LGBT nhận con nuôi (tiếng Anh: LGBT adoption) là việc những người trong cộng đồng LGBT nhận nuôi một đứa trẻ làm con.[1][2][3][4][5][6] Việc nhân nuôi có thể là do cả cặp đôi đứng ra làm thủ tục, hoặc một trong hai người nhận, hoặc một người độc thân nhận. LGBT nhận nuôi con là hợp pháp ở 27 quốc gia trên thế giới cùng với nhiều khu vực pháp lý dưới quốc gia và vùng lãnh thổ phụ thuộc. Ngoài ra, một số hình thức của nhận nuôi con riêng cũng được hợp pháp hóa đối với các cặp đôi đồng giới ở 5 quốc gia.

Vì hiến pháp và pháp luật không đề cập đến quyền nhận nuôi của những người thuộc LGBT, các phán quyết của tòa án thường quyết định việc họ có thể làm phụ huynh với tư cách cá nhân hoặc một cặp hay không.

Những người phản đối nhận nuôi ở cộng đồng LGBT đã lập luận rằng việc nuôi dạy con ở cộng đồng LGBT có ảnh hưởng xấu đến trẻ em. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học liên tục chỉ ra rằng người đồng tính nam và đồng tính nữ phù hợp và có khả năng làm cha mẹ giống như những người dị tính, và con cái của họ cũng khỏe mạnh và hòa nhập tốt về mặt tâm lý như những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi cha mẹ dị tính.[7][8][9] Các hiệp hội của các chuyên gia sức khỏe tâm lý lớn ở Mỹ, Canada, và Úc chưa xác định được nghiên cứu thực nghiệm đáng tin nào cho thấy điều ngược lại.[9][10][11][12][13]

Một cặp đôi đồng tính nam với con

Nuôi con ở cộng đồng LGBT

sửa
 
Cặp đôi đồng tính nữ cùng các con

Một lượng lớn các nghiên cứu hiện nay về ảnh hưởng của việc có cha mẹ thuộc LGBT tới con cái có bao gồm những nghiên cứu hạn chế về một trường hợp nhận nuôi cụ thể. Hơn nữa, trong các nghiên cứu có nhắc đến việc nhận nuôi, chúng thường không phân biệt giữa ảnh hưởng đối với những đứa trẻ không cùng huyết thống với những đứa trẻ ở trong gia đình ruột hoặc gia đình có con riêng, làm cho các nghiên cứu về trường hợp nuôi con khái quát hơn ở cộng đồng LGBT được dùng để chống lại luận điệu của những người phản đối việc nhận nuôi ở cộng đồng LGBT.[14] Một nghiên cứu đã giải đáp trực tiếp câu hỏi này, đánh giá sự ảnh hưởng đến những trẻ em dưới 3 tuổi được nhận nuôi bởi 56 hộ gia đình của người đồng tính nữ và đồng tính nam từ khi sơ sinh. Dù có mẫu số liệu nhỏ, và những trẻ em này chưa có ý thức về tình trạng được nhận nuôi của mình hay ảnh hưởng của sự phát triển giới, nghiên cứu không tìm thấy sự liên quan đáng kể nào giữa xu hướng tính dục của phụ huynh với sự thích nghi của đứa trẻ.[15]

Nghiên cứu khoa học cho thấy rằng con cái của các cặp đôi đồng giới cũng thành công như con cái của các cặp đôi khác giới.[16]

Tranh cãi

sửa

Các lập luận

sửa

Việc nhận nuôi trẻ em bởi những người thuộc LGBT đang là một vấn đề tranh cãi hiện nay. Ví dụ, ở Mỹ, luật ngăn chặn người thuộc LGBT nhận nuôi con đã được đưa ra dự thảo ở nhiều khu vực pháp lý; những nỗ lực này đã bị bác bỏ gần như hoàn toàn. Trước 1973, các phiên tòa cấp bang thường cấm những người đồng tính nam và đồng tính nữ được có vai trò phụ huynh, nhất là thông qua việc nhận nuôi con.[17]

Các tổ chức chuyên nghiệp lớn đã tuyên bố bảo vệ việc nhận nuôi bởi các cặp đôi đồng giới. Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ đã ủng hộ việc các cặp đôi đồng giới nhận nuôi con, cho rằng các định kiến của xã hội đang làm hại đến sức khỏe tâm thần của những người đồng tính nữ và đồng tính nam, cũng như lưu ý rằng không có bằng chứng nào cho thấy việc họ làm cha mẹ là có hại.[18][19][20][21] Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã đưa ra quan điểm tương tự, ủng hộ việc nhận nuôi con bởi đối tác đồng giới, nêu rõ rằng việc thiếu đi sự công nhận chính thức có thể gây ra bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe đối với trẻ em có phụ huynh đồng giới.[22]

