Chiêu Từ Thánh Hiến Hoàng hậu
Chiêu Từ Thánh Hiến Hoàng hậu (chữ Hán: 昭慈聖獻皇后, 1073 - 1131[1][2]), thường gọi Nguyên Hựu hoàng hậu (元祐皇后), Nguyên Hựu Mạnh hoàng hậu (元祐孟皇后) hay Long Hựu Thái hậu (隆祐太后), là Hoàng hậu đầu tiên của Tống Triết Tông Triệu Hú nhà Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc.
Chiêu Từ Thánh Hiến Hoàng hậu 昭慈聖獻皇后 | |||||
---|---|---|---|---|---|
Tống Thái hậu | |||||
Nhiếp chính nhà Tống | |||||
Tại vị | Tháng 2 - Tháng 6 năm 1127 (4 tháng) | ||||
Quân chủ | Tống Cao Tông Triệu Cấu Triệu Phu | ||||
Tái nhiệm | Tháng 3 - Tháng 4 năm 1129 (1 tháng) | ||||
Hoàng hậu Đại Tống | |||||
Tại vị | 1092 - 1096 | ||||
Tiền nhiệm | Khâm Thánh Hướng Hoàng hậu | ||||
Kế nhiệm | Chiêu Hoài Lưu Hoàng hậu | ||||
Hoàng thái hậu Đại Tống | |||||
Tại vị | 1129 - 1131 | ||||
Tiền nhiệm | Khâm Thánh Hướng Thái hậu | ||||
Kế nhiệm | Hiển Nhân Vi Thái hậu | ||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | 1073 Vĩnh Niên, Hà Bắc | ||||
Mất | 1131 (57–58 tuổi) Lâm An | ||||
An táng | Thôn Thượng Hoàng, Cối Kê | ||||
Phối ngẫu | Tống Triết Tông Triệu Hú | ||||
Hậu duệ | Phúc Khánh công chúa | ||||
| |||||
Thân phụ | Mạnh Tại | ||||
Thân mẫu | Vương thị |
Bà từng hai lần ở trên địa vị Hoàng hậu và hai lần bị phế do những tranh chấp chính trị giữa thời Tống Triết Tông và sau đó là Tống Huy Tông[1]. Vào đầu thời kỳ Nam Tống, Tống Cao Tông phục Tống, Mạnh hậu trước tình hình Trương Bang Xương xưng Đế đã tích cực giúp Cao Tông lên ngôi, bằng cách dùng danh nghĩa 「Tống Thái hậu; 宋太后」 mà lâm triều xưng chế. Đến năm 1129, bà lại một lần nữa trong tình thế Nam Tống nguy khốn mà bị ép phải ra lâm triều xưng chế trong Chính biến Miêu, Lưu. Sau khi cả hai lần dùng hình thức "Thùy liêm thính chính" đầy nghi kị để giúp giữ vững chế độ Nam Tống, bà mới chính thức được Cao Tông tôn làm Hoàng thái hậu.
Cuộc đời của bà được đánh giá ly kỳ và đầy ắp sự sắp đặt, hai lần bị phế truất, hai lần được phục vị, huống hồ dùng thân phận "Thùy liêm" vốn có tiếng xấu giúp đỡ tình hình Nam Tống nguy khốn, vai trò của bà quan trọng không chỉ ở chuyện trong Hậu cung mà cả về vị thế chính trị của quốc gia trong thời loạn. Trong lịch sử hậu cung nhà Tống và trong toàn bộ lịch sử Trung Quốc, gần như không có trường hợp đặc biệt nào như bà vậy.
Thân thế
sửaChiêu Từ Thánh Hiến Hoàng hậu Mạnh thị xuất thân thế gia, nguyên quán ở Minh Châu (nay là huyện Vĩnh Niên, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc). Cụ tổ là Phòng ngự sứ Mi Châu kiêm Mã quân Đô Ngu hầu, tặng Thái úy Mạnh Nguyên (孟元)[1], cụ bà Phạm thị (範氏) sau gia tặng Thư Quốc Thái phu nhân, lại cải Sái Quốc. Cụ nội tặng Kiểm hiệu Thái phó, nguyên An Hóa quân Tiết độ sứ Mạnh Tùy (孟隨), cụ bà Trương thị (張氏) tặng Chương Quốc Thái phu nhân, sau đổi Định Quốc, một cụ bà khác là Lưu thị (劉氏) gia tặng Tùy Quốc Thái phu nhân, sau đổi Lộ Quốc. Cha sinh của Mạnh hậu là tặng Vinh Châu Thứ sử, nguyên Hợp Môn Chỉ hầu Mạnh Tại (孟在), mẹ bà là Vương thị (王氏), sau tặng làm Vinh Quốc phu nhân[3].
Năm Nguyên Hựu thứ 7 (1092), Tống Triết Tông Triệu Húc được 17 tuổi, Tuyên Nhân Cao Thái hoàng tuyển hơn 100 người con gái có dung mạo xinh đẹp từ các nhà danh giá vào cung. Năm đó Mạnh thị 16 tuổi, ôn hòa cẩn trọng mà nhan sắc đoan chính, rất được Cao Thái hoàng và mẹ cả của Triết Tông là Hướng Thái hậu yêu quý.
