Thảo luận:Học viện Kỹ thuật Quân sự

Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi Viethavvh trong đề tài tên gọi

Thiếu tên đề mục

sửa

Giáo sư Hà Huy Cương được khắc tên vào nhà truyền thống của trường ở đâu. Ba người ấy là ai? Bạn nào biết xin chỉ rõ. Bigland 09:45, ngày 6 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Giáo sư Hà Huy Cương, Thạc sĩ Dương Tất Sinh được khắc tên vào bảng vàng truyền thống ở trường đại học cầu đường Matxcơva. Các bạn có thể hỏi các sinh viên trường Madi hoặc anh Long (hoanglong_cse@yahoo.com) đang làm NCS ở đó. 195.19.48.182 20:40, 19 tháng 10 2006 (UTC)]

Nhận xét

sửa

Một người biết về mục đề này nên viết lại bài này vì trong dạng hiện nay nó có nhiều từ được lập lại nhiều lần, khi làm danh sách các khoa, các viện thì không hoàn toàn vì dùng "v.v." hay "..." (có vẻ như người viết cố ý tạo ra các khoa, các viện này thay vì tham khảo một tài liệu chính thức). Tôi đọc bài này và có cảm giác là trường này đào tạo đủ mọi thứ! Mekong Bluesman 13:52, ngày 17 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

- Hiện nay, các trường đại học ở Việt nam đang giai đoạn phát triển nên các tổ chức cũng thay đổi. người viết bài này (là một giảng viên trẻ HVKTQS) có tham khảo cuốn Lịch sử Học viện kỹ thuật quân sự lưu hành nội bộ trong quân đội nhưng in năm 2001, nghĩa là thông tin hiện nay đã thay đổi nên đã tham khảo tài liệu không chính thức, một số tố chức bí mật cũng k được công bố nên chỉ phỏng đoán.

- Học viện KTQS đào tạo đa ngành về kỹ thuật nhưng k nhiều như đại học Bách khoa mà chỉ tập trung vào những chuyên ngành đặc thù về kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng. Chẳng hạn, với ngành Hóa học, học viện chỉ đào tạo chuyên ngành phòng chống vũ khí hóa học-hạt nhât-sinh học và thuốc phóng thuốc nổ. Ở trưởng BK có vài khoa đào tạo những chuyên ngành liên quan đến công nghệ sinh học, công nghệ chế biến thực phẩm những ở HVKTQS k có. BK có khoa thời trang và dệt may nhưng HV thì k. Học viện k đào tạo hoặc ít đào tạo các chuyên ngành liên quan đến công nghiệp nói chung như: Hệ thống điện, tự động hóa xí nghiệp, Hóa silicat, Vật liệu vô cơ, Luyện kim đen, luyện kim màu, Công nghệ Nhiệt lạnh, Ngoại ngữ kỹ thuật,. Theo tôi biết, Hiện nay HVKTQS chỉ tập trung đào tào hơn 30 chuyên ngành còn trường Bách khoa là hơn 70 chuyên ngành.

- Từ dùng trùng lặp nhau là điều k thể tránh khỏi, cần phải viết rõ rang như thế thì người đọc mới hiểu rõ vì có khi tên bộ môn trùng với hướng chuyên ngành, chuyên ngành, hoặc Một bộ môn có thể đào tạo và nghiên cứuc một vài hướng chuyên ngành. Mọi thứ đều là tương đối, làm sao mà có thể trình bày quá đơn giản được. Điều đó sẽ làm người đọc nhầm lẫn.

thảo luận chưa ký tên này là của 80.92.248.149 (thảo luận • đóng góp)

Thành viên:80.92.248.149 viết "người viết bài này ... có tham khảo cuốn Lịch sử Học Viện kỹ thuật quân sự lưu hành nội bộ trong quân đội nhưng in năm 2001, nghĩa là thông tin hiện nay đã thay đổi nên đã tham khảo tài liệu không chính thức, một số tố chức bí mật cũng k được công bố nên chỉ phỏng đoán". Như vậy là các thông tin trong bài này không thể kiểm chứng và có thể không chính thức? Mekong Bluesman 15:37, ngày 30 tháng 6 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cac ban co the kiem chung bang cach vao thu vien quan doi doc tai lieu va doi chieu. 80.92.248.149

Việc lựa chọn những người đưa vào mục “tiêu biểu” cần hết sức khách quan và khoa học. Không nên dựa vào chức vụ của họ để đưa vào. thảo luận chưa ký tên này là của 203.160.1.74 (thảo luận • đóng góp)

tên gọi

sửa

Nếu theo văn bản này [1] thì hiện nay tên trường là Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn? Avia (thảo luận) 03:13, 18 tháng 9 2006 (UTC)