Những lập luận sau được đưa ra để ủng hộ việc nhận nuôi con bởi phụ huynh thuộc LGBT:

  • Trẻ em có quyền được có gia đình, người giám hộ hoặc người có thể chăm sóc cho sức khỏe của mình[23]
  • Quyền con người – quyền có cuộc sống gia đình của con cái và của người làm phụ huynh[24][25]
  • Hầu như không có sự khác biệt nào giữa những trẻ em được nuôi dưỡng bởi các cặp đôi đồng giới hoặc dị tính.[26][27][28] Vì lý do đó, xu hướng tính dục của phụ huynh hầu như không liên quan gì đến việc nuôi dưỡng một đứa trẻ[29]
  • Các bằng chứng xác nhận rằng, bất chấp các luận điệu của những người phản đối việc người thuộc LGBT+,[30] làm phụ huynh, các cặp đôi đồng giới có thể cung cấp những điều kiện tốt để nuôi dưỡng một đứa trẻ[31][32][33]
  • Đối với đứa con, được nhận nuôi tốt hơn là cảnh mồ côi[34][35][36][37][38]
  • Có ít nghi thức đối với cha mẹ kế trong cuộc sống thường ngày hơn, cũng như trường hợp một người cha mẹ ruột của đứa trẻ qua đời[39][40]

Những lập luận sau được đưa ra để phản đối việc nhận nuôi con bởi phụ huynh thuộc LGBT+:

  • Có nhiều cơ sở nhận nuôi dựa trên đức tin – việc ủng hộ phụ huynh thuộc LGBTQ+ có thể đi ngược lại với tôn giáo của họ.[41]
  • Một số người nghĩ rằng trẻ em cần có một bố và một mẹ, thay vì cả hai bố hoặc cả hai mẹ, hoặc không có cả hai (phi nhị nguyên giới). Họ cho rằng một giới có thể dạy cho con cái mình những thứ nhất định mà giới kia không làm được.[42][43]
  • Một số người nghĩ rằng trẻ em được nuôi dưỡng ở các hộ gia đình của phụ huynh đồng giới (hoặc nói cách khác là LGBTQ+) sẽ có nguy cơ phải trải qua bức bối giới và tính dục cao hơn.[42]
  • Có rất nhiều quan niệm về các vai trò giới điển hình, bao gồm những điều người bố và người mẹ nên làm trong nhà, cũng như phụ nữ cần "xây tổ ấm" cho đàn ông.[42]