Cùng năm đó, tháng 2, Cao Thái hoàng triệu các đại thần, liên danh bàn nghị chuyện lập ai trong các thục nữ làm Hoàng hậu, tác phối với Hoàng đế. Khi ấy nghị luận gia thế, xét Mạnh Tại vốn là một tiểu quan, làm đến Hợp Môn chỉ hầu (閤門祗候) không mấy vẻ vang nhưng lại yên ổn không kiêu ngạo, Cao Thái hoàng hỏi nhà họ Mạnh tử tế hay không, đứng đầu các quan Xu mật viện là Hàn Trung Ngạn (韓忠彥) nói:「"Mạnh Tại tuy là quan nhỏ nhưng là người hiền, gia cảnh yên bình, không sinh chuyện"」. Thái hoàng lại dụ:「"Không nên tuyển người từ gia tộc quyền quý, vì quyền quý tất kiêu ngạo, mà kiêu ngạo không dễ giáo dưỡng"」, Trung Ngạn tâu:「"Như người nhà Mạnh Tại đều xuất thân hộ nhỏ, không hề kiêu ngạo. Từ lâu không sinh ra nơi quyền quý, tất sẽ biết cẩn trọng"」. Sau một hồi bàn quyết, ngày 2 tháng 4 (âm lịch), Cao Thái hoàng chọn Mạnh thị làm Hậu, cho mệnh Thượng thư Tả bộc xạ Lã Đại Phòng chuẩn bị nghi giá, thực hiện nghi lễ sách lập Hoàng hậu cho Mạnh thị rất trịnh trọng, dụ rằng:「"Mạnh thị hiểu thông tuệ lễ nghi, nay lập vị Trung cung"」[4][5].
Thế rồi, Thái hoàng mệnh chiếu Hàn lâm, Đài gián cùng các Xá đều cật lực thảo dụ lại sách lập Hoàng hậu, cuối cùng chiếu dụ dùng ["Sách Hậu lục lễ"; 冊后六禮] để tiến hành sách Hậu đại điển[6]. Khi Mạnh thị vừa vào cung, Thái hoàng thái hậu bảo với tả hữu rằng:「"Người này hiền thục, nhưng phận bạc. Ngày khác quốc gia có sự biến thì e phải mang vạ trước tiên"」[7].
Hoàng hậu và bị phế
sửaTháng 5 năm đó, ngày Mậu Tuất (16), Triết Tông lên Văn Đức điện (文德殿) làm lễ sách lập Mạnh thị làm Hoàng hậu.
Đại điển sách lập của Mạnh hậu được chép lại rất quy mô. Ngày ấy, mệnh Thượng thư Tả phó xạ Lã Đại Phòng nhiếp Thái úy, sung làm Phụng nghênh sứ, Đồng tri Xu Mật viện Hàn Trung Ngạn nhiếp Tư đồ làm Phó. Thượng thư Tả thừa Tô Tụng nhiếp Thái úy sung Phát sách sứ, Thiêm thư Xu Mật viện sự Vương Nhan Tẩu (王岩叟) nhiếp Tư đồ làm Phó. Thượng thư Tả thừa Tô Triệt nhiếp Thái úy sung Cáo kỳ sứ, Hoàng thúc tổ Đồng tri Đại tông chính sự Triệu Tông Cảnh (趙宗景) nhiếp Tông chính khanh làm Phó. Hoàng bá tổ Phán đại tông chính sự Cao Mật quận vương Triệu Tông Thịnh (趙宗晟) nhiếp Thái súy sung Nạp thành sứ, Hàm lâm học sĩ nhiếp Tông chính khanh làm Phó. Lại bộ Thượng thư Vương Tồn (王存) nhiếp Thái úy sung Nạp cát sứ, Quyền Hộ bộ Thượng thư Lưu Phụng Thế (劉奉世) nhiếp Tông chính khanh làm Phó. Hàn lâm học sĩ Lương Đảo (梁燾) nhiếp Thái úy sung Nạp thái-Vấn danh sứ, Ngự sử Trung thừa Trịnh Ung (鄭雍) nhiếp Tông chính khanh làm Phó. Sau lễ sách lập, tiến phong cha của Hoàng hậu là Hợp Môn Chỉ hầu Mạnh Tại làm Tông nghi sứ, kiêm Thứ sử Vinh Châu; mẹ là Vương thị làm Hoa Nguyên quận quân (華原郡君)[1][8].
Tuy nhiên, Tống Triết Tông lại không sủng ái Mạnh hậu mà thương yêu một tần ngự khác là Lưu Tiệp dư, một cung nhân có sắc đẹp yêu mị, quyến rũ và rành rẽ thuật hầu hạ, khiến Triết Tông say đắm lắm. Lưu Tiệp dư được sủng ái thì sinh ra kiêu căng, ngạo mạn, không coi Mạnh hậu ra gì. Sau khi đại hôn, Mạnh hậu với Triết Tông chỉ có một con gái là [Phúc Khánh công chúa; 福慶公主]. Đến khi Cao Thái hoàng qua đời (1093), tình hình của Mạnh hậu càng tệ hơn.
Năm Thiệu Thánh thứ 3 (1096), theo lệ thì Hoàng hậu và các phi tần đến tế ở Cảnh Linh cung, lễ xong thì Hoàng hậu và các phi tần được ngồi. Lưu Tiệp dư không thèm để ý, một mình bỏ đi xem hoa, ai cũng lấy làm bất bằng. Đến mùa đông cùng năm, Mạnh hậu dẫn các phi tần đến Long Hựu cung yết kiến Hướng Thái hậu. Mạnh hậu theo lệ được ngồi ở ghế trên, các phi tần phải ngồi ở hai bên, Lưu tiệp dư không muốn, mặt biến sắc; người đi theo lấy ghế của Tiệp dư đặt ngang chỗ Mạnh hậu, Tiệp dư mới chịu ngồi. Thái hậu vừa lên điện, phi tần đứng dậy thỉnh an, đến khi Tiệp dư ngồi xuống thì chiếc ghế biến đâu mất, Tiệp dư ngã sóng xoài; sau đó trở về khóc lóc với Triết Tông. Lưu Tiệp dư dần có hiềm khích với Mạnh hậu, tìm cách lật đổ, bèn cùng Nội thị Hác Tùy (郝隨) liên lạc với Chương Đôn, Thái Kinh bên ngoài[9].
