Học viện Kỹ thuật Quân sự

(Đổi hướng từ Le Qui Don Technical University)

Học viện Kỹ thuật Quân sự (tiếng Anh: Military Technical Academy – MTA) hay còn được gọi với cái tên dân sự là Đại học Lê Quý Đôn là Đại học đầu ngành kỹ thuật, công nghệ quân sự và công nghiệp quốc phòng nằm trong Nhóm các Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, sự chỉ đạo nghiệp vụ của Bộ giáo dục và Đào tạo. Học viện có nhiệm vụ đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nghệ quân sự, chỉ huy tham mưu kỹ thuật có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cho quân đội. Đồng thời, Học viện có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ quân sự, kết hợp nghiên cứu với triển khai ứng dụng, chuyển giao công nghệ với sản xuất và thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội.[1]

Học viện Kỹ thuật Quân sự (KQH)
Bộ Quốc phòng
Biểu trưng của Học viện Kỹ thuật Quân sự (MTA)
Quốc gia Việt Nam
Thành lập28 tháng 10 năm 1966; 58 năm trước (1966-10-28)
Nhiệm vụĐào tạo chỉ huy, kỹ sư quân sự và dân sự
Đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ
Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ
Quy mô18.000 người
Bộ phận của Bộ Quốc phòng (Việt Nam)
Bộ chỉ huysố 236, đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Tên khácTrường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn
Đặt tên theothứ tự thời gian:

+ Năm 1966: Phân hiệu II Đại học Bách khoa
+ Năm 1968: Đại học Kỹ thuật Quân sự
+ Năm 1981: Học viện Kỹ thuật Quân sự

+ Năm 1991: Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn.
Khẩu hiệuTrí tuệ tỏa sáng
Hành khúcĐi tới ngày mai
Lễ kỷ niệmngày 28 tháng 10 hằng năm
Vinh danhAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Huân chương Hồ Chí Minh Huân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Nhất
Huân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Nhì
Huân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Ba
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhất ×2
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhì
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Ba
Huân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Ba
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhì
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Ba
Điện thoại069.515200
Websitemta.edu.vn
Chỉ huy
Giám đốc
Chính ủy

Địa chỉ trụ sở chính và các chi nhánh

sửa
  • Tổng diện tích mặt bằng các chi nhánh và trụ sở chính của Học viện Kỹ thuật Quân sự là hơn 50ha.
  • Các cơ sở của Học viện:[2]
    • Cơ sở 1: Trụ sở chính (khu A), số 236 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Là nơi làm việc của Ban giám đốc, các cơ quan chức năng, các Khoa, Viện, Trung tâm nghiên cứu và cũng là nơi sinh hoạt, rèn luyện, học tập, nghiên cứu khoa học của đối tượng học viên, sinh viên đào tạo đại học và sau đại học.
    • Cơ sở 2: Khu B, đường Kiều Mai, phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội: Gồm Ký túc xá, Giảng đường, Khu thể thao, Nhà ăn; Xưởng Chế thử/Trung tâm Công nghệ; Trung tâm dạy nghề lái xe; Hệ đào tạo Sau đại học;
    • Cơ sở 3: Đại diện khu vực phía Nam tại số 71 đường Cộng Hòa, phường 04, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh; điện thoại: 069 662 644; Gồm cơ quan đại điện và đào tạo sau đại học tại phía Nam.
    • Cơ sở 4: Trung tâm Huấn luyện tại số 125 Vĩnh Phúc, đường Nguyễn Văn Linh, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (10ha): Gồm các Xưởng thực hành, thực tập và là nơi sinh hoạt, rèn luyện, học tập của các đối tương đào tạo liên thông, chuyển cấp, văn bằng 2 và các lớp đào tạo ngắn hạn.
    • Cơ sở 5: Khu Hòa Lạc tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội (23ha): Trung tâm nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ Hòa Lạc; Trường bắn Thử nghiệm vũ khí; Khu huấn luyện dã ngoại, Khu hậu cần...
    • Cơ sở 6: Khu Kim Chung, Kim Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội là Khu nghiên cứu khoa học quân sự, huấn luyện, đào tạo.
    • Cơ sở 7: Phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (5ha).

Tổng quan

sửa

Học viện Kỹ thuật quân sự là trường đại học nghiên cứu (research university), được tổ chức theo mô hình trường đại học kỹ thuật tổng hợp, vừa đào tạo và nghiên cứu ứng dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại vào thiết kế, chế tạo, sản xuất và khai thác sử dụng vũ khí, khí tài, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật quân sự trong bối cảnh cuộc cách mạng kỹ thuật quân sự đang phát triển nhanh chóng trên thế giới, cũng như phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhà khoa học

sửa

Hơn 1300 cán bộ với hơn 900 giảng viên, trong đó:

Cơ sở vật chất

sửa

Tổng diện tích mặt bằng của Trụ sở chính tại 236, Hoàng Quốc Việt và các chi nhánh khác: hơn 50 hecta.

