Mùa thu

Mùa tiếp nối mùa hè và đến trước mùa đông, thường bắt đầu từ tháng chín đến tháng mười một ở Bắc Bán Cầu và từ tháng ba đến tháng năm ở Nam Bán Cầu

Mùa thu (Tiếng Anh: autumn (hay fall từ Tiếng Anh Mỹ)) hay Thumùa thứ ba trong bốn mùa trên Trái Đất và một số hành tinh. Nó là giai đoạn chuyển tiếp từ mùa hạ sang mùa đông, thường bắt đầu từ tháng chín đến tháng mười mộtBắc Bán Cầu và từ tháng ba đến tháng nămNam Bán Cầu.

Mùa thu
Mùa ôn đới
Sự đa dạng về màu sắc giữa cây cối và nền rừng giống như một bức tranh tường khổng lồ vào mùa thu, đặc biệt là cảnh quan thành phố
Vùng ôn đới phía bắc
Mùa thiên văn23 tháng 9 - 22 tháng 12
Mùa khí tượng1 tháng 9 - 30 tháng 11
Mùa mặt trời1 tháng 8 - 31 tháng 10
Vùng ôn đới phía nam
Mùa thiên văn21 tháng 3 - 21 tháng 6
Mùa khí tượng1 tháng 3 - 31 tháng 5
Mùa mặt trời1 tháng 2 - 30 tháng 4
Hạ
Xuân Thu
Đông

Từ nguyên

sửa

Chữ Hán: 秋.

Trên Trái Đất

sửa
 
Mùa thu ở Bắc bán cầu là khoảng 1/4 quỹ đạo của các hành tinh giữa Ls = 180° và 270°
 
Rừng cây mùa thu tại Đức

Mùa thu là mùa trong đó phần lớn các loại cây trồng được thu hoạch và các loại cây rụng lá mất của chúng. Nó cũng là mùa mà thời gian ban ngày ngắn dần lại và lạnh hơn (đặc biệt rõ nét là ở các vĩ độ lớn). Tại các khu vực ôn đới thì lượng mưa cũng tăng dần lên trong một số khu vực.

 
Một con đường trong Rừng Quốc gia Hiawatha, Bán đảo Thượng Michigan, Mỹ, vào mùa thu.
 
Mùa thu tại Kyoto thành phố của Nhật Bản

Về mặt thiên văn học, mùa thu bắt đầu từ thời điểm thu phân (khoảng 23 tháng 9Bắc bán cầu21 tháng 3Nam bán cầu), và kết thúc vào thời điểm đông chí (khoảng 21 tháng 12 ở Bắc bán cầu và 21 tháng 6 ở Nam bán cầu). Tuy nhiên, các nhà khí tượng học tính toàn bộ các tháng Ba, Năm ở Nam bán cầu cũng như các tháng Chín, MườiMười Một ở Bắc bán cầu như là thời gian của mùa thu. Ngoại lệ đối với các định nghĩa này là lịch Ireland trong đó người ta vẫn tuân theo chu kỳ Celt, ở đó mùa thu được tính như là toàn bộ các tháng Tám, Chín và Mười. Ngoài ra, theo lịch Trung Quốc thì mùa thu bắt đầu được tính từ tiết lập thu (khoảng ngày 7 tháng 8 và kết thúc vào tiết lập đông (khoảng ngày 7 tháng 11 dương lịch).

Mặc dù thời gian ban ngày bắt đầu ngắn lại rõ nét từ tháng Bảy hoặc tháng Tám ở Bắc bán cầu và tháng Giêng hay tháng Hai ở Nam bán cầu, nhưng thông thường trong tháng Chín hay tháng Ba thì sự thoái trào mới trở nên rõ ràng hơn và đột ngột hơn trong so sánh với sự kéo dài thời gian ban ngày của mùa hè.

