Labrus bergylta là một loài cá biển thuộc chi Labrus trong họ Cá bàng chài. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1767.

Labrus bergylta
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Labriformes
Họ (familia)Labridae
Chi (genus)Labrus
Loài (species)L. bergylta
Danh pháp hai phần
Labrus bergylta
Ascanius, 1767

Từ nguyên

sửa

Từ định danh của loài bắt nguồn từ tiếng Na Uy, berggylt, có nghĩa là "cá báng chài", vì mẫu gốc của loài này được thu thập ngoài khơi Stavanger, Na Uy[2].

Phạm vi phân bố và môi trường sống

sửa

L. bergylta có phạm vi phân bố ở Đông Bắc Đại Tây Dương. Loài này được ghi nhận từ bờ biển Na Uy trải dài về phía nam đến Bắc Maroc, bao gồm các quần đảo ngoài khơi là Açores, Madeira, quần đảo Selvagensquần đảo Canary[1]. Ở Địa Trung Hải, nhiều ghi nhận về sự có mặt của loài này (nhưng chưa chắc chắn) tại biển Adriaticbiển Marmara có thể là nhầm lẫn với Labrus merula[3].

L. bergylta sống gần các rạn san hô, mỏm đá ngầm hoặc giữa các thảm rong tảo ở độ sâu đến 50 m, nhưng thường được ở độ sâu trong khoảng 10–20 m. Cá con thường được tìm thấy trong vùng gian triều[1].

Mô tả

sửa

L. bergylta có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là gần 66 cm, nhưng chiều dài thường được quan sát là 30–50 cm[3]. Loài này thuần thục sinh dục khi được 2 năm tuổi, với chiều dài cơ thể đo được trong khoảng 16–18 cm[4]. Là một loài lưỡng tính tiền nữ, cá cái chuyển đổi giới tính thành cá đực khi được khoảng 4 – 14 năm tuổi[3].

Loài này có nhiều biến thể màu sắc và kiểu hoa văn trên cơ thể, nhưng thường được nhìn thấy phổ biến là màu nâu đỏ hoặc màu hơi xanh lục, lốm đốm các chấm trắng với các dải sọc dọc mờ. Cá con có màu xanh ngọc lục bảo[4].

Số gai ở vây lưng: 18–21; Số tia vây ở vây lưng: 9–13; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–12[4].

Hành vi và tập tính

sửa

Thức ăn của L. bergylta là các loài động vật giáp xácđộng vật thân mềm. Những con cá cái đẻ trứng trong một cái tổ bằng rong và tảo được dựng bởi cá đực. Trứng được chăm sóc và bảo vệ bởi cá đực trong vòng 1–2 tuần đến khi chúng nở[3].

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c D. Pollard (2010). Labrus bergylta. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T187398A8525211. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T187398A8525211.en. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ Christopher Scharpf; Kenneth J. Lazara (2021). “Order LABRIFORMES (part 2)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2021.
  3. ^ a b c d Froese Rainer, và Daniel Pauly (chủ biên) (2020). Labrus bergylta trong FishBase. Phiên bản tháng 2 2020.
  4. ^ a b c J. C. Hureau (biên tập). Labrus bergylta. Marine Species Identification Portal. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2021.