Hệ thống các giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm,khu giáo dục thể chất, ký túc xá...; các trang thiết bị nghiên cứu và giảng dạy hiện đại, đồng bộ phù hợp với chương trình đào tạo Học viện đang áp dụng, cụ thể: hơn 200 giảng đường, phòng đào tạo từ xa, phòng thí nghiệm, sân vận động, bể bơi... Thư viện với trên 2000 m2 sử dụng với 76.000 đầu sách, cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng thông tin trang bị đồng bộ, có hệ thống phòng đọc, phòng tra cứu Internet. Hệ thống thư viện điện tử với nhiều cơ sở dữ liệu giáo trình,tài liệu, máy chủ và máy trạm khai thác dữ liệu trực tuyến trên Internet...

Hợp tác

sửa

Trường đã tổ chức đào tạo liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước: Đại học Kỹ thuật Quốc gia Moskva Bauman, Đại học Bách khoa Saint Petersburg, Đại học Công nghê Thông tin Cơ khí và Quang học Saint Petersburg, Đại học Hàng không Moskva (Liên bang Nga); Học viện Phòng vệ Nhật Bản, Trường Đại học Điện tử Truyền thông Tokyo (Nhật Bản); Đại học Quốc dân Hàn Quốc; (Hàn Quốc); Đại học Quốc phòng Brno (Cộng hòa Séc); Đại học New South Wales/Học viện Quốc phòng Australia (UNSW@ADFA); Học viện Kỹ thuật Quân sự Munich (Đức) và một số Học viện Quân sự của Liên bang Nga, Pháp, Đức, Bulgari, Ba Lan... Đại học Thanh Hoa, Đại học Khoa học và công nghệ Nam Kinh (Trung Quốc), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội... đồng thời Trường còn gửi cán bộ đi đào tạo tại Anh, Úc, Nhật Bản, Séc, Đức...[3]

Tính đến năm 2015, Học viện có quan hệ hợp tác với trên 50 trường đại học trên thế giới.

Lịch sử

sửa

Ngày 08/08/1966 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 146-CP thành lập Phân hiệu II Đại học Bách Khoa.

Ngày 28/10/1966, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Phân Hiệu II Đại học Bách Khoa đồng thời khai giảng khóa đào tạo 1 tại Thủ đô Hà Nội. Từ đó tới nay, ngày 28/10 hàng năm trở thành ngày truyền thống của Nhà trường.

Ngày 18/6/1968, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 88-CP chuyển "Phân hiệu II Đại học Bách khoa" thuộc Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp thành "Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự" thuộc Bộ Quốc phòng.[4]

Ngày 15/12/1981, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Học viện Kỹ thuật Quân sự trên cơ sở trường Đại học Kỹ thuật Quân sự.

Ngày 06/5/1991: Thủ tướng Chính phủ quyết định cho Học viện Kỹ thuật Quân sự được sử dụng tên dân sự Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn với 2 nhiệm vụ đào tạo quân sự và dân sự.[5]

Ngày 31/1/2008, Học viện Kỹ thuật Quân sự được Chính phủ quyết định đưa vào danh sách 15 trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam.

Lãnh đạo hiện nay

sửa

Nguồn:[6]

TT Chức vụ Họ tên Đảm nhiệm Ghi chú
1 Giám đốc

(GS, TS)

Từ 2023
2 Chính ủy

(ThS)

Từ 2022 Bí thư Đảng ủy
3 Phó Giám đốc

(GS, TS)

Từ 2020
4 Phó Giám đốc

(Phụ trách KHCN, Thông tin KHQS, Kỹ thuật)

(PGS, TS)

Từ 2022
5 Phó Giám đốc

(Phụ trách Hậu cần, Quân sự)

Từ 2022
6 Phó Chính ủy Từ 2022

Năm 2006, thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội. Theo đó Đảng bộ trong Học viện Kỹ thuật quân sự bao gồm:

  • Đảng bộ Học viện Kỹ thuật quân sự là cao nhất;
  • Đảng bộ các Khoa đào tạo, Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu, các Hệ quản lý học viên trực thuộc Học viện Kỹ thuật quân sự;
  • Chi bộ thuộc các Phòng, Ban, Bộ môn, các đơn vị cơ sở.