Dư luận

sửa
  Các quốc gia/vùng lãnh thổ đã hợp pháp hóa việc các cặp đôi đồng giới nhận con nuôi trên toàn quốc
  Các quốc gia có một số vùng đã hợp pháp hóa việc các cặp đôi đồng giới nhận con nuôi
  Các quốc gia cho phép nhận nuôi hoặc làm người giám hộ với con riêng của bạn đời
Thăm dò ý kiến về việc nhận con nuôi của các cặp đôi đồng giới ở Châu Âu
Quốc gia Đơn vị thăm dò ý kiến Năm Ủng hộ Phản đối Không biết/trung lập/không có câu trả lời/khác
  Áo IMAS 2015 &000000000000004600000046%[44] &000000000000004800000048%[44] &00000000000000060000006%
  Bỉ Ipsos 2021 &000000000000007200000072%[45] &000000000000002100000021% &00000000000000070000007%
  Bulgaria Eurobarometer 2006 &000000000000001200000012%[46] &000000000000006800000068%[46] &000000000000002000000020%[46]
  Síp Eurobarometer 2006 &000000000000001000000010%[46] &000000000000008600000086%[46] &00000000000000040000004%[46]
  Cộng Hòa Séc CVVM 2019 &000000000000004700000047%[47] &000000000000004700000047% &00000000000000060000006%
  Đan Mạch Pew Research Center 2017 &000000000000007500000075%[48] - -
  Estonia ASi 2012 &000000000000002600000026%[49] &000000000000006600000066%[49] &00000000000000080000008%[49]
  Phần Lan Taloustutkimus 2013 &000000000000005100000051%[50] &000000000000004200000042%[50] &00000000000000070000007%[50]
  Pháp Ipsos 2021 &000000000000006200000062%[45] &000000000000002900000029% &000000000000001000000010%
  Đức Ipsos 2021 &000000000000006900000069%[45] &000000000000002400000024% &00000000000000060000006%
  Hy Lạp KAPA Research 2020 &000000000000004000000040%[51] &000000000000005700000057%[51] &00000000000000030000003%[51]
  Hungary Ipsos 2021 &000000000000005900000059% [45] &000000000000003600000036% &00000000000000050000005%
  Ireland Red C Poll 2011 &000000000000006000000060%[52] - -
  Ý Ipsos 2021 &000000000000005900000059% [53] &000000000000003600000036% &00000000000000050000005%
  Latvia Eurobarometer 2006 &00000000000000080000008%[46] &000000000000008900000089%[46] &00000000000000030000003%[46]
  Litva Eurobarometer 2006 &000000000000001200000012%[46] &000000000000008200000082%[46] &00000000000000060000006%[46]
  Luxembourg Politmonitor 2013 &000000000000005500000055%[54] &000000000000004400000044%[54] &00000000000000010000001%[54]
  Malta Misco 2014 &000000000000002000000020%[55] &000000000000008000000080%[55] -
  Hà Lan Ipsos 2021 &000000000000008300000083%[45] &000000000000001200000012% &00000000000000050000005%
  Na Uy YouGov 2012 &000000000000005400000054%[56] &000000000000003400000034%[56] &000000000000001200000012%[56]
  Ba Lan Ipsos 2021 &000000000000003300000033%[45] &000000000000005800000058% &000000000000001000000010%
  Bồ Đào Nha Pew Research Center 2017 &000000000000005900000059%[57] &000000000000002800000028%[57] &000000000000001300000013%[57]
  Romania Eurobarometer 2006 &00000000000000080000008%[46] &000000000000008200000082%[46] &000000000000001000000010%[46]
  Nga Ipsos 2021 &000000000000002300000023%[45] &000000000000006700000067% &000000000000001000000010%
  Serbia GSA 2010 &00000000000000080000008%[58] &000000000000007900000079% &000000000000001300000013%
  Slovakia Eurobarometer 2006 &000000000000001200000012%[46] &000000000000008400000084%[46] &00000000000000040000004%[46]
  Slovenia Delo Stik 2015 &000000000000003800000038%[59] &000000000000005500000055%[59] &00000000000000070000007%[59]
  Tây Ban Nha Ipsos 2021 &000000000000007700000077%[45] &000000000000001700000017% &00000000000000060000006%
  Thụy Điển Ipsos 2021 &000000000000007900000079%[45] &000000000000001700000017% &00000000000000040000004%
  Thụy Sĩ Pink Cross 2020 &000000000000006700000067%[60] &000000000000003000000030%[60] &00000000000000030000003%[60]
  Ukraine Gay Alliance of Ukraine 2013 &00000000000000070000007%[61] &000000000000006800000068%[61] &000000000000001200000012%
&000000000000001300000013% cho phép một số ngoại lệ[61]