Mùa thu năm ấy, con gái Mạnh Hoàng hậu là Phúc Khánh công chúa bị bệnh; có người chị của bà thường ra vào cung cấm, biết chuyện đó liền đi xin một lá bùa trừ tà cho công chúa và mời đạo sĩ vào cung làm phép. Mạnh hậu biết chuyện, sợ mang vạ nên nói lại với Triết Tông. Hoàng đế ban đầu cho là chuyện thường tình của con người, không trách tội gì, Mạnh hậu bèn đốt lá bùa trước mặt Triết Tông. Tuy nhiên, tin tức này đã lan truyền trong cung, lời dị nghị nổi lên[1]. Không bao lâu sau, Phúc Khánh công chúa qua đời, lại có người của Lưu Tiệp dư đến tố cáo mẹ nuôi của bà là Thính Tuyên phu nhân Yến thị cầu khấn trong Tam Mạo am, xin cho Mạnh hậu sớm sinh được Hoàng tử. Lưu tiệp dư tung tin trong cung rằng Mạnh hậu dùng bùa chú, tà thuật với ý đồ xấu. Một hôm, Nội thị Hác Tùy lại đến tố cáo Mạnh hậu làm phép trong am, Triết Tông sai Nhập nội áp ban Lương Tùng Chánh (梁從政) và Quản đương ngự dược viện Tô Khuê (蘇珪) đến bắt hoạn quan, cung nữ hơn 30 người, giao cho bọn Thị ngự sử Đổng Đôn Dật (董敦逸) tra hỏi, nhưng không ai chịu khai gian. Đôn Dật bị Chương Đôn (章惇) uy hiếp, phải làm một bản khẩu cung giả trình lên. Tháng 9 năm ấy, ngày Ất Mão, Tống Triết Tông hạ chiếu phế bỏ Mạnh hậu, đày ra Diêu Hoa cung (瑤華宮), hiệu Hoa Dương giáo chủ (華陽教主), Ngọc Thanh Diệu Tĩnh tiên sinh (玉清妙靜仙師), pháp danh Xung Chân (沖真)[1][10][11].
Về sau, Đổng Đôn Dật cắn rứt lương tâm, xin xét lại án, Tăng Bố can là không nên. Tống Triết Tông thôi không xét nữa nhưng vẫn thầm trách Chương Đôn. Còn Lưu Tiệp dư sau khi hạ sinh hoàng tử thì được lập làm Hoàng hậu. Tuy nhiên, vị hoàng tử này chào đời mới hơn một tháng đã qua đời[12][13].
Phục giáng liên tiếp
sửaNăm Nguyên Phù thứ 3 (1100), ngày 23 tháng 2, Triết Tông băng hà sau 15 năm trị vì, thọ 23 tuổi. Em Triết Tông là Đoan vương Triệu Cát nối ngôi, tức là Tống Huy Tông. Bấy giờ, Hướng Thái hậu thùy liêm đồng thính chính, chủ trương chèn ép Tân đảng mà trọng dụng Cựu đảng, xin cho Mạnh hoàng hậu phục vị. Tống Huy Tông cho đón Mạnh hoàng hậu trở về cung, do vai vế của Mạnh hậu là Hoàng tẩu (vợ của anh), không thể tôn làm Hoàng thái hậu nên Mạnh hậu được tôn huy hiệu làm Nguyên Hựu Hoàng hậu (元祐皇后), còn Lưu hoàng hậu là Nguyên Phù Hoàng hậu (元符皇后)[1][14]. Khi ấy, trong cung có 2 vị Hoàng tẩu Hoàng hậu. Con gái nhỏ Phúc Khánh công chúa của Mạnh hậu, vào lúc khi Huy Tông lên ngôi đã được truy tặng làm Đặng Quốc công chúa (邓國公主). Năm sau (1101), mùa xuân, Hướng Thái hậu qua đời, Cựu đảng ủng hộ Mạnh hậu bị mất chỗ dựa.
Năm Sùng Ninh nguyên niên (1102), xảy ra Nguyên Hựu đảng nhân sự kiện, Cựu đảng ủng hộ Mạnh hậu bị phế trừ. Bấy giờ, Lưu hậu căm ghét việc Mạnh hậu phục vị nên giật dây cho Phùng Hải (馮澥) dâng sớ chỉ trích Hàn Trung Ngạn, nói Nguyên Hựu Hoàng hậu không đáng phục vị, lại thêm Thái Kinh, Triệu Đĩnh Chi (趙挺之), Trương Thương Anh (張商英) ra sức hùa vào, Tống Huy Tông bất đắc dĩ phải đưa Mạnh hậu trở lại Diêu Hoa cung, lấy hiệu Hi Vi Nguyên Thông Tri Hòa Diệu Tĩnh tiên sư (希微元通知和妙靜仙師). Từ đó, Mạnh hậu lại trải qua tiếp hơn 20 năm kiếp sống tu đạo[1][15][16]. Khi đó, Lưu hậu được tôn làm Sùng Ân Thái hậu, sau do kiêu ngạo quá độ, muốn can dự cả việc bên ngoài, tư thông với nhiều người nên bị Tống Huy Tông kiêng dè. Năm Chính Hòa thứ 3 (1113), Tống Huy Tông cùng quần thần nghị định rồi phế truất, Lưu Thái hậu uất ức tự sát[17].
