Magnesi bromide

(Đổi hướng từ Magie bromua)

Magnesi bromide (công thức hóa học: MgBr2) là một hợp chất vô cơ của magie và brom có màu trắng và hút nước. Nó thường được dùng như là một thuốc an thần loại trung bình và như là một thuốc chống co giật cho các bệnh căng thẳng thần kinh.[2] Nó hòa tan trong nước và hòa tan trong rượu. Nó có thể được tìm thấy trong tự nhiên với một lượng nhỏ trong một số khoáng chất như: bischofit và carnallit, và trong nước biển, chẳng hạn tại Biển Chết.[3][4]

Magie bromide[1]
Cấu trúc của magie bromide giống cadmi(II) iodide
Tên khácMagie đibromide
Nhận dạng
Số CAS7789-48-2
PubChem522691
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Mg+2].[Br-].[Br-]

InChI
đầy đủ
  • 1/2BrH.Mg/h2*1H;/q;;+2/p-2
UNII2VC6P60SLN
Thuộc tính
Công thức phân tửMgBr2
Khối lượng mol184,113 g/mol (khan)
292,20468 g/mol (6 nước)
310,21996 g/mol (7 nước)
Bề ngoàitinh thể trắng, có tính hút ẩm dạng lục phương (khan)
tinh thể không màu dạng đơn nghiêng (6 nước)
Khối lượng riêng3,72 g/cm³ (khan)
2,07 g/cm³ (6 nước)
Điểm nóng chảy 711 °C (984 K; 1.312 °F) 172,4 °C (342,3 °F; 445,5 K) (6 nước, phân hủy)
Điểm sôi 1.250 °C (1.520 K; 2.280 °F)
Độ hòa tan trong nước102 g/100 mL (khan)
316 g/100 mL (0 ℃, 6 nước)
Độ hòa tanetanol: 6,9 g/100 mL
metanol: 21,8 g/100 mL
tạo phức với urê
MagSus-72,0·10-6 cm³/mol
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểTrực thoi, hP3
Nhóm không gianP-3m1, No. 164
Tọa độbát diện
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
-524,3 kJ·mol-1
Entropy mol tiêu chuẩn So298117,2 J·mol-1·K-1
Nhiệt dung70 J/mol K
Các nguy hiểm
NFPA 704

0
1
0
 
Các hợp chất liên quan
Anion khácMagie fluoride
Magie chloride
Magie iodide
Cation khácBeryli bromide
Calci bromide
Stronti bromide
Bari bromide
Rađi bromide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Tổng hợp

sửa

Magnesi bromide có thể được tổng hợp bằng cách cho acid bromhydric phản ứng với magie oxide và kết tinh sản phẩm thu được.[4] Nó cũng có thể được tổng hợp bằng cách cho magie cacbonat phản ứng với acid bromhydric, và thu lại chất rắn sau khi bốc hơi.[3]

Ứng dụng

sửa

Magnesi bromide được sử dụng làm chất xúc tác cho nhiều phản ứng. Ứng dụng đầu tiên của nó là một dung môi tự do trong phản ứng tổng hợp của dihydropyrimidinones được sử dụng thường xuyên nhất trong thế giới dược phẩm. Dihydropyrimidinones được sử dụng trong các thuốc như thuốc chẹn kênh calci và chất ức chế HIVgp-120-CD4.[5] Nó cũng đã được sử dụng làm thuốc an thần[3]. Magnesi bromide kết hợp với CH2Cl2 làm xúc tác cho phản ứng gây ra sự đối xứng và các trung tâm chiral cụ thể thông qua quá trình hydro hóa các olefin.[6] Magnesi bromide khi liên kết với các nhóm chức năng khác cho thấy các ứng dụng thực tiễn khác thay vì làm xúc tác cho các phản ứng. Khi liên kết với một nhóm etyl nó được sử dụng để phân tích đặc điểm regio của các triglycerol.[7] Magnesi bromide ngậm 7 nước được sử dụng làm chất chống cháy. Người ta phát hiện ra rằng nếu dung dịch 0,125 mol/L magnesi bromide ngậm 7 nước được thêm vào một vật liệu bông vải, nó hoạt động như chất làm chậm cháy.[8] Magnesi bromide đã được sử dụng để tổng hợp silylenoid magnesi ổn định đầu tiên. Silylenoid là một hợp chất có chứa R2SiMX (M là kim loại và R là một phân tử hữu cơ). Thông thường M chỉ có thể là lithi, kali, hoặc natri. Silylenoid magnesi được tổng hợp thông qua việc bổ sung magnesi bromide vào lithium methyl bromosilylenoid. Nguyên tử magnesi thay thế lithi trong phức chất và có bromide gắn vào nó. Phức hợp chất này ổn định ở nhiệt độ phòng.[9]

Hợp chất khác

sửa

MgBr2 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như MgBr2·10CO(NH2)2 là tinh thể trắng.[10]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Lide, David R. (1998). Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản thứ 87). Boca Raton, FL: CRC Press. tr. 4–67. ISBN 0-8493-0594-2.
  2. ^ Pradyot Patnaik. Handbook of Inorganic Chemicals. McGraw-Hill, 2002, ISBN 0-07-049439-8
  3. ^ a b c Gruyter, W. Concise Encychlorpedia Chemistry, Walter de Gruyter & Company: Berlin, 1993; 612
  4. ^ a b Lewis, R.J. Hawley’s Condensed Chemical Dictionary, 15th ed.; John Wiley &Sons Inc.:New York, 2007; 777
  5. ^ Salehi, Hojatollah; Guo, Qing‐Xiang (2004). “A Facile and Efficient One‐Pot Synthesis of Dihydropyrimidinones Catalyzed by Magnesium Bromide Under Solvent‐Free Conditions”. Synthetic Communications. 34 (1): 171. doi:10.1081/SCC-120027250.
  6. ^ Bouzide, Abderrahim (2002). “Magnesium Bromide Mediated Highly Diastereoselective Heterogeneous Hydrogenation of Olefins”. Organic Letters. 4 (8): 1347–50. doi:10.1021/ol020032m. PMID 11950359.
  7. ^ Ando, Y; Tomita, Y; Haba, Y. Preparation of Ethyl Magnesium Bromide for Regiospecific Analysis of Triacylglycerols Journal of Oleo Science, 2008, 57, 459
  8. ^ Mostashari, S. M.; Fayyaz, F. (2008). “XRD characterization of the ashes from a burned cellulosic fabric impregnated with magnesium bromide hexahydrate as flame-retardant”. Journal of Thermal Analysis and Calorimetry. 92 (3): 845. doi:10.1007/s10973-007-8928-4.
  9. ^ Lim, Young Mook; Cho, Hyeon Mo; Lee, Myong Euy; Baeck, Kyoung Koo (2006). “A Stable Magnesium Bromosilylenoid: Transmetalation of a Lithium Bromosilylenoid by Magnesium Bromide”. Organometallics. 25 (21): 4960. doi:10.1021/om060589w.
  10. ^ Физико-химический анализ взаимодействия солей металлов с аллофанамидом, селегокарбомидом и карбамидом в водных растворах. Truy cập 31 tháng 5 năm 2020.