  Vương quốc Anh Ipsos 2021 &000000000000007200000072%[45] &000000000000001900000019% &00000000000000090000009%
  Các quốc gia/vùng lãnh thổ đã hợp pháp hóa việc các cặp đôi đồng giới nhận con nuôi trên toàn quốc
  Các quốc gia có một số vùng đã hợp pháp hóa việc các cặp đôi đồng giới nhận con nuôi
  Các quốc gia cho phép nhận nuôi hoặc làm người giám hộ với con riêng của bạn đời
Thăm dò ý kiến về việc nhận con nuôi của các cặp đồng giới ở Châu Mỹ
Quốc gia Đơn vị khảo sát ý kiến Năm Ủng hộ Phản đối Không biết/trung lập/không có câu trả lời/khác
  Argentina Ipsos 2021 &000000000000007300000073%[45] &000000000000002100000021% &00000000000000060000006%
  Brazil Ipsos 2021 &000000000000006900000069%[45] &000000000000002500000025% &00000000000000070000007%
  Canada Ipsos 2021 &000000000000008100000081%[45] &000000000000001300000013% &00000000000000060000006%
  Chile CADEM 2021 &000000000000006100000061%[62] &000000000000003700000037% &00000000000000020000002%
  Colombia Ipsos 2021 &000000000000004600000046%[45] &000000000000004400000044% &00000000000000080000008%
  Mexico Ipsos 2021 &000000000000005900000059%[45] &000000000000003400000034% &00000000000000070000007%
  Peru Ipsos 2021 &000000000000004100000041%[45] &000000000000005200000052% &00000000000000070000007%
  Hoa Kỳ Ipsos 2021 &000000000000007200000072%[45] &000000000000002200000022% &00000000000000060000006%
  Các quốc gia/vùng lãnh thổ đã hợp pháp hóa việc các cặp đôi đồng giới nhận con nuôi trên toàn quốc
  Các quốc gia có một số vùng đã hợp pháp hóa việc các cặp đôi đồng giới nhận con nuôi
  Các quốc gia cho phép nhận nuôi hoặc làm người giám hộ với con riêng của bạn đời
Thăm dò ý kiến về việc nhận con nuôi của các cặp đồng giới ở Châu Đại Dương
Quốc gia Đơn vị khảo sát ý kiến Năm Ủng hộ Phản đối Không biết/trung lập/không có câu trả lời/khác
  Úc Ipsos 2021 &000000000000007100000071%[63] &000000000000002100000021% &00000000000000080000008%
  New Zealand Research New Zealand 2012 &000000000000006400000064%[64] &000000000000003100000031% &00000000000000050000005%
  Các quốc gia/vùng lãnh thổ đã hợp pháp hóa việc các cặp đôi đồng giới nhận con nuôi trên toàn quốc
  Các quốc gia có một số vùng đã hợp pháp hóa việc các cặp đôi đồng giới nhận con nuôi
  Các quốc gia cho phép nhận nuôi hoặc làm người giám hộ với con riêng của bạn đời
Thăm dò ý kiến về việc nhận con nuôi của các cặp đồng giới ở Châu Á
Quốc gia Đơn vị khảo sát Năm Ủng hộ Phản đối Không biết/trung lập/không có câu trả lời/khác
  Trung Quốc Ipsos 2021 &000000000000006600000066%[45] &000000000000003000000030% &00000000000000040000004%
  Ấn Độ Ipsos 2021 &000000000000006600000066%[45] &000000000000002100000021% &000000000000001300000013%
  Israel Midgam Institute 2017 &000000000000006000000060%[65] - -
  Nhật Bản Ipsos 2021 &000000000000006800000068%[45] &000000000000002000000020% &000000000000001300000013%
  Malaysia Ipsos 2021 &000000000000002400000024%[45] &000000000000006500000065% &000000000000001100000011%
  Nga Ipsos 2021 &000000000000002300000023%[45] &000000000000006700000067% &000000000000001000000010%
  Hàn Quốc Ipsos 2021 &000000000000004600000046%[45] &000000000000004500000045% &00000000000000090000009%
  Thổ Nhĩ Kỳ Ipsos 2021 &000000000000003900000039%[45] &000000000000004400000044% &000000000000001800000018%
  Các quốc gia/vùng lãnh thổ đã hợp pháp hóa việc các cặp đôi đồng giới nhận con nuôi trên toàn quốc
  Các quốc gia có một số vùng đã hợp pháp hóa việc các cặp đôi đồng giới nhận con nuôi
  Các quốc gia cho phép nhận nuôi hoặc làm người giám hộ với con riêng của bạn đời
Thăm dò ý kiến về việc nhận con nuôi của các cặp đồng giới ở Châu Phi
Quốc gia Pollster Năm Ủng hộ Phản đối Không biết/trung lập/không có câu trả lời/khác
  Nam Phi Ipsos 2021 &000000000000006900000069%[66] &000000000000002300000023% &00000000000000080000008%