Đào tạo

sửa

Đại học

sửa

Thời gian đào tạo là 5 năm, mỗi năm 2 học kỳ. Đào tạo về Các môn học khối kiến thức cơ bản, Các môn học khối cơ sở ngành và chuyên ngành, Các môn học khối kiến thức chuyên ngành theo hướng đào tạo, Khối kiến thức về Khoa học xã hội – Nhân văn và Giáo dục quốc phòng.

Hệ quân sự: Hiện nay, Học viện đào tạo 45 chuyên ngành quân sự thuộc các ngành/lĩnh vực: Điện tử truyền thông; Điện-Điện tử; Điều khiển và Tự động hóa; Kỹ thuật máy tính; Khoa học máy tính; Khoa học dữ liệu; Trí tuệ nhân tạo; Hệ thống thông tin; Mạng máy tính; Công nghệ phần mềm; An ninh, An toàn thông tin; Công nghệ thông tin; Toán-Tin học; Địa-Tin học; Trắc địa và Bản đồ; Hàng không vũ trụ; Cơ khí; Vũ khí; Động lực; Xây dựng; Đường và Sân bay; Cầu và các phương tiện vượt sông; Hóa học; Vật liệu; Môi trường; Cơ điện tử và Robot; Kỹ thuật hàng không vũ trụ; Thiết kế chế tạo tên lửa; Các hệ thống không người lái; Hệ thống sản xuất tự động hóa; Quang học và Quang điện tử;...

Hệ dân sự: Hiện nay, Học viện đào tạo 21 chuyên ngành dân sự: công nghệ thông tin; khoa học máy tính; trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu; hệ thống thông tin; công nghệ phần mềm; truyền thông và mạng máy tính; an toàn thông tin; công nghệ hóa học, kỹ thuật môi trường; kỹ thuật điện – điện tử; điều khiển công nghiệp; tự động hóa; vi điện tử bán dẫn; điện tử viễn thông; điện tử y sinh; cơ-điện tử; kỹ thuật hàng không; kỹ thuật hệ thống sản xuất; cơ kỹ thuật; kỹ thuật thủy khí; kỹ thuật nhiệt lạnh; kỹ thuật thiết kế; chế tạo máy; gia công áp lực; kỹ thuật ô tô; máy xây dựng; xây dựng dân dụng và công nghiệp; cầu đường bộ;... Đến năm 2019, theo đề án chủ trương mới của Bộ Quốc phòng, Học viện dừng tuyển sinh và đào tạo khối dân sự.

Thạc sĩ

sửa

Danh sách ngành đào tạo trình độ thạc sĩ: 18 ngành[7]

STT Tên ngành Khoa chủ quản
1 Khoa học máy tính Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông
2 Kỹ thuật phần mềm Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông
3 Hệ thống thông tin Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông
4 Kỹ thuật cơ khí Khoa Cơ khí
5 Cơ kỹ thuật Khoa Cơ khí
6 Cơ học vật rắn Khoa Cơ khí
7 Kỹ thuật cơ khí động lực Viện Cơ khí Động lực
8 Kỹ thuật Cơ Điện tử Khoa Hàng không Vũ trụ
9 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa Viện Tên lửa và kỹ thuật điều khiển
10 Kỹ thuật điện tử Khoa Vô tuyến Điện tử
11 Kỹ thuật ra đa – dẫn đường Khoa Vô tuyến Điện tử
12 Kỹ thuật viễn thông Khoa Vô tuyến điện tử
13 Kỹ thuật hóa học Khoa Hóa-Lý kỹ thuật
14 Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệt Viện Công trình đặc biệt
15 Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm Viện Công trình đặc biệt
16 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông Viện Công trình đặc biệt
17 Chỉ huy, quản lý kỹ thuật Khoa Chỉ huy tham mưu kỹ thuật
18 Quản lý Khoa học và Công nghệ Khoa Cơ khí

Tiến sĩ

sửa

Danh sách ngành đào tạo trình độ tiến sĩ: 15 ngành[8]