Tên của trường vẫn là Học viện Kỹ thuật Quân sự nhưng khi giao dịch và quan hệ quốc tế thì lấy tên là Đại học kỹ thuật Lê Quý Đôn. Đây là tên dân sự. 195.19.48.146 23:21, 22 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi đã một số lần sửa tên "Phân hiệu II Đại học bách khoa Hà Nội" thành "Phân hiệu II Đại học bách khoa", song vẫn bị một số bạn thêm lại hai chữ "Hà Nội" vào. Vì vậy cần nói rõ thêm để các bạn hiểu. Tên gọi của Học viện kỹ thuật quân sự khi mới thành lập làm cho nhiều người lầm tưởng rằng nó là một phân hiệu của Trường Đại học bách khoa Hà Nội. Thực tế không phải như vậy. "Phân hiệu II Đại học bách khoa" chỉ là tên gọi của một trường đại học trực thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Nó không có liên hệ gì về mặt tổ chức với Đại học bách khoa Hà Nội cả. Điều này khác với việc các trường Đại học bách khoa và Đại học tổng hợp Hà Nội đã có vai trò rất lớn về nhiều mặt trong việc giúp đỡ Phân hiệu II Đại học bách khoa trong những năm đầu. Đáng tiếc là sự nhầm lẫn này không phải chỉ có ở những người chưa từng học tập, công tác tại Học viện Kỹ thuặt quân sự, mà ngây cả trong một số cán bộ, học viên của Học viện. Là một người đã từng công tác tại Học viện nhiều năm và đã có mặt tại Phân hiệu II Đại học bách khoa ngay từ năm học đầu tiên, mong các bạn hiểu rõ và nói lại cho người khác cùng biết. Đặc biệt xin đừng ai thêm hai chữ "Hà Nội" vào sau tên "Phân hiệu II Đại học bách khoa" nữa. Xin chân thành cảm ơn. Địa chỉ liên hệ: luanbkqs@yahoo.com thảo luận chưa ký tên này là của 203.160.1.45 (thảo luận • đóng góp)

Dùng là "hàng đầu" có vẻ hơi chủ quan. Vì thực tế như một người đã liệt kê bên trên thì HVKTQS chỉ thiên về kỹ thuật quốc phòng. Hơn nữa không có một thang đánh giá các trường ở VN nên dùng từ hàng đầu không được khách quan. Dùng từ "trọng điểm" thích hợp hơn. Deshi.
Vào trong tháng 5 năm 2007 vừa qua, tôi đã chú ý đến các bài viết về các đại học tại Việt Nam và đã dùng thời giờ để sửa văn phong của chúng vì sau khi đọc xong thì thấy trường nào cũng là "hàng đầu" và "đóng góp vào xây dựng của Nhà nước và Đảng"... mà không bài nào nói ra trường nào có các đặc điểm nào, có truyền thống gì, có những xuất bản trình độ thế giới nào, có các phát minh nào... Tôi đã thôi không sửa các bài đó nữa vì 2, 3 ngày sau lại có người viết thêm cho các trường khác với cùng một văn phong. Ôi con người!Mekong Bluesman. 22:39, ngày 8 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đúng là không thể dùng từ hàng đầu để đánh giá và xếp hạng các trường đại học được. Mỗi trường có 1 thế mạnh riêng về đào tạo. Tôi xin có 1 chút góp ý khi Deshi nói rằng trường HVKTQS chỉ thiên về kỹ thuật quốc phòng. Trước đây thì đúng như vậy, nhưng nay trường đã có hệ dân sự, đã có thêm các ngành đào tạo cho mục đích dân sự, ví dụ như Xây dựng dân dụng và CN, Cầu đường, thay vì chỉ có Công trình quốc phòng như ngày trước. Việc được xét vào danh sách các trường trọng điểm, từ hệ Quân sự tới hệ dân sự, cho thấy chất lượng của đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất hạ tầng của trường.
Về tên trường, tên Lê Quý Đôn là dùng cho việc quan hệ quốc tế, còn tên trường vẫn là HVKTQS, chứ ko phải hệ dân sự thì lấy tên là Lê Quý Đôn. Thêm vào đó, kỹ sư dân sự sau khi ra trường, bằng cấp đều có thể lựa chọn 1 trong 2 tên, HVKTQS hoặc Lê Quý Đôn.@phh_xd