Các cuộc tranh luận toàn quốc

sửa

Tính đến tháng 9 năm 2021,có các cuộc tranh luận cấp quốc gia về quyền làm cha mẹ của người thuộc cộng đồng LGBT ở các quốc gia sau:

Tình trạng pháp lý

sửa
 
Tình trạng pháp lý của việc nhận con nuôi của các cặp đồng tính trên khắp thế giới:
  Cho phép các cặp đồng giới nhận con nuôi chung
  Cho phép người còn lại của cặp đôi thực hiện nhận nuôi con mà không làm ảnh hưởng đến quyền làm cha mẹ của người kia
  Không có luật nào cho phép các cặp đôi đồng giới nhận con nuôi

Việc nhận con nuôi của các cặp đồng tính là hợp pháp ở các quốc gia sau:

Việc các cặp đồng tính nhận con nuôi chung là hợp pháp tại các khu vực pháp lý địa phương hoặc các vùng lãnh thổ phụ thuộc sau đây:

Các quốc gia sau đây cho phép nhận con riêng làm con nuôi, trong đó một cá nhân trong mối quan hệ có thể nhận con đẻ và con nuôi của người bạn đời của mình:

Châu Phi

sửa

Nam Phi

sửa

Nam Phi là quốc gia châu Phi duy nhất cho phép các cặp đồng tính nhận con nuôi chung. Quyết định năm 2002 của Tòa án Hiến pháp trong trường hợp của Du Toit v Bộ trưởng Bộ Phúc lợi và Phát triển Dân số đã sửa đổi Đạo luật Chăm sóc Trẻ em, năm 1983 từ đó cho phép cả nhận con nuôi chung và nhận con nuôi là con riêng bởi "những cặp bạn đời đồng giới lâu bền" (permanent same-sex life partners).[134] Đạo luật Chăm sóc Trẻ em kể từ đó đã được thay thế bởi Đạo luật Trẻ em năm 2005, cho phép "bạn đời trong mối quan hệ gia đình lâu bền" (partners in a permanent domestic life-partnership)cho dù họ là người đồng giới hay khác giới nhận con nuôi chung, và cho phép người bạn đời bền lâu nhận nuôi  con của bạn đời mình - phụ huynh hiện tại của đứa trẻ với tư cách là cha mẹ kế.[135] Hôn nhân đồng giới được hợp pháp hóa từ năm 2006, và ngang bằng với hôn nhân khác giới trong mọi mặt, kể cả nhận con nuôi.

Châu Mỹ

sửa
 
Tình trạng pháp lý của việc nhận con nuôi của các cặp đồng tính ở Bắc Mỹ:
  Hợp pháp hóa nhận con nuôi chung
  Không có luật nào cho phép các cặp đồng tính nhận con nuôi
 
Tình trạng pháp lý của việc nhận con nuôi của các cặp đồng giới ở Nam Mỹ
  Hợp pháp
  Bất hợp pháp
  Đồng tính luyến ái là bất hợp pháp
  Không xác định/không rõ ràng

Canada

sửa

Canada không có luật trên toàn quốc hợp pháp hóa việc nhận con nuôi đồng giới, mà có đạo luật cấp tỉnh nhỏ hơn bao trùm toàn bộ quốc gia. Việc hợp pháp hóa việc nhận con nuôi bởi các cặp đồng giới ở Canada bắt đầu với tỉnh British Columbia vào năm 1996 và được hoàn tất với tỉnh Nunavut vào năm 2011.[136][137] Đến năm 2013, một cuộc khảo sát của Ipsos Global cho thấy 70% người Canada chấp thuận việc các cặp đồng giới nhận con nuôi ở một mức độ nào đó với 45% tán thành mạnh mẽ.[138]

Chile

sửa

Ở Chile, các cặp đồng tính được phép đăng ký nhận con nuôi. Nếu những người nộp đơn được công nhận là phù hợp để nhận nuôi, về mặt pháp lý, chỉ một trong số họ sẽ là cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ.[139] Một cuộc khảo sát năm 2017 cho thấy 45% người Chile ủng hộ việc các cặp đồng giới nhận con nuôi, trong khi 50% phản đối.[140]

Colombia

sửa

Vào ngày 4 tháng 11 năm 2015, trong phán quyết 6-2 của Tòa án Hiến pháp, Colombia đã quyết định cho phép những người trong cộng đồng LGBT nhận con nuôi.[141] Phán quyết được đưa ra trước khi hôn nhân đồng giới được hợp pháp ở nước này vào ngày 28 tháng 4 năm 2016.[142]

Honduras

sửa

Kể từ tháng 5 năm 2019, Tòa án Tối cao Honduras dự kiến sẽ đưa ra phán quyết liên quan đến hôn nhân đồng giới và nhận con nuôi.[143]

Mexico

sửa

Tại Thành phố Mexico, Hội đồng Lập pháp của Đặc khu Liên bang đã thông qua luật cho phép các cặp đôi đồng giới nhận con nuôi vào ngày 21 tháng 12 năm 2009.[144] Tám ngày sau, Thủ tướng ("Thị trưởng") Marcelo Ebrard đã ký dự luật thành luật, chính thức có hiệu lực vào ngày 4 tháng 3 năm 2010.[119][145]

Vào ngày 24 tháng 11 năm 2011, Tòa án tối cao Coahuila đã bác bỏ luật của bang cấm các cặp đôi đồng giới nhận con nuôi, thúc giục cơ quan lập pháp của bang sửa đổi luật nhận con nuôi càng sớm càng tốt.[146] Vào ngày 12 tháng 2 năm 2014, quốc hội đã hoàn toàn thông qua biện pháp hơn hai năm sau quyết định của tòa án tối cao.[117]

Vào ngày 3 tháng 2 năm 2017, SCJN đã phát hành tesis 08/2017, tuyên bố rằng gia đình của cộng đồng LGBT không chỉ dừng lại ở việc là cặp đôi, mà nó còn mở rộng đến quyền có con và quyền nuôi dạy con cái. Vì vậy, các cặp đôi LGBT muốn lập gia đình và nhận con nuôi sẽ được bảo vệ về mặt pháp lý và không thể bị giới hạn bởi bất kỳ tổ chức chính phủ nào.[147]

Hoa Kỳ

sửa

Việc nhận con nuôi của các cá nhân LGBT hoặc các cặp đồng giới là hợp pháp ở tất cả 50 tiểu bang kể từ tháng 6 năm 2017.

Uruguay

sửa

Luật nhận con nuôi do chính phủ tài trợ ở Uruguay cho phép người thuộc cộng đồng LGBT nhận con nuôi đã được hạ viện thông qua vào ngày 28 tháng 8 năm 2009 và bởi Thượng viện vào ngày 9 tháng 9 năm 2009. Vào tháng 10 năm 2009, luật đã được Tổng thống ký và có hiệu lực.[105] Theo Equipos Mori Poll's, 53% người Uruguay phản đối việc cho người đồng tính nhận con nuôi so với 39% ủng hộ việc này. Cuộc thăm dò của Interconsult được thực hiện vào năm 2008 cho thấy rằng 49% phản đối việc cho người đồng tính nhận con nuôi so với 35% ủng hộ nó.[104][148]

Châu Á

sửa

Quyền nhận con nuôi của LGBT ở châu Á hầu như không tồn tại, ngoại trừ ở Israel. Một số nước châu Á vẫn coi các hoạt động đồng giới là bất hợp pháp, không có luật chống phân biệt đối xử, đây là một trở ngại từ việc lập pháp cho việc các thành viên trong cộng đồng LGBT nhận con nuôi.[149]

Israel

sửa

Một phán quyết tháng 1 năm 2005 của Tòa án tối cao Israel cho phép nhận nuôi con riêng đối với các cặp đôi đồng giới. Israel trước đây đã cho phép quyền đồng giám hộ hạn chế đối với những người không phải cha mẹ ruột.[150] Vào tháng 2 năm 2008, một tòa án ở Israel đã ra phán quyết rằng các cặp đồng tính hiện được phép nhận con nuôi bất kể đứa trẻ đó có liên quan về mặt sinh học hay không với cha hoặc mẹ.[151] Điều này đánh dấu một bước ngoặt trong việc trao quyền bình đẳng cho tất cả những người đồng tính ở Israel.[151]

 
Tình trạng pháp lý của việc nhận con nuôi của các cặp đồng giới ở một phần Tây Á và Ai Cập
  Được hợp pháp cho người đồng tính
  Đồng tính luyến ái là bất hợp pháp
  Không có luật / không xác định / không rõ ràng

Đài Loan

sửa

Các cặp đôi đồng giới có thể nhận con nuôi một cách hợp pháp. Tuy nhiên, họ chỉ có thể nhận nuôi con ruột của bạn đời họ (còn gọi là nhận con riêng làm nuôi). Luật Đài Loan chỉ cho phép những người đã kết hôn nhận con nuôi, nhưng cũng cho phép các cá nhân độc thân nhận con nuôi, tùy thuộc vào hoàn cảnh, bao gồm cả những người thuộc cộng đồng LGBT. Luật hôn nhân đồng giới (đã được Viện Lập pháp thông qua vào tháng 5 năm 2019)  cho các cặp đồng giới quyền nhận con nuôi có quan hệ ruột thịt với bạn đời của mình.[152]

Châu Âu

sửa
 
Tình trạng pháp lý của việc nhận con nuôi của các cặp đồng giới ở Châu Âu:
  Được hợp pháp nhận con nuôi chung
  Được hợp pháp nhận con riêng của bạn đời1
  Không có luật cho phép các cặp đôi đồng giới nhận con nuôi
1Ở Ý, việc nhận con riêng chỉ có thể được thực hiện theo lệnh của tòa án theo tiền lệ pháp.

Vào tháng 2 năm 2006,Tòa Thưởng phẩm Tối cao của Pháp đã ra phán quyết rằng cả hai người trong một mối quan hệ đồng giới đều có thể có quyền làm cha mẹ đối với con riêng của một người còn lại. Kết quả đến từ một trường hợp một phụ nữ cố gắng trao quyền làm cha mẹ của hai con gái cho người bạn đời của cô ấy, người mà cô ấy đang ở trong một mối quan hệ dân sự.[153] Tuy nhiên, trong trường hợp nhận con nuôi, vào tháng 2 năm 2007, tòa án đó đã ra phán quyết chống lại một cặp đồng tính nữ trong đó một người đã cố gắng nhận con riêng của người kia làm con nuôi. Tòa án tuyên bố rằng bạn đời của người phụ nữ không thể được công nhận trừ khi người mẹ rút quyền làm cha mẹ của chính mình.[154][155] Vào ngày 17 tháng 5 năm 2013, Tổng thống Pháp François Hollande đã ký dự luật thành luật cho phép các quyền kết hôn và nhận con nuôi liên quan đến các cặp đôi đồng giới.[156]

Năm 1998, một giáo viên trường mẫu giáo đến từ Lons-le-Saunier, sống chung với tư cách một cặp đôi với một người phụ nữ khác, đã nộp đơn cho chính quyền địa phương - tỉnh ("département") Jura xin nhận nuôi một đứa trẻ. Hội đồng nhận nuôi cho ý kiến phản đối đơn này vì đứa trẻ sẽ thiếu đi hình bóng người cha. Do đó, người đứng đầu tỉnh đã bác bỏ đơn này.[157] Vụ việc này đã được kháng cáo trước tòa án hành chính và kết thúc trước Hội đồng Nhà nước thi hành với tư cách tòa án hành chính tối cao, và đã chống lại người phụ nữ đó.[158] Tòa án Nhân quyền Châu Âu kết luận rằng những hành động và quyết định trên đã vi phạm Điều 14 cùng với Điều 8 của Công ước Châu Âu về Nhân quyền.[157][159]

Ngày 2 tháng 6 năm 2006, Quốc hội Iceland đã nhất trí thông qua kiến nghị chấp nhận nhận nuôi, nuôi dạy và trợ giúp thụ tinh nhân tạo cho những cặp đôi đồng giới tương tự với các cặp dị tính. Đạo luật này có hiệu lực từ ngày 27 tháng 6 năm 2006.

Bulgaria, theo Bộ Tư pháp, những điều luật nói về việc nhận nuôi "có thể xê dịch so với lẽ thường, trong trường hợp này là xu hướng tính dục của các cá nhân". Do đó, một người đồng tính độc thân hoặc những cặp đồng giới có thể nhận nuôi trẻ.[160][161]

Vào ngày 17 tháng 5 năm 2013, Quốc hội Bồ Đào Nha đã chấp thuận một dự luật trong lần đọc thứ nhất, cho phép việc "cùng nhận nuôi" trẻ cùng huyết thống hoặc trẻ được nhận nuôi bởi người bạn đời hoặc người yêu đồng giới, trong trường hợp người bạn đời hoặc người yêu đó là phụ huynh duy nhất được nhận diện trên mặt luật pháp của đứa trẻ (ví dụ người mẹ với người cha huyết thống không đăng ký trên giấy tờ). Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 2013, những thành viên quốc hội phản đối dự luật trên đã yêu cầu một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này và đã hủy bỏ đề nghị bỏ phiếu toàn thể lần hai.[162][163] Sau đó, đề nghị về một cuộc trưng cầu dân ý có thể xảy ra đã được xem xét,[164] nhưng Tòa án Hiến pháp đã tuyên bố điều này là trái với hiến pháp.[165] Vào ngày 14 tháng 3 năm 2014, dự luật ban đầu bị bác bỏ trong lần đọc thứ hai.[163] Vào ngày 20 tháng 11 năm 2015, 5 đề xuất tới từ một số đảng cánh tả đã được Quốc hội mới bỏ phiếu ủng hộ theo như kết quả cuộc tổng tuyển cử ngày 4 tháng 10.[163]

Vào tháng 7 năm 2014, thông qua Đạo luật Bạn đời, Croatia đã thừa nhận một chế định giống với nhận nuôi con riêng, được gọi là đối tác-người giám hộ. Một người trong cặp đôi mà không phải cha mẹ đẻ của đứa bé có thể chia sẻ trách nhiệm làm cha mẹ với cha/mẹ đẻ hoặc cả hai nếu họ đồng ý, hoặc là nếu tòa án ra quyết định đây là điều tốt nhất cho đứa trẻ. Ngoài ra, cha/mẹ đẻ hoặc cả hai có thể giao mọi trách nhiệm trông nom trong một thời gian cho một người trong cặp đôi mà không phải là cha/mẹ đẻ. Một người trong cặp đôi mà không phải là cha mẹ đẻ cũng có thể giành được trách nhiệm làm cha mẹ vĩnh viễn thông qua chế định liên quan tới đối tác-người giám hộ nếu cha và mẹ đẻ của đứa trẻ đã chết, hoặc hi hữu là nếu không biết một trong hai người sinh ra đứa trẻ, và nếu tòa án quyết định đây là điều tốt nhất cho đứa trẻ.[166]