STT Tên ngành Khoa
1 Toán ứng dụng Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông
2 Cơ sở toán học cho Tin học Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông
3 Khoa học Máy tính Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông
4 Hệ thống thông tin Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông
5 Kỹ thuật Hóa học Khoa Hóa Lý kỹ thuật
6 Cơ học vật rắn Khoa Cơ khí
7 Cơ học kỹ thuật Khoa Cơ khí và Khoa Vũ khí
8 Kỹ thuật cơ khí (Chế tạo máy, Gia công áp lực) Khoa Cơ khí
9 Kỹ thuật cơ khí động lực (ô-tô, động cơ, tăng-thiết giáp, xe máy công binh) Viện Cơ khí Động lực
10 Kỹ thuật điện tử (thông tin, điện tử truyền thông, vi xử lý, công nghệ vi điện tử) Viện Vô tuyến Điện tử
11 Kỹ thuật ra đa – dẫn đường Viện Vô tuyến Điện tử
12 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (lý thuyết điều khiển, điều khiển thiết bị bay, tự động hoá) Viện Tên lửa và kỹ thuật điều khiển
13 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (cầu, đường và sân bay) Viện Công trình đặc biệt
14 Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệt (công trình quân sự, công trình biển-đảo và hầm ngầm) Viện Công trình đặc biệt
15 Chỉ huy, quản lý kỹ thuật và công nghiệp quốc phòng Viện Chỉ huy tham mưu kỹ thuật

Cơ cấu tổ chức

sửa

Khối Khoa, Viện, Trung tâm

sửa

Nguồn:[9]

STT Đơn vị Cấp trưởng Ghi chú
1 Viện Công nghệ Mô phỏng
TS Trương Quốc Hùng
2 Viện Kỹ thuật công trình đặc biệt
PGS.TS Nguyễn Văn Tú
3 Viện Tích hợp hệ thống
PGS.TS Hoàng Văn Phúc
4 Viện Công nghệ thông tin và truyền thông
PGS.TS Ngô Thành Long
5 Viện Cơ khí Động lực
PGS.TS Nguyễn Trung Kiên
6 Viện Kỹ thuật điều khiển
TS Cao Hữu Tình
7 Khoa Hóa – Lý kỹ thuật
PGS.TS. Cao Hải Thường
8 Khoa Ngoại ngữ
TS. Hồ Thị Thoa
9 Khoa Cơ khí
GS.TS Nguyễn Thái Chung
10 Khoa Vũ khí
PGS.TS Nguyễn Văn Dũng
11 Khoa Hàng không Vũ trụ
PGS.TS Tăng Quốc Nam
12 Khoa Vô tuyến điện tử
TS Tạ Chí Hiếu
13 Khoa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
PGS.TS Trần Văn Riễn
14 Khoa Công tác Đảng-Công tác Chính trị
PGS.TS Trần Đình Thắng
15 Khoa Quân sự
TS Hồ Quang Hưng
16 Khoa Chỉ huy Tham mưu kỹ thuật
GS.TS Hoàng Ngọc An
17 Trung tâm Công nghệ
PGS.TS Phạm Quốc Hoàng
18 Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học
CN. Vũ Thị Khánh
19 Trung tâm Hợp tác quốc tế KHCN Việt Nhật
PGS. TS Nguyễn Quốc Định
20 Trung tâm Huấn luyện 125 Vĩnh Phúc
KS. Bùi Sơn Nam
21 Trung tâm Nghiên cứu bảo đảm kỹ thuật và chuyển giao công nghệ
ThS. Nguyễn Thiếu Vũ
22 Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất chế thử và chuyển giao công nghệ phía Nam
PGS.TS Nguyễn Hà Hiệp
Phụ trách Trung tâm

Các Phòng, Ban chức năng

sửa

Nguồn:[10]

STT Cơ quan Cấp trưởng Ghi chú
1 Văn phòng
ThS. Nguyễn Công Minh
2 Phòng Chính trị
ThS. Đỗ Ngọc Thanh
Phụ trách Phòng
3 Phòng Đào tạo
TS. Nguyễn Trọng Lưu
4 Phòng Hậu cần – Kỹ thuật
GS, TS. Chu Anh Mỳ
5 Phòng Khoa học Quân sự
PGS.TS. Trần Đức Tăng
6 Phòng Sau đại học
PGS.TS. Trần Đình Thành
7 Phòng Thông tin Khoa học Quân sự
GS.TS. Nguyễn Hoàng Vũ
8 Phòng Hợp tác Quốc tế và Quản lý lưu học sinh Quân sự
PGS.TS. Trần Nguyên Ngọc
9 Ban Tài chính
TS Thân Như Hà
10 Ban Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục – đào tạo
PGS.TS. Phan Đức Nhân
11 Cơ sở II – Thành phố Hồ Chí Minh
ThS. Trần Minh Vỹ

Đơn vị quản lý học viên

sửa

Nguồn:[11]