Hiện nay tên chính thức của trường là gì: Trường Đai học kỹ thuật Lê Quý Đôn hay Học viện kỹ thuật Quân sự? Tôi tra trên website của trường thì chỉ còn tên Đại học kỹ thuật Lê Quý Đôn [2]. Như trường Đại học Trần Quốc Tuấn thì trên website, tại mục "Giới thiệu" họ ghi rõ tên trường quân đội là "Trường Sĩ quan Lục quân 1" và tên giao dịch dân sự "Trường Đại học Trần Quốc Tuấn" [3]. HVKTQS chắc cũng ở tình trạng tương tự. Nhưng tại sao lại ko đổi tên chính của bài thành "Đai học kỹ thuật Lê Quý Đôn" và tên đổi hướng là Học viện Kỹ thuật Quân sự? (en.wiki sử dụng tên Le Quy Don Technical University. Việt Hà (thảo luận) 18:35, ngày 28 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Gửi các bạn viết về đề tài các tổ chức quân sự ở Việt Nam hiện nay

sửa

Các bạn đưa thông tin về các học viện, nhà trường trong Quân đội nhân dân Việt Nam đang vi phạm những điều sau đây thuộc phạm vi tối mật được quy định tại Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước (số 30/2000/PL-UBTVQH10) của Ủy ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam quy định độ tối mật đang có hiệu lực thi hành:

Điều 6, Chương II, Pháp lệnh nói trên quy định: Bí mật nhà nước sau đây thuộc phạm vi tối mật:

"2- Tổ chức, hoạt động, trang bị ... của các đơn vị vũ trang nhân dân..." Pháp lệnh số (số 30/2000/PL-UBTVQH10).

Quy định độ tối mật của Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam: "Tổ chức, trang bị, kế hoạch, phương án ... của các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng".
Tôi đề nghị những người tham gia Wikimedia là công dân của nước CHXHCN Việt Nam có tránh nhiệm thi hành pháp luật của Việt Nam về bí mật quốc gia và chấm dứt đưa thêm những thông tin thuộc loại này lên mạng.

Sam-2MT 07:45, ngày 1 tháng 6 năm 2009 (UTC)

qui định trần quân hàm đối với sĩ quan học ở học viện kĩ thuật qân sự

sửa

Tôi có nghe nói dã có văn bản cụ thể rằng học viên ra trường co trân quân hàm trung tá. Vậy đồng chí nào biết cụ thể xin chỉ dùm?Xin cảm ơn!--171.226.60.231 (thảo luận) 03:17, ngày 28 tháng 11 năm 2011 (UTC)Trả lời

- Trần quân hàm tùy theo chức vụ, không có quy định trần quân hàm học viên ra trường là trung tá. Ông Nguyễn Quang Khánh, Nguyễn Văn Hiến, Nguyễn Chí Vịnh là cựu học viên Học viện Kỹ thuật Quân sự đang là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, hàm Thượng tướng. Trung tướng Nguyễn Chiến, Trung tướng Phạm Ngọc Hùng, Trung tướng Nguyễn Châu Thanh, trung tướng Ngô Văn Sơn,... cũng cựu học viên HVKTQS. [~~].

Về danh sách những cựu giảng viên và học viên "nổi tiếng"

sửa

Xin không tranh luận về quan niệm thế nào là nổi tiếng. Song có lẽ cần phân biệt những loại đối tượng sau: - Những người đã từng là giảng viên học viện, những học viên đã tốt nghiệp học viện, đã hoặc đang giữ những chức vụ cao trong hệ thống chính trị, trong các cơ quan, cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo; - Những người có cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo, đặc biệt là ứng dụng trong công cuộc bảo vệ đất nước và xây dựng lực lượng vũ trang; - Những học viên có thành tích xuất sắc ngay trong quá trình học tập tại học viện. Những người trong danh sách hiện có, chủ yếu được lựa chọn theo tiêu chí danh vị. Điều này không có gì sai, nhưng chưa phải là cách hay nhất để nói lên truyền thống, vai trò của học viện. Có nhiều người đáng để kính nể hơn không phải bằng chức vụ của họ, trong khi có những người có chức vụ cao nhưng không nói lên được điều gì liên quan đến học viện.

Dễ bị lạm dụng

sửa

Gần những bài về công an, quân sự hay bị các IP sửa. Thông tin do những người này đưa vào không thể kiểm chứng được. Rất dễ dàng khi dùng IP và gán tên của chính mình vào phần tên của ông Đại tá hay Giáo sư tiến sĩ nào đó, chẳng ai biết được. Gaconnhanhnhen (thảo luận) 00:23, ngày 17 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Học viện Kỹ thuật Quân sự”.