Hai mươi tư tiết khí
Kỷ nguyên J2000
Kinh độ Tiết khí Dương lịch
(thông thường)
Xuân
315° Lập xuân 4 - 5/2
330° Vũ thủy 18 - 19/2
345° Kinh trập 5 - 6/3
Xuân phân 20 - 21/3
15° Thanh minh 4 - 5/4
30° Cốc vũ 20 - 21/4
Hạ
45° Lập hạ 5 - 6/5
60° Tiểu mãn 21 - 22/5
75° Mang chủng 5 - 6/6
90° Hạ chí 21 - 22/6
105° Tiểu thử 7 - 8/7
120° Đại thử 22 - 23/7
Thu
135° Lập thu 7 - 8/8
150° Xử thử 23 - 24/8
165° Bạch lộ 7 - 8/9
180° Thu phân 23 - 24/9
195° Hàn lộ 8 - 9/10
210° Sương giáng 23 - 24/10
Đông
225° Lập đông 7 - 8/11
240° Tiểu tuyết 22 - 23/11
255° Đại tuyết 7 - 8/12
270° Đông chí 21 - 22/12
285° Tiểu hàn 5 - 6/1
300° Đại hàn 20 - 21/1

Mùa thu thông thường cũng được định nghĩa như là mùa khai trường ở phần lớn các quốc gia, do chúng thông thường bắt đầu vào đầu tháng Chín hay tháng Ba (phụ thuộc vào từng bán cầu).

Các định nghĩa này, cũng giống như các định nghĩa nói chung của mùa, là không hoàn thiện do chúng đều cho rằng các mùa có độ dài bằng nhau, cũng như bắt đầu và kết thúc vào cùng một thời điểm dọc theo cùng một khu vực của mỗi bán cầu.

Trên các hành tinh

sửa

Các hành tinhtrục tự quay không vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo đều có hiện tượng mùa, bao gồm mùa thu. Mùa thu ở bắc bán cầu là khoảng thời gian bắt đầu khi hành tinh nằm ở điểm thu phân (Ls = 180°) trên quỹ đạo, và kết thúc khi nó nằm ở điểm đông chí (Ls = 270°). Mùa thu ở bắc bán cầu trùng với mùa xuânnam bán cầu, và mùa thu ở nam bán cầu trùng với mùa xuân ở bắc bán cầu.

Mùa thu trong văn hóa truyền thống

sửa

Sự gắn liền của mùa thu với giai đoạn chuyển tiếp từ thời tiết nóng ấm sang thời tiết lạnh ở Bắc bán cầu và trạng thái liên quan của nó như là mùa của thu hoạch chủ yếu, đã ngự trị trong các chủ đề liên quan và các hình ảnh thông dụng của nó.

 
Nhân cách hóa mùa thu (In thạch bản của Currier & Ives, 1871)

Trong văn hóa phương Tây, người ta nhân cách hóa mùa thu như là một người đàn bà đẹp, khỏe mạnh được trang điểm bằng các loại quả, rau quả và ngũ cốc đã chín vào thời gian này. Phần lớn các nền văn minh cổ đại đều đề cao các lễ hội thu hoạch trong mùa thu, thông thường là quan trọng nhất trong các loại lịch của họ. Vẫn còn tiếng vang trong số các lễ hội này là: Lễ tạ ơn (Thanksgiving) vào cuối mùa thu ở Hoa KỳCanada, lễ hội Sukkot của người Do Thái với nguồn gốc của nó như là lễ hội trăng tròn mùa thu hoạch của "hòm thánh" (trong các túp lều ở đó các sản phẩm đã thu hoạch được chế biến và sau đó có được tầm quan trọng mang tính tôn giáo), nhiều lễ hội của thổ dân Bắc Mỹ gắn liền với các thức ăn từ các loại cây quả đã chín thu hoạch được từ tự nhiên hay Tết Trung thu của người Trung Quốc, Việt Nam v.v và nhiều lễ hội khác. Tâm trạng chủ yếu trong các lễ hội mùa thu này là niềm vui sướng vì một mùa thu hoạch bội thu cũng như phảng phất nỗi buồn vì thời tiết khắc nghiệt sắp đến. Tưởng nhớ tới tổ tiên cũng là một chủ đề phổ biến của các lễ hội này.

 
Bức tranh nổi tiếng "Mùa thu vàng" của Levitan

Tại Hoa Kỳ ngày nay, bên cạnh sự khởi đầu của một năm học mới thì mùa thu còn gắn liền với ngành công nghiệp điện ảnh như là sự khởi đầu cho các bộ phim thông thường là ít vốn đầu tư nhưng lại có giá trị về mặt nghệ thuật mang tính kinh điển cho các giải thưởng như giải Oscar hay của BAFTA (các lễ trao giải thường được tổ chức vào cuối tháng 2 năm sau). Những bộ phim như thế được coi là không quá sôi nổi, nhưng sâu sắc hơn về nội dung và nghiêm túc hơn so với những bộ phim nhiều vốn đầu tư, chứa đầy các kỹ xảo điện ảnh trong mùa hè. Mùa thu, được bắt đầu vào ngày nghỉ cuối tuần sau ngày lễ Lao động (ngày 1 tháng 9 tại Bắc Mỹ) và kết thúc—trong các năm nhuận—vào ngày nghỉ cuối tuần trước ngày bầu cử Tổng thống Mỹ, là mùa ngắn nhất và ít lợi nhuận nhất của các loại phim.

 
'Mùa thu vàng' tại khu vườn Georgengarten, Hannover, Đức.

Mùa thu còn gắn liền với lễ Halloween, và cùng với nó là chiến dịch tiếp thị rộng rãi để cổ động cho nó. Ngành công nghiệp điện ảnh và âm nhạc sử dụng thời gian này của năm để cổ động cho các phim và đĩa hát gắn liền với lễ hội này, chúng được phát hành từ đầu tháng Chín nhưng không muộn hơn ngày 28 tháng 10, do đề tài của chúng nhanh chóng mất đi sức mạnh khi lễ hội qua đi.

Mùa thu, giống như mùa xuân, là rất khó dự đoán và, trong nhiều khu vực, nó rất ngắn ngủi. Nhiệt độ trong tháng Chín có thể cao trên 86 °F (30 °C) và với chỉ số nhiệt thì nó có thể tạo ra nhiều điều kiện nguy hiểm liên quan tới sự cẩu thả của con người trong tương quan với các rủi ro của chứng đột quỵ do nhiệt (cao thân nhiệt). Trong tháng Mười, đặc biệt là ở các vĩ độ cao, có thể có các đợt lạnh bất thần cũng như hỗn hợp của mưa và tuyết rơi, mặc dù tuyết ổn định chỉ che phủ ổn định hơn kể từ giữa tháng Mười Một.

Các lễ hội mùa thu

sửa
 
phong đổi màu trong mùa thu
 
Trang trí vào lễ hội thu hoạch, được thiết kế bởi phụ nữ nông thôn Wietzendorf, Heidekreis, Đức. Mùa thu là mùa thu hoạch chính tại châu Âu

Mùa thu và du lịch

sửa
 
Dẻ gai châu Âu vào mùa thu

Miền đông của Canada và khu vực New England của Hoa Kỳ nổi tiếng trên thế giới vì sự rực rỡ của "mùa lá rụng" của mình và công nghiệp du lịch theo mùa đã tăng trưởng nhanh chóng trong vài tuần của mùa thu khi các loại lá cây ở thời kỳ đỉnh cao nhất của mình về màu sắc. Một số chương trình dự báo thời tiết trên ti vi và các trang web thậm chí còn thông báo về tình trạng của mùa lá rụng trong cả mùa như là một dịch vụ dành cho du khách.

Hỗn hợp của các loài cây xanh suốt năm và các loại cây rụng lá (đặc biệt là cây phong) trong các cánh rừng ở Canada đã làm cho chúng có một màu sắc hết sức đa dạng. Hình ảnh ở bên phải được chụp tại công viên Algonquin, Ontario, Canada.

Mùa thu trong văn hóa

sửa
 
Mùa thu tại Công viên Buttes-Chaumont, Paris
 
Hàng cây Dẻ gai châu Âu tại Ý vào mùa thu.
 
Cây lá đỏ đang rụng lá
 
Màu vàng rực rỡ của các loại cây vào mùa thu dưới ánh nắng Mặt Trời
 
Lá rụng mùa thu

Văn học

sửa

Việt Nam

sửa

Có rất nhiều nhà thơ văn lấy mùa thu làm chủ đề. Riêng trong kho tàng văn hóa Việt Nam thì mùa thu được nhiều tác giả mượn làm khung cảnh cho sáng tạo và sáng tác.

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
  • Hay ba bài thơ trong chùm thơ thu "nức danh" của Nguyễn Khuyến sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà là "Thu điếu", "Thu vịnh" và "Thu ẩm".

"Thu điếu"

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Nghệ thuật và âm nhạc

sửa

Việt Nam

sửa

Hầu hết các nhạc sĩ Việt Nam đều có ít nhiều nhạc phẩm viết về mùa thu trong đó có:

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa