng, con đường mang tên ông - " Mai Đăng Chơn " được xây dựng, thuộc quận Ngũ Hành Sơn.
Gia đình
sửaChị Mai Thị Thái là con của Mai Đăng Chơn, định cư tại căn nhà ở 47/6, đường Nguyễn Du, Đà Nẵng. Trước đây, chị sống với mẹ, bà ngoại và anh trai. Chị là người có nhiều kỉ niệm với người cha của mình.[1]
Danh tính của những người khác trong gia đình đều chưa được làm rõ.
Tham khảo
sửa- ^ “Chiến đấu đến viên đạn cuối cùng”. Báo Đà Nẵng.