STT Đơn vị Cấp trưởng Ghi chú
1 Tiểu đoàn 1
Đỗ Xuân Hiến
2 Tiểu đoàn 2
Trần Hải Đăng
3 Tiểu đoàn 3
Phạm Duy Đông
4 Tiểu đoàn 4
Lê Quang Tiến
5 Tiểu đoàn 5
Vũ Tất Khoa
6 Hệ I (Hệ Quản lý sinh viên, học viên văn bằng 2, chuyển cấp, liên thông đại học)
Kim Ngọc Động
7 Hệ II (Hệ Quản lý học viên Sau đại học)
Nguyễn Huy Hoàng
8 Hệ III (Hệ quản lý học viên đào tạo ngắn chuyển loại ngành kỹ thuật, tạo nguồn)
Vũ Văn Mùi
9 Hệ IV (Hệ Quốc tế)
Phạm Xuân Trung

Các đơn vị khác

sửa
  • Trung tâm R&D Toán ứng dụng;
  • Trung tâm R&D Vật lý kỹ thuật;
  • Trung tâm R&D Kỹ thuật hóa học;
  • Trung tâm R&D Công nghệ Nano;
  • Trung tâm R&D các hệ thống điều khiển và thiết bị bay;
  • Trung tâm Cơ khí động lực và dạy nghề xe cơ giới;
  • Công ty đầu tư và phát triển công nghệ AIC

Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu

sửa

Ngày 27/02/2014, Học viện KTQS phối hợp với Cục Đối ngoại đã long trọng tiếp đón và làm việc với GS. Ryosei Kokubun – Hiệu trưởng Trường Đại học Phòng vệ Nhật Bản.

Ngày 06/03/2014 Giáo sư Chang Nien Yin thuộc Trường Đại học Colorado (Hoa Kỳ), đến giảng dạy, trao đổi chuyên môn trong lĩnh vực địa kỹ thuật công trình và đề xuất mô hình đào tạo sau đại học đồng hướng dẫn của Học viện Kỹ thuật Quân sự và Trường Đại học Colorado (University of Colorado Denver).

Tháng 9/2013, Học viện Kỹ thuật sự đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo 02 chương trình tiên tiến (CTTT): "Hệ thống điều khiển các thiết bị bay" hợp tác với trường Đại học Kỹ thuật Quốc gia Moskva Bauman và "Điều khiển và Tin học trong các hệ thống kỹ thuật" hợp tác với trường Đại học Bách khoa Saint Petersburg [12]

Khen thưởng

sửa

Hiệu trưởng, Giám đốc qua các thời kỳ

sửa
TT Họ tên
Năm sinh-năm mất
Thời gian đảm nhiệm Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ cuối cùng Ghi chú
1 Vũ Văn Hà 1966-1968 Trung tá Đại tá, Phó Hiệu trưởng Phân Hiệu trưởng Phân hiệu II Đại học Bách Khoa
2 Đặng Quốc Bảo
(1927-)
1968-19701974-1976 Thiếu tướng (1974) Trưởng ban Khoa giáo Trung ương Phó giáo sư
3 Phạm Hoàng 1970-1974 Đại tá Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự
5 Hoàng Phương
(1924-2001)
1977-1979 Thiếu tướng (1974)
Trung tướng (1982)
Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự (1983-1988) Giáo sư, Tiến sĩ
6 Nguyễn Văn Tiên
(1924-2003)
1979-1980 Trung tướng (1989) Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân Kỹ sư hàng không
7 Nguyễn Quỳ
(1930-2020)
1980-1989 Thiếu tướng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật (1989-1998) Giáo sư (1984) ngành Hóa học
8 Nguyễn Hoa Thịnh
(1940-2022)
1989-1997 Thiếu tướng (1995)
Trung tướng (2000)
Giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
Chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam (2007-nay)
Giáo sư (1991) ngành Cơ học
Nhà giáo Nhân dân (1990)
9 Nguyễn Đức Luyện 1997-2007 Trung tướng Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự Phó Giáo sư ngành Điều khiển tự động
Nhà giáo Nhân dân
10 Phạm Thế Long
(1954)
2007-2014 Trung tướng(2009) Viện trưởng Viện Phát triển Công nghệ, Truyền thông và Hỗ trợ cộng đồng
Phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam
Giáo sư (1996) ngành Toán-Tin học
Nhà giáo ưu tú
11 Nguyễn Công Định
(1963-)
2014-3/2023 Thiếu tướng (2013)
Trung tướng (2017)
Phó Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam Giáo sư (2012) ngành Điều khiển tự động, Nhà giáo Nhân dân
12 Lê Minh Thái

(1967)

4/2023 – nay Trung tướng Giáo sư ngành Cơ khí động lực, Nhà giáo ưu tú

Chính ủy qua các thời kỳ

sửa

Một số giảng viên

sửa

Cựu Học viên tiêu biểu

sửa
Họ tên
Năm sinh-năm mất
Thời gian học Cấp bậc cuối cùng Chức vụ cuối cùng Ghi chú
Nguyễn Chiến K1 (1966-1971) Trung tướng nguyên Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ Tiến sĩ
Nghiêm Sỹ Chúng K1 (1966-1971) Thiếu tướng nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật
Bùi Đăng Phiệt
(1948-)
K3 (1968-1973) Thiếu tướng (2003) nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân (2002-2009)
Trương Quang Khánh K6 (1971-1976) Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng TS
Nguyễn Đình Chiến K6 (1971-1976) Trung tướng nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng Việt Nam, nguyên Phó Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự Giáo sư, Tiến sĩ
Đoàn Nhật Tiến[15] K7 Trung tướng nguyên Giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
Vũ Thanh Hải K8 Thiếu tướng nguyên Phó Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự PGS.TS
Phạm Thế Long[15] K8 Trung tướng nguyên Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự Giáo sư TSKH
Trần Phước Tới[15] K9 Trung tướng nguyên Viện trưởng Viện KSQSTW
Lê Hoàng[15] K9 Thiếu tướng Phó Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin-BQP
Lê Bá Tấn[15] K9 Thiếu tướng Tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc-BQP
Nguyễn Thành Định[15] K9 Thiếu tướng Phó Chánh Thanh tra-BQP
Phạm Đình Vi Thiếu tướng Phó Cục trưởng Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu PGS., TS.
Nguyễn Châu Thanh[15] K10 (1975-1980) Trung tướng nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật
Khuất Việt Dũng K10 (1975-1980) Trung tướng Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng TS
Ngô Văn Sơn K10 (1975-1980) Trung tướng Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin TS
Nguyễn Văn Thắng K10 (1975-1980) Thiếu tướng Cục trưởng Cục Bản đồ, Bộ Tổng Tham mưu
Hồ Công Tráng K10 (1975-1980) Thiếu tướng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật
Đào Ngọc Thạch K10 (1975-1980) Thiếu tướng Tổng Giám đốc Tổng Công ty VAXUCO
Hoàng Ngọc Minh K10 (1975-1980) Thiếu tướng Phó Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ TS
Hoàng Kiền K11 (1976-1981) Thiếu tướng Nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh Anh hùng LLVTND, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ
Nguyễn Văn Cương K11 (1976-1981) Thiếu tướng Tư lệnh BTL Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trần Việt Thắng K12 (1977-1982) Thiếu tướng nguyên Phó Chính ủy Tổng cục II
Nguyễn Văn Khánh K12 (1977-1982) Kỹ sư Xây dựng CTQS; Trung tướng (2013) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
Trịnh Đình Tư K12 (1977-1982) Thiếu tướng (2013) Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật
Nguyễn Văn Hưng K12 (1977-1982) Thiếu tướng (2014) nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Trần Đại Nghĩa PGS., TS.
Võ Hồng Thắng K12 (1977-1982) Kỹ sư Xây dựng CTQS, Tiến sỹ Thiếu tướng Nguyên Tư lệnh Binh đoàn 11, Nguyên Cục trưởng Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng
Lê Quý Đạm K13 (1977-1982), Trung tướng Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 9
Nguyễn Minh Tân K13 (1978-1983) Thiếu tướng Phó Tổng cục trưởng Tổng cục II
Nguyễn Minh Tuấn K13 Thiếu tướng Giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự PGS., TS.
Nguyễn Mạnh Hùng[15] K14 Thiếu tướng Ủy viên Trung ương Đảng CSVN, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel
Trần Tấn Hùng K14 (1979-1984) Trung tướng Chính ủy Học viện Kỹ thuật Quân sự Tiến sĩ
Phạm Huy Dũng K14 (1979-1984) Trung tướng Cục trưởng Cục Tác chiến Điện tử Tiến sĩ
Trần Tấn Hùng K14 (1979-1984) Trung tướng Chính ủy Học viện Kỹ thuật Quân sự Tiến sĩ