Năm Tĩnh Khang nguyên niên (1126), đời Tống Khâm Tông, Diêu Hoa cung bị hỏa hoạn, Mạnh hậu dời sang Diên Ninh cung. Rồi Diên Ninh cung cũng gặp lửa, bà lại sang ở chỗ Tư trạch Tướng quốc tự tiền. Tống Khâm Tông cùng quần thần nghị định, muốn khôi phục địa vị cho bà, gọi là Nguyên Hựu Thái hậu (元祐太后). Tuy nhiên, việc đang giữa chừng thì thành Biện Kinh[18] bị người Kim vây hãm. Năm thứ 2 (1127), tháng giêng, Biện Kinh thất thủ, Tống Khâm Tông và Tống Huy Tông bị người Kim bắt làm tù binh, Bắc Tống diệt vong[19]. Sau đó, quân Kim áp giải toàn bộ tông thất nhà Tống đã bắt được lên phía bắc, duy Mạnh hậu do đã bị phế nên không bị giải đi[20].
Cuộc đời thăng trầm
sửaPhục vị lần thứ hai
sửaKhi ấy, người Kim lập Thái tể Trương Bang Xương làm Sở Đế ở Trung Nguyên. Bang Xương tuy có dã tâm tự lập chính quyền, nhưng biết dân chúng vẫn còn nhớ đến triều Tống, bèn nghe theo kiến nghị của Lã Hảo Vấn, sai người rước Mạnh hoàng hậu vào cung, tôn làm 「Tống Thái hậu; 宋太后」 ở Diên Phúc cung (延福宮), nghi lễ giống hệt như khi xưa Tống Thái Tổ đón Chu Thái hậu. Về sau các đại thần trung thành với Tống như Hồ Thuấn Trắc (胡舜陟), Mã Thân (馬伸) đồng loạt dâng sớ ép Bang Xương cho Mạnh Thái hậu buông mành nghe chính, Bang Xương bất đắc dĩ phải nghe theo, khôi phục Mạnh Thái hậu danh hiệu 「Nguyên Hựu Hoàng hậu」, đón vào cung để thùy liêm thính chính[1][21].
Lúc bấy giờ, Tông thất triều Tống chỉ còn có Khang vương Triệu Cấu tại Tế Châu[22], thế là Mạnh Thái hậu sai Thượng thư Tả Hữu thừa Phùng Hải (馮澥), Lý Hồi (李噲) cùng người cháu là Mạnh Trung Hải (孟忠澥) mang thư đón về kinh. Lại mệnh Phó đô chỉ huy sứ Quách Trọng Tuân đem người tới hộ vệ, Ngự doanh Tiền quân Thống chế Trương Tuấn bắt được thư viết tay của Thái hậu liền đem bố cáo thiên hạ để tranh thủ sự ủng hộ cho Khang vương.
Năm ấy ngày 12 tháng 6[23], Khang vương Triệu Cấu tức vị Hoàng đế ở Nam Kinh[24], tức là Tống Cao Tông, lập ra triều Nam Tống. Mạnh Thái hậu nghe tin Khang vương lên ngôi, liền bỏ việc buông rèm, chính sự toàn quyền cho Cao Tông quyết định. Cao Tông hoàng đế ra chỉ tấn tôn Mạnh Thái hậu làm Nguyên Hựu Thái hậu (元祐太后), không có chữ ["Hoàng"], nên lúc này Mạnh hậu chưa phải Hoàng thái hậu. Thượng thư tỉnh dâng sớ nói chữ "Nguyên" phạm vào tên của ông nội Mạnh Thái hậu đã được công bố trước đó, vì thế triều đình lại quyết định đổi tôn hiệu của bà là Long Hựu Thái hậu (隆祐太后)[25][26][27]. Mùa thu năm ấy, quân Kim lại Nam hạ, Cao Tông hoảng hốt bỏ chạy về Dương Châu, mệnh Trọng Tuân hộ vệ Long Hựu Thái hậu đi trước, trú ở trị sở Dương Châu. Về sau, quân Kim lại đánh đến nữa, Cao Tông lại bỏ Dương Châu; Trương Tuấn xin định chỗ ở của lục cung, sai Mạnh Trung Hậu đưa thái hậu đến Hàng Châu[28], cho Miêu Phó (苗傅) làm Hỗ tùng Thống chế[1].
Binh biến Miêu Lưu
sửaGiữa lúc triều đình đang khốn đốn vì sự xâm lược của quân Kim thì ngay trong nội bộ lại nổ ra bất hòa dẫn đến một cuộc chính biến. Hai đại tướng là Miêu Phó (苗傅) và Lưu Chính Ngạn (劉正彥) thấy mình có công lớn mà oán hận triều đình thưởng bạc, lại bất mãn khi thấy Vương Uyên (王渊) trước đây chẳng có tiếng tăm gì mà tự nhiên được phong chức cao, bèn lập mưu giết chết Vương Uyên.
