Luật Bảo đảm (tiếng Ý: Legge delle guarentigie), đôi khi còn được gọi là Luật Bảo đảm của Giáo hoàng,[1] là tên gọi của luật được thông qua bởi Thượng viện và Hạ viện của Quốc hội Vương quốc Ý, ngày 13 tháng 5 năm 1871, liên quan đến các đặc quyền của Tòa thánh và mối quan hệ giữa nhà nước và nhà thờ tại Vương quốc Ý. Luật này bảo đảm các đặc quyền có chủ quyền cho Giáo hoàng, người đã bị tước đoạt Lãnh địa Giáo hoàng. Các giáo hoàng từ chối chấp nhận luật này, vì nó được ban hành bởi một chính phủ nước ngoài và do đó luật này có thể bị thu hồi theo ý muốn Quốc hội, khiến các giáo hoàng không có toàn quyền yêu sách về địa vị có chủ quyền. Để đáp lại, các giáo hoàng tuyên bố mình là tù nhân của Vatican. Vấn đề Roma sau đó không được giải quyết cho đến khi có Hiệp ước Latêranô năm 1929.

Giáo hoàng Piô IX, người đã từ chối Luật Bảo đảm và tuyên bố mình là Tù nhân ở Vatican

Nguồn gốc của luật

sửa

Sau khi Chiếm đóng Rome năm 1870, căng thẳng giữa Giáo hội và Vương quốc Ý đã lên đến đỉnh điểm.[1] Chính phủ Ý khẳng định rằng họ đã xâm lược Rome để bảo vệ Giáo hoàng[note 1] và sự độc lập của Tòa Thánh.[note 2]

Một thông tư của Bộ trưởng Emilio Visconti Venosta, gửi đến tất cả các cường quốc Công giáo, ám chỉ đến việc đảm bảo những ý định này thông qua một hội nghị quốc tế. Tuy nhiên, phản ứng quốc tế nhìn chung là không quan tâm, và thay vào đó, chính phủ Ý đã chọn thông qua một luật trong nước được Quốc hội Ý thông qua.

Trong một lá thư từ Hồng y đại diện của mình có ngày 2 tháng 3 năm 1871, Giáo hoàng Piô IX đã phản đối luật này, nói rằng "không dễ để quyết định xem sự vô lý, xảo quyệt hay khinh thường đóng vai trò lớn nhất" trong việc thông qua luật này.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Schapiro, European History, pg. 446.

Chú thích

sửa
  1. ^ Visconti-Venosta, circular of 7 September 1870; the autograph letter of Victor Emmanuel to Pius IX, dated 29 Aug., received 10 Sept.; again the king's answer to the Roman deputation which brought him the result of the plebiscite
  2. ^ Tuyên bố của Tướng Cadorna tại Terni, ngày 11 tháng 9.

Tài liệu tham khảo

sửa
  • Cismas, Ioana. Religious Actors and International Law (New York: Oxford University Press, 2014). ISBN 9780198712824
  • Duffy, Eamon. Saints & Sinners: A History of the Popes (New Haven: Yale University Press, 1997). ISBN 0300073321
  • Hanson, Eric O. The Catholic Church in World Politics (Princeton, NJ: Princeton University Press, 1987).
  • Metz, René. What is Canon Law? (New York: Hawthorn Books/Publishers, 1960). Michael Derrick (translator of the French original).
  • Bản mẫu:Catholic GIOBBIO, Lezioni di diplomazia ecclesiastica (Rome, 1899), I, passim; CASTELLARI, La Santa Sede (Milan, 1903), I, 108 sqq.; II, 488–608; GEFFCKEN, Die völkerrechtliche Stellung des Papsttums (Rome, 1887), 172; Gazetta Ufficiale, series II, no. 214; Acta Pii IX (Rome, s. d.), pt. I, vol. V, 286 sqq., 306 sqq., 352 sqq.; Acta Sanctœ Sedis (Rome, 1870–1871), VI.
  • Bản mẫu:Catholic Civiltà Cattolica (Rome), ser. VIII, IV, 652; VI, 51; VIII, 653; VIII, 3l62; Questioni politico-religiose (Rome, 1905).
  • Bản mẫu:Source-attribution