Đinh Thế Cường K14 (1979-1984) Trung tướng Tư lệnh Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin PGS, TS
Nguyễn Lạc Hồng K14 (1979-1984) Thiếu tướng Phó Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự Giáo sư, Tiến sĩ
Nguyễn Đăng Đào K14 (1979-1984) Thiếu tướng Phó Trưởng ban Cơ yếu chính phủ Tiến sĩ
Nguyễn Nam Hải K14 (1979-1984) Thiếu tướng Phó Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ kiêm Giám đốc Học viện Kỹ thuật Mật mã Tiến sĩ
Ngô Văn Giao K15 (1980-1985) Thiếu tướng Cục trưởng Cục Khoa học Quân sự, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Nguyễn Công Định K15 (1980-1985) Trung tướng Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự Giáo sư, Tiến sĩ khoa học
Phạm Đức Tú Thiếu tướng Phó Cục trưởng Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu TS.
Dư Xuân Bình Thiếu tướng Chính ủy Binh chủng Hóa học
Vũ Xuân Bình[15] Thiếu tướng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật
Phạm Việt Trung K15 (1980-1985) Thiếu tướng Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng TS
Nguyễn Hồng Dư[15] Thiếu tướng Tổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga TS
Lê Đăng Dũng Thiếu tướng nguyên Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel
Lê Đình Đạt Thiếu tướng Cục trưởng Cục TC-ĐL-CL TS
Nguyễn Minh Đức Thiếu tướng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật
Nguyễn Đức Hải Thiếu tướng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, nguyên Chủ tịch Tổng công ty đóng tàu Ba Son
Phạm Văn Khánh[15] Thiếu tướng Cục trưởng Cục Xe-Máy
Trịnh Quốc Khánh Thiếu tướng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga Viện sĩ, TS
Bùi Công Nghĩa[15] Thiếu tướng nguyên Cục trưởng Cục Bản đồ
Đoàn Xuân Nghiệp[15] K14 Thiếu tướng Cục trưởng Cục Quản lý Công nghệ, TCCNQP TS
Phùng Thế Quảng Thiếu tướng Phó Tư lệnh Quân khu 7
Hoàng Sơn K14 Thiếu tướng Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel
Vũ Chiến Thắng Trung tướng Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng
Phạm Dũng Tiến[15] Thiếu tướng Phó Chủ nhiệm TMT Tổng cục Kỹ thuật PGS. TS
Tống Viết Trung[15] Thiếu tướng Phó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel
Hoàng Anh Xuân Trung tướng Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel
Trần Hồng Minh Trung tướng Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng
Cao Minh Tiến K17 (1982-1987 Trung tướng Chính uỷ Học viện Kỹ thuật Quân sự
Trịnh Ngọc Giao K17 (1982-1987 Thiếu tướng Phó Cục trưởng Cục Quân lực/BTTM
Nguyễn Hồng Thái Trung tướng Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 1
Hồ Quang Tuấn K19 Trung tướng Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng TS.
Đặng Hồng Triển K19 Thiếu tướng Tổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga
Lê Kim Cương K19 Thiếu tướng Tổng cục II
Trần Minh Đức Trung tướng Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật
Nguyễn Anh Tuấn Trung tướng Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, nguyên Tư lệnh Binh đoàn 12
Nguyễn Đình Chiến K21 (1986-1991) Thiếu tướng (từ 2021) Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel
Vũ Ngọc Thiềm K21 (1986-1991) Thiếu tướng (từ 2020) Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ
Nguyễn Minh Thắng K21 (1986-1991) Thiếu tướng (từ 2021) Chính ủy Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng TS
Trần Xuân Nam K23 (1986-1991) Thiếu tướng (từ 2023) Phó Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự
Vũ Hữu Hanh K26 (1991-1996) Thiếu tướng Tư lệnh Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng
Vũ Thành Văn K27 (1992-1997) Thiếu tướng Cục trưởng Cục đối ngoại quốc phòng
Nguyễn Hữu Hùng K28 (1992-1998) Thiếu tướng Phó Trưởng Ban cơ yếu Chính phủ TS
Tống Hữu Nghĩa K28 (1992-1998) Thiếu tướng Tổng cục II