Năm Kiến Viêm thứ 3 (1129), ngày 26 tháng 3 (tức ngày 5 tháng 3 âm lịch), xảy ra Miêu, Lưu binh biến. Miêu Lưu phục quân ở chân cầu, giết được Vương Uyên. Vào cung, Miêu Phó và Lưu Chính Ngạn khi gặp Tống Cao Tông thì ép buộc ông nhượng vị, Hoàng tử Ngụy Quốc công Triệu Phu mới 3 tuổi được tôn lên ngôi. Do Triệu Phu còn nhỏ, Mạnh Thái hậu lại một lần nữa lâm triều tham chính, quyền「Thùy liêm đồng thính chính; 垂簾同聽政」, tôn Cao Tông làm Duệ Thánh Nhân Hiếu Hoàng đế (睿聖仁孝皇帝)[29][30]. Long Hựu Thái hậu phong Miêu Phó là Tiết độ sứ của Vũ Đường quân, Lưu Chính Ngạn là Tiết độ sứ của Vũ Thành quân. Mạnh Thái hậu theo lời Chu Thắng Phi (朱勝非), mỗi lần gặp bọn Miêu, Lưu đều ân cần úy dụ, khiến hai người vui mừng không nghi kỵ gì. Lúc đó, Thái hậu ngầm dụ Hàn Thế Trung, Trương Tuấn, Lã Di Hạo và vợ Thế Trung là Lương Hồng Ngọc ở ngoài lo việc Cần vương. Miêu, Lưu thấy quân Cần vương các nơi kéo đến, rất lo sợ, lại nghe theo Chu Thắng Phi, quyết định nhận tội và lập lại Cao Tông lên ngôi.
Ngày 20 tháng 4 (tức ngày 1 tháng 4 âm lịch), Miêu Phó thỉnh chiếu thư của Long Hựu Thái hậu, đưa Duệ Thánh Nhân Hiếu Hoàng đế lên ngôi lần thứ hai. Chu Thắng Phi vẫn sợ Miêu Phó đổi ý nên xin Long Hựu Thái hậu hạ lệnh xá miễn cho Miêu và Lưu. Hai người dẫn bách quan đến mời Cao Tông phục vị. Hôm sau, Long Hựu Thái hậu trả lại triều chính, Cao Tông được về hành cung phục ngôi. Cao Tông đứng trước Long Hựu Thái hậu, tuyên sách tôn làm Hoàng thái hậu, tôn hiệu Long Hựu Hoàng thái hậu (隆祐皇太后)[31][32].
Cuối đời
sửaHoàng thái hậu Mạnh thị nghe Trương Tuấn là người trung nghĩa, nên bàn với Cao Tông, muốn được gặp mặt. Lại có Thừa nghị lang Phùng Tiếp đứng ra yêu cầu Miêu Phó phục ngôi cho Cao Tông, Thái hậu đề nghị thăng chức cho ông ta, Cao Tông đồng ý. Không bao lâu sau, Cao Tông đến Kiến Khang, mệnh Thiêm thư Xu mật viện sự Trịnh Giác hộ vệ Thái hậu. Khi đến nơi thì Cao Tông lại chạy nữa, lệnh cho Lưu Ninh làm Chế trí sứ Giang Chiết, hộ vệ Thái hậu đến Hồng châu. Mệnh bọn Đằng Khang, Lưu Giác cũng đi theo; sau còn sai Tứ Sương đô chỉ huy sứ Dương Duy Trung dẫn quân theo hộ vệ. Trên đường đi, nội thị và cung nhân chết hơn 10 người, duy Thái hậu vẫn vô sự[1].
Khi Thái hậu tới Hồng Châu thì được tin Lưu Quang Thế thua trận, quân Kim đã tiến tới Hồng châu. Khang, Giác đưa Thái hậu ra Cát châu. Ngườu Kim truy đuổi rất gấp, thuyền của Thái hậu ngày đi mà đêm không dám nghỉ. Một buổi bình minh, thuyền đến huyện Thái Hòa, chủ thuyền là Cảnh Tín thấy Thái hậu có nhiều vàng bạc châu báu liền cướp bằng hết; quân lính hộ vệ của Dương Duy Trung tan rã, cung nhân hơn 160 người thất lạc đâu mất, Đằng Khang và Lưu Giác cũng bỏ trốn. Lúc này, chỉ còn gần 10 vệ sĩ hộ tống Thái hậu và mẹ của Nguyên Ý Thái tử Triệu Phu là Phan Hiền phi đến Kiền Châu. Bỗng có thổ hào Trần Tân đến cướp thành, bọn Khang, Giác và Duy Trung chống không nổi; bộ tướng của Dương Duy Trung là Hồ Hữu đem quân phản công, giết được Tân, Thái hậu được an toàn. Cao Tông hoàng đế lúc này sai sứ hỏi hành tung của Thái hậu, biết được bà ở Kiền châu nên mệnh Trung thư xá nhân Lý Chánh Dân đến triều yết[1]. Sau đó, Cao Tông sai Ngự doanh ti đô thống Tân Xí Tông, Đái ngự khí giới Phan Vĩnh đón Thái hậu về Việt. Thái hậu đến nơi, Cao Tông đích thân đón ở ngoài cửa, rồi hỏi tội trừng trị bọn tướng theo bảo vệ.