Vào tháng 1 năm 2015, Tòa án Hiến pháp Áo thấy rằng những đạo luật có sẵn về nhận nuôi đi ngược với hiến pháp và yêu cầu thay đổi bộ luật trước ngày 31 tháng 12 năm 2015,cho phép các cặp đôi đồng giới ở Áo nhận nuôi con chung.[167][168]

Vào ngày 6 tháng 4 năm 2015, được Quốc hội thông qua vào tháng 5 năm 2015, Đạo luật về các mối quan hệ trẻ em và gia đình 2015 (mở rộng quyền lợi nhận nuôi trẻ cho những cặp đôi sống chung hoặc đang kết hợp dân sự) đã được ban hành bởi Tổng thống Ireland. Đạo luật có hiệu lực một năm sau đó, vào ngày 6 tháng 4 năm 2016.[169][170][171][172]

Vào ngày 20 tháng 11 năm 2015, với 141 phiếu thuận, 87 phiếu chống và 2 phiếu trắng, Quốc hội Bồ Đào Nha đã thông qua công văn được đưa lên bởi tất cả các đảng phái (trừ đảng cánh hữu PàF) cho phép nhận nuôi đồng giới. Vào ngày 26 tháng 1 năm 2016, Tổng thống thuộc đảng bảo thủ Bồ Đào Nha Aníbal Cavaco Silva đã phủ quyết đạo luật này. Một tuần sau đó, Quốc hội Bồ Đào Nha đã bác phủ quyết trên. Đạo luật có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2016.[173][174][175]

Vào ngày 22 tháng 6 năm 2016,Tòa án tối cao Cassation ở Ý đã ủng hộ quyết định của một tòa cấp thấp là đã chấp nhận đề nghị được nhận nuôi con gái người yêu mình của một người đồng tính nữ. Các công tố viên đã kháng lại quyết định của Tòa phúc thẩm Rome. Những quyết định của Tòa án tối cao đã trở thành tiền lệ.[176]

Vào tháng 12 năm 2020, luật pháp Hungary đã cấm các cặp đôi đồng giới nhận nuôi trong hiến pháp của mình.[177][178]

Vào tháng 4 năm 2021, một tòa án ở Croatia đã ra phán quyết rằng những người đồng giới có quyền nhận con nuôi chung.[179]

Châu Đại Dương

sửa

Tại Úc, nhận con nuôi đồng giới được hợp pháp hóa ở tất cả các bang và lãnh thổ từ tháng 4 năm 2018.

New Zealand

sửa

Đạo luật sửa đổi về Hôn nhân (Định nghĩa về Hôn nhân) năm 2013, có hiệu lực vào ngày 19 tháng 8 năm 2013, công nhận hôn nhân đồng tính và cho phép các cặp đồng tính đã kết hôn cùng nhận con nuôi. Trước đó, một cá nhân LGBT có thể nhận con nuôi, nhưng các cặp đồng tính thì không thể nhận con nuôi chung.[180]

Hiện tại, không có rào cản cụ thể nào ngăn cản một cá nhân LGBT nhận con nuôi, ngoại trừ việc một cá nhân nam không được nhận con nuôi là nữ. Luật hôn nhân đồng giới có hiệu lực từ ngày 19 tháng 8 năm 2013, và kể từ đó các cặp đồng giới đã kết hôn có thể nhận con chung. Các cặp vợ chồng chưa kết hôn thuộc bất kỳ giới tính nào và các cặp đôi trong mối quan hệ kết hợp dân sự có thể cùng nhau nhận con nuôi, theo phán quyết của Tòa án Tối cao New Zealand vào tháng 12 năm 2015. Lệnh cấm đã vi phạm Đạo luật về Quyền của New Zealand năm 1990.[181] Độ tuổi tối thiểu để nhận con nuôi ở New Zealand là 20 tuổi đối với trẻ có quan hệ họ hàng và 25 tuổi hoặc tuổi của trẻ cộng thêm 20 tuổi (tùy theo mức nào lớn hơn) đối với trẻ không có quan hệ huyết thống.

Sơ lược luật theo thẩm quyền

sửa
Luật của các nước Châu Âu về việc nhận con nuôi của các cặp đồng tính
Quