Macaca là một chi khỉ thuộc họ Khỉ cựu thế giới hay họ Khỉ đuôi dài (Cercopithecidae). Trong một số ngôn ngữ, các loài khỉ của chi này còn được viết là macaque[1] (/[invalid input: 'icon']məˈkɑːk/[2]).

Macaques[1]
Bonnet macaque in Manegaon, Maharashtra, India
Phân loại khoa học e
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
nhánh: Synapsida
nhánh: Mammaliaformes
Lớp: Mammalia
Bộ: Primates
Phân bộ: Haplorhini
Thứ bộ: Simiiformes
Họ: Cercopithecidae
Tông: Papionini
Chi: Macaca
Lacépède, 1799
Loài điển hình
Simia inuus [1]
Linnaeus, 1766
Loài

Xem văn bản

Mô tả

sửa

Ngoại trừ con người, khỉ Macaca là chi linh trưởng phân bổ rộng rãi nhất trên thế giới[3] (nhất là vùng Đông Nam Á[4]) với khu vực sinh sống kéo dài từ Nhật Bản tới Đông Nam Á, sang tận Afghanistan và, trong trường hợp của khỉ Barbary, ở Bắc Phi. Có 22 loài khỉ Macaca hiện đang được nhận diện, và chúng bao hàm một số loài khỉ phổ biến nhất đối với công chúng như khỉ nâu (Macaca mulatta) và khỉ Barbary (M. sylvanus), trong đó một quần thể sinh sống ở Núi Gibraltar. Mặc dù một số loài không có đuôi và được gọi là khỉ hình người, tất cả chúng là "khỉ" thật sự (chứ không phải vượn) và không có mối quan hệ huyết thống gần gũi hơn với khỉ hình người so với các loài khỉ Cựu thế giới khác.

Một số loài Macaca có ngón chân trỏ, giữa, áp út và út dính liền với nhau, gần như với tới khớp thứ nhất của khối xương bàn chân.[5] Túi má của các loài khi Macaca có thể chứa đựng lượng thức ăn tương đương với sức chứa của dạ dày chúng.[3]

Tập tính tập thể

sửa

Khỉ Macaca có cấu trúc xã hội và cấp bậc rất phức tạp. Nếu như một con khỉ ở đẳng cấp thấp đang ăn một loại trái cây mà các con ở cấp cao hơn hiện không có hoặc không còn, con khỉ cấp cao hơn có thể giật phắt món ăn mà con khỉ cấp thấp đang thưởng thức.[6]

Trong khoa học

sửa

Một số loài khỉ Macaca được sử dùng rộng rãi trong các thí nghiệm khoa học, nhất là trong ngành khoa học thần kinh về lĩnh vực thị giáchệ thống thị giác.

Phần lớn (73-100%) số khỉ Macaca được nuôi làm cảnh là các vật mang mầm bệnh không có triệu chứng của virus herpes B. Cụ thể virút này không gây hại cho khỉ nhưng có thể lây truyền và gây bệnh cho người, nhiều khi là bệnh nghiêm trọng, điều này khiến khỉ Macaca được đánh giá là không thích hợp để nuôi cảnh.[7] Một nghiên cứu của Đại học Toronto cho thấy những con khỉ Macaca làm xiếc ở đô thị cũng là vật mang của virút SFV (Simian foamy virus) một loại vi rút phiên mã ngược có họ hàng gần với HIV. Điều này phỏng đoán rằng chúng có liên quan tới việc lây truyền những vi rút tương tự từ loài khỉ này sang loài khỉ khác hay từ khỉ sang người.[8]

Các loài

sửa
 
Khỉ cộc (Macaca arctoides)
 
Khỉ nhật bản (M. fuscata)
 
Khỉ đuôi lợn (M. nemestrina)

Chi Macaca

Các loài tiền sử (hóa thạch):

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c Groves, Colin (16 tháng 11 năm 2005). Wilson D. E. và Reeder D. M. (chủ biên) (biên tập). Mammal Species of the World . Nhà xuất bản Đại học Johns Hopkins. tr. 161–165. ISBN 0-801-88221-4. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “msw3” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ macaque[liên kết hỏng] pronunciation by Oxford Dictionaries
  3. ^ a b Macaques BBC Nature.
  4. ^ Joseph Milton (13 tháng 4 năm 2011). “Malaysian monkey malaria 'could spread in humans' (bằng tiếng Anh). SciDev.net.
  5. ^ Ankel-Simons, Friderun (2000). “Hands and Feet”. Primate anatomy: an introduction. Academic Press. tr. 340. ISBN 0-12-058670-3.
  6. ^ "The Life of Mammals" Hosted by David Attenborough, 2003 British Broadcasting Corporation. BBC Video
  7. ^ Stephanie R. Ostrowski. “B-virus from Pet Macaque Monkeys: An Emerging Threat tại [[Hoa Kỳ]]?”. Emerging Infectious Diseases. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). 4 (1). Truy cập tháng 1 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp); Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ University of Toronto - News@UofT - Performing monkeys in Asia carry viruses that could jump species to humans (Dec 8/05)
  9. ^ Hartwig, Walter Carl (2002). The primate fossil record. Cambridge University Press. tr. 273. ISBN 0-521-66315-6.

Liên kết ngoài

sửa