Cựu Sinh viên tiêu biểu

sửa
Họ tên Năm sinh
năm mất
Thời gian học Chức vụ cuối cùng Ghi chú
Nguyễn Thiện Nhân 1953- K5(1970-?) Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.
Giáo sư, Tiến sĩ
Trương Quang Nghĩa 1959 K15 (1980-1985) Ủy viên BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (2016-10/2017)
Hồ Ngọc Hải Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tiến sĩ
Nguyễn Bình Trưởng khoa Điện tử, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Giáo sư. Tiến sĩ
Đoàn Xuân Hưng K9 (1974-1975) Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Nguyễn Cẩm Tú K10 (1975-1980) Thứ trưởng Bộ Công thương
Lê Nam Thắng K7(1972-1977) nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông
Lê Mạnh Hà K11 (1976-1981) Phó Chánh Văn phòng Chính phủ, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Tiến sĩ
Trần Văn Vĩnh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai
Trần Việt Thanh Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Tiến sĩ
Lê Quang Tiến K9 (1974-1975) Phó Chủ tịch Tập đoàn FPT
Đào Chí Thành K10 (1975-1980) Viện trưởng Viện Công nghệ điện tử- thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Tiến sĩ khoa học
Hoàng Minh Châu K10 (1975-1980) Phó Chủ tịch Tập đoàn FPT
Lê Trường Tùng Chủ tịch Trường Đại học FPT, nguyên Hiệu trưởng Tiến sĩ
Đặng Việt Dũng K12 (1977-1982), chuyên ngành Cầu Đường bộ Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng (7/2018-nay), nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Đà Nẵng (6/2016-2/2017). Tiến sĩ kỹ thuật
Đỗ Cao Bảo K14 (1979-1984) Sáng lập viên FPT, Ủy viên HĐQT FPT,nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT, Chủ tịch FIS, nguyên Tổng Giám đốc FIS
Vũ Văn Tiền K14 (1979-1984) CEO Geleximco Group, Thành viên Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân của Chính phủ Việt Nam (từ tháng 10/2017), thành viên Ban cố vấn Diễn đàn kinh tế tư nhân
Lê Xuân Hải K14 (1979-1984) Chủ tịch VietSoftware
Trần Anh Tú K14 (1979-1984) Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), nguyên CEO Thái Sơn Nam & Thái Sơn Bắc, nguyên chủ tịch Liên đoàn bóng đá TP.HCM
Hồ Hùng Anh 1970 K22 Chủ tịch HĐQT Techcombank
Ngô Hà Dương 1971 K22 Giáo sư Đại Học Khoa học Ứng dụng Berlin
Trương Gia Bình[15] Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT
Trịnh Thanh Huy 1970 K22 Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP BĐS Bình Thiên An (BTA)
Lê Vũ Kỳ Phó Chủ tịch Ngân hàng ACB
Võ Văn Mai Sáng lập viên Tập đoàn FPT, Chủ tịch Tập đoàn HiPT
Nguyễn Ngọc Minh Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn HiPT
Phạm Ngọc Minh[15] Chủ tịch, nguyên Tổng Giám đốc Vietnam Airline
Lương Hoài Nam Tổng Giám đốc Jetsar Pacific
Nguyễn Thành Nam[15] Nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT
Bùi Quang Ngọc[15] Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT Tiến sĩ
Nguyễn Tiến Dũng 1961- K13(1978-1983) Ủy viên BCH Hội Tự động hóa Việt Nam. Ủy viên BBT Tạp chí Tự động hóa ngày nay GS. TSKH

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Đề án tuyển sinh Đại học Kỹ sư quân sự năm 2022” (PDF).
  2. ^ “Đề án tuyển sinh đại học hệ đào tạo kỹ sư quân sự năm 2021”.
  3. ^ “Học viện Kỹ thuật quân sự: Khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách”.
  4. ^ “Quyết định về việc chuyển Phân hiệu II trường đại học bách khoa thành Trường đại học kỹ thuật quân sự”.
  5. ^ “Quyết định mang tên trường”.
  6. ^ “Ban giám đốc”. Cổng thông tin điện tử Học viện Kỹ thuật Quân sự. 05/03/2023. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2023.
  7. ^ “Tuyển sinh sau Đại học HVKTQS”.
  8. ^ Nguyễn Thị Thu Hường - P7 (23 tháng 7 năm 2021). “Danh sách các ngành đào tạo trình độ tiến sĩ tại Học viện KTQS”. Cổng thông tin điện tử Học viện Kỹ thuật Quân sự. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2022.
  9. ^ “Cơ cấu tổ chức Khối Khoa, Viện, Trung tâm”. Cổng thông tin điện tử Học viện Kỹ thuật Quân sự. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2023.
  10. ^ “Cơ cấu tổ chức Khối Cơ quan chức năng”. Cổng thông tin điện tử Học viện Kỹ thuật Quân sự. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2023.
  11. ^ “Cơ cấu tổ chức Khối Hệ, Tiểu đoàn”. Cổng thông tin điện tử Học viện Kỹ thuật Quân sự. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2023.
  12. ^ Đoàn Giáo sư của Đại học Bách khoa Saint Petersburg thăm và làm việc tại Khoa Kỹ thuật điều khiển, Trang web Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn
  13. ^ “Học viện Kỹ thuật quân sự đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh”.
  14. ^ Việt Cường (28 tháng 10 năm 2016). “Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm 50 năm Học viện Kỹ thuật Quân sự”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2023.
  15. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s “Cuộc thử nghiệm giáo dục cách đây 40 năm”.