Lúc Thái hậu phục vị, có người cung nhân dùng bùa chú trong cung, Thái hậu nhớ tới oan án của mình khi trước nên không xử tội, chỉ cho người đó ra khỏi cung. Nhân ngày sinh nhật của mình, Thái hậu nói với Cao Tông rằng Tuyên Nhân Cao Thái hậu là người thánh minh nhưng lại bị bọn gian thần hãm hại, bèn xin xá miễn các cáo trạng của Chương Đôn tố cáo Tuyên Nhân Thái hậu, Cao Tông đồng tình. Tống Cao Tông Triệu Cấu đối với Mạnh Thái hậu tuy không có tình ruột thịt, nhưng lại rất hiếu thuận, người bên ngoài dâng nộp đồ quý đều dâng lên cho Thái hậu chi dùng trước rồi mới đến bản thân. Tuyên giáo lang Phạm Đảo có hiềm khích với Mạnh Trung Hậu, tố cáo với Cao Tông rằng Thái hậu bí mật nuôi một hoàng tử con của Tống Khâm Tông, Cao Tông bèn nói:「"Trẫm với Thái hậu khác gì mẹ con, làm sao có chuyện đó"」. Rồi trị tội người nói gièm[1][33].
Qua đời
sửaThiệu Hưng nguyên niên (1131), tháng 4, ngày Canh Thìn, Long Hựu Hoàng thái hậu Mạnh thị qua đời ở điện Tây của hành cung, thọ 59 tuổi.
Cao Tông buồn bã, dụ nói:「"Trẫm lấy kế thể làm trọng, đương nên trọng phục, phàm lễ nghi của Thái hậu đều dùng lễ Mẫu hậu lâm triều"」. Bà được an táng ở Thượng Hoàng thôn, huyện Cối Kê, Chiết Giang. Tháng 6, ngày Nhâm Thân, bà được tôn thụy hiệu là Chiêu Từ Hiến Liệt Hoàng hậu (昭慈獻烈皇后), là thụy 4 chữ theo tiêu chuẩn "Nữ hậu xưng Chế" bắt đầu từ Chương Hiến Lưu Thái hậu. Tháng 8, bài vị của Chiêu Từ Hiến Liệt hoàng hậu được đặt trong miếu Tống Triết Tông tại Ôn Châu, đặt trên cả bài vị của Chiêu Hoài Lưu Hoàng hậu[1][34]. Sang năm thứ 3 (1133), Cao Tông ân chuẩn cho đổi thụy hiệu Chiêu Từ Hiến Liệt Hoàng hậu thành Chiêu Từ Thánh Hiến Hoàng hậu (昭慈聖獻皇后), gia ân cho người trong họ được hơn 50 người[35].
Xem thêm
sửaTham khảo
sửaChú thích
sửa- ^ a b c d e f g h i j k l m n Tống sử, quyển 243.
- ^ Tục tư trị thông giám, quyển 109
- ^ 《續資治通鑑長編*卷四百七十九》: 「...皇后曾祖贈太師孟元追封溫國公,曾祖母贈舒國太夫人範氏改蔡國。祖贈檢校太傅、安化軍節度使孟隨改淮康軍節度使、開府儀同三司,祖母贈潭國太夫人張氏改定國,贈隨國太夫人劉氏改潞國。父榮州刺史、提舉中太一宮兼集禧觀公事孟在加輕車都尉,食邑五百戶,母榮國夫人王氏追封慶國夫人。」
- ^ Nguyên văn: 孟氏子能執婦禮,宜正位中宮
- ^ 《續資治通鑑長編*卷四百七十二》: 樞密院再對,太皇太后問忠彥等亦聞孟家子細否?對曰:「孟在善人小官,門戶靜,別無事。」又宣諭曰:「不欲選於貴戚家,政恐其驕,驕即難教。」忠彥曰:「如孟在等人家自應不驕,亦須易教。不在富貴中生,則必謹畏。」太皇太后曰:「然。」時二月乙卯也。(二月二日乙卯。)及是月甲寅,太皇太后又宣諭:「孟家女入內能執婦禮,可降制立為皇后。」大防奏曰:「當擇日。」應曰:「今日明日皆好,只就明日降制。」王岩叟曰:「太皇太后宜降一手書付學士院,庶於事體為順。」從之。又語及賜予後家故事,大防曰:「漢時賜予厚。」應曰:「漢時遠,且說唐時。」大防曰:「唐時不見。」又問本朝,大防曰:「有之。但都無文字,必是出於內庫。若不賜予,必作債。」應曰:「曹琮向日還債極多。」琮,光獻叔父也。退聚都堂,召範百祿、梁燾,諭以今日降手書及於制中,要見奉母命之意,又令國史院檢孟元傳送學士院。乃擬手書草□進入。初欲就丙辰降手書,以皇帝本命,遂改用戊午。手書曰:「吾近以皇帝年長,中宮未建,歷選諸臣之家,參求賢德。故馬軍都虞候、贈太尉孟元孫女,閥閱之後,以禮自持,天姿端靖,雅合法相,宜立為皇后。付學士院降制施行,其他典禮並依已降指揮。」(不勘婚事,實錄略載於六年八月二日,今取王岩叟系年錄刪潤編入,可見朝廷議論之難,非一二日而成也。呂大防言仁宗不勘婚及陳子城事、太皇太后悔問田家事,皆在六年八月二十二日。大防又言要門閥並要勘婚恐難得,在六年十二月二十六日。宣諭得孟氏女及大防等議更不勘婚,在七年二月二日。宣諭立後在四月初二日。今並書於四月二日,惟始得孟氏女宣諭仍著其月日。)
- ^ 《宋史·卷二百四十三·列傳第二·后妃傳下·昭慈孟皇后》: 初,哲宗既長,宣仁高太后曆選世家女百余入宮。后年十六,宣仁及欽聖向太后皆愛之,教以女儀。元祐七年,諭宰執:「孟氏子能執婦禮,宜正位中宮。」命學士草制。又以近世禮儀簡略,詔翰林、台諫、給舍與禮官議冊后六禮以進。
- ^ Tục tư trị thông giám, quyển 82
- ^ 《宋史·卷二百四十三·列傳第二·后妃傳下·昭慈孟皇后》: 帝親禦文德殿冊為皇后。宣仁太后語帝曰:「得賢內助,非細事也。」進后父閤門祗候在為宗儀使、榮州刺史,母王氏華原郡君。
- ^ 《宋史·卷二百四十三·列傳第二·后妃傳下·昭慈孟皇后》: 久之,劉婕妤有寵。紹聖三年,后朝景靈宮,訖事,就坐,諸嬪禦立侍,劉獨背立簾下,后閤中陳迎兒呵之,不顧,閤中皆忿。冬至日,會朝欽聖太后于隆祐宮,后御坐未髹金飾,宮中之制,惟后得之。婕妤在他坐,有慍色,從者為易坐,制與后等。眾弗能平,因傳唱曰:「皇太后出!」后起立,劉亦起,尋各復其所,或已撤婕妤坐,遂僕於地。懟不復朝,泣訴於帝。內侍郝隨謂婕妤曰:「毋以此戚戚,願為大家早生子,此坐正當為婕妤有也。」
- ^ Tục tư trị thông giám, quyển 84
- ^ 《宋史·卷二百四十三·列傳第二·后妃傳下·昭慈孟皇后》: 會后女福慶公主疾,后有姊頗知醫,嘗已后危疾,以故出入禁掖。公主藥弗效,持道家治病符水入治。后驚曰:「姊甯知宮中禁嚴,與外間異邪?」令左右藏之;俟帝至,具言其故。帝曰:「此人之常情耳。」后即藝符於帝前。宮禁相汀傳,厭魅之端作矣。未幾,后養母聽宣夫人燕氏、尼法端與供奉官王堅為后禱祠。事聞,詔入內押班梁從政、管當禦藥院蘇珪,即皇城司鞫之,捕逮宦者、宮妾幾三十人,搒掠備至,肢體毀折,至有斷舌者。獄成,命侍御史董敦逸覆錄,罪人過庭下,氣息僅屬,無一人能出聲者。敦逸秉筆疑未下,郝隨等以言脅之。敦逸畏禍及己,乃以奏牘上。詔廢后,出居瑤華宮,號華陽教主、玉清妙靜仙師,法名沖真。
- ^ Tống sử, quyển 18
- ^ 《宋史·卷二百四十三·列傳第二·后妃傳下·昭慈孟皇后》: 初,章惇誣宣仁后有廢立計,以后逮事宣仁,惇又陰附劉賢妃,欲請建為后,遂與郝隨構成是獄,天下冤之。敦逸奏言:「中宮之廢,事有所因,情有可察。詔下之日,天為之陰翳,是天不欲廢后也;人為之流涕,是人不欲廢后也。」且言:「嘗覆錄獄事,恐得罪天下後世。」帝曰:「敦逸不可更在言路。」曾布曰:「陛下本以皇城獄出於近習推治,故命敦逸錄問,今乃貶錄問官,何以取信中外?」乃止。帝久亦悔之,曰:「章惇誤我。」
- ^ Tục tư trị thông giám, quyển 87
- ^ 《宋史·卷二百四十三·列傳第二·后妃傳下·昭慈孟皇后》: 元符末,欽聖太后將復后位,適有布衣上書,以后為言者,即命以官;於是詔后還內,號元祐皇后,時劉號元符皇后故也。崇甯初,郝隨諷蔡京再廢后,昌州判官馮澥上書言后不得復。台臣錢遹、石豫、左膚等連章論韓忠彥等信一布衣狂言,復己廢之後,以掠虛美,望斷以大義。蔡京與執政許將、溫益、趙挺之、張商英皆主其說。徽宗從之,詔依紹聖詔旨,復居瑤華宮,加賜希微元通知和妙靜仙師。
- ^ 《宋史·卷一十九·本紀第十九·徽宗一》: 丁酉,治臣僚議復元祐皇后及謀廢元符皇后者罪,降韓忠彥、曾布官,追貶李清臣為雷州司戶參軍,黃履為祁州團練副使,竄曾肇以下十七人。己亥,籍元祐及元符末宰相文彥博等、侍從蘇軾等、余官秦觀等、內臣張士良等、武臣王獻可等凡百有二十人,禦書刻石端禮門。庚子,以元符末上書人鐘世美以下四十一人為正等,悉加旌擢;范柔中以下五百余人為邪等,降責有差。時世美已卒,詔贈官,仍官其子一人。壬寅,貶曾布為武泰軍節度副使。甲辰,詔:「元符三年、建中靖國元年責降臣僚已經牽復者,其元責告命並繳納尚書省。」冬十月癸亥,蔣之奇罷。戊辰,詔責降宮觀人不得同一州居住。甲戌,以御史錢遹、石豫、左膚及輔臣蔡京、許將、溫益、趙挺之、張商英等言,罷元祐皇后之號,復居瑤華宮。
- ^ Tục tư trị thông giám, quyển 91
- ^ Kinh đô triều Tống, nay thuộc Khai Phong, Hà Nam, Trung Quốc
- ^ Tục tư trị thông giám, quyển 97
- ^ 《宋史·卷二百四十三·列傳第二·后妃傳下·昭慈孟皇后》: 靖康初,瑤華宮火,徙居延甯宮;又火,出居相國寺前之私第。金人圍汴,欽宗與近臣議再復后,尊為元祐太后。詔未下而京城陷。時六宮有位號者皆北遷,后以廢獨存。
- ^ 《宋史·卷二百四十三·列傳第二·后妃傳下·昭慈孟皇后》: 張邦昌僭位尊號為宋太后,迎居延福宮,受百官朝。胡舜陟、馬伸又言,政事當取后旨。邦昌乃復上尊號元祐皇后,迎入禁中,垂簾聽政。
- ^ Huyện Cự Dã, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
- ^ “Academia Sinica - Chuyển hoán Trung Tây 2000 năm”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2015.
- ^ Thương Khâu, Hà Nam, Trung Quốc hiện nay
- ^ Tục tư trị thông giám, quyển 98
- ^ Tống sử, quyển 24
- ^ 《宋史·卷二百四十三·列傳第二·后妃傳下·昭慈孟皇后》: 后聞康王在濟,遣尚書左右丞馮澥、李回及兄子忠厚持書奉迎。命副都指揮使郭仲荀將所部扈衛,又命禦營前軍統制張俊逆於道。尋降手書,播告天下。王至南京,后遣宗室士㒟及內侍邵成章奉圭寶、乘輿、服禦迎,王即皇帝位,改元,后以是日撤簾,尊后為元祐太后。尚書省言,「元」字犯后祖名,請易以所居宮名,遂稱隆祐太后。
- ^ Thiệu Hưng, Chiết Giang, Trung Quốc hiện nay
- ^ Tục tư trị thông giám, quyển 104
- ^ 《宋史·卷二十五·本紀第二十五·高宗二》: 傅等迫帝遜位於皇子魏國公,請隆祐太后垂簾同聽政
- ^ 《宋史·卷二十五·本紀第二十五·高宗二》: 夏四月戊申朔,太后下詔還政,皇帝復大位。帝還宮,與太后御前殿垂簾,詔尊太后為隆祐皇太后。
- ^ 《宋史·卷二百四十三·列傳第二·后妃傳下·昭慈孟皇后》: 逾年,傅與劉正彥作亂,請太后聽政。又請立皇子。太后諭之曰:「自蔡京、王黼更祖宗法,童貫起邊事,致國家禍亂。今皇帝無失德,止為黃潛善、汪伯彥所誤,皆已逐矣。」傅等言必立皇太子,太后曰:「今強敵在外,我以婦人抱三歲小兒聽政,將何以令天下?」傅等泣請,太后力拒之。帝聞事急,詔禪位元子,太后垂簾聽政。朱勝非請令臣僚得獨對論機事,仍日引傅黨一人上殿,以釋其疑。太后從之,每見傅等,曲加慰撫,傅等皆喜。韓世忠妻梁氏在傅軍中,勝非以計脫之,太后召見,勉令世忠速來,以清岩陛。梁氏馳入世忠軍,諭太后意。世忠等遂引兵至,逆黨懼。朱勝非等誘以復辟,命王世修草狀進呈。太后喜曰:「吾責塞矣。」再以手劄趣帝還宮,即欲撤簾。帝令勝非請太后一出禦殿,乃命撤簾。是日,上皇太后尊號。
- ^ 《宋史·卷二十五·本紀第二十五·高宗二》: 入宮禁中,嘗微苦風眩。有宮人自言善符呪,疾良已。太后驚曰:「仁吾豈敢復聞此語耶!」立命出之。太后生辰,置酒宮中,從容謂帝曰:「宣仁太后之賢,古今母后未有其比。昔奸臣肆為謗誣,雖嘗下詔明辨,而國史尚未刪定,豈足傳信?吾意在天之靈,不無望於帝也。」帝聞之悚然。后乃更修《神宗》、《哲宗實錄》,始得其正,而奸臣情狀益著。帝事太后極孝,雖帷帳皆親視;或得時果,必先獻太后,然後敢嘗。宣教郎范燾與忠厚有憾,誣與太后密養欽宗子。帝曰:「朕于太后如母子,安得有此。」即治其罪。紹興五年春,患風疾,帝旦暮不離左右,衣弗解帶者連夕。
- ^ 《宋史·卷二十六·本紀第二十六·高宗三》: 八月丙寅,丁丑,祔昭慈獻烈皇后神主于溫州太廟。
- ^ 《宋史·卷二十五·本紀第二十五·高宗二》: 四月,崩於行宮之西殿,年五十九。遺命擇地攢殯,俟軍事寧,歸葬園陵。帝詔曰:「朕以繼體之重,當從重服,凡喪祭用母后臨朝禮。」上尊號曰昭慈獻烈皇太后,推恩外家凡五十人。殯於會稽上皇村,附神主於哲宗室,位在昭懷皇后上。三年,改諡昭慈聖獻。后性節儉謙謹,有司月供千緡而止。幸南昌,斥賣私絹三千匹充費。尋詔文書應奏者避后父名,不許;群臣請上太皇太后號,亦不許。忠厚直顯謨閣,台諫、給舍交章論列,后聞,即令易武,命學士院降詔,戒敕忠厚等不得預聞朝政、通貴近、至私第謁見宰執。以恩澤當得官者近八十員,后未嘗陳請。初,后受冊日,宣仁太后歎曰:「斯人賢淑,惜福薄耳!異日國有事變,必此人當之。」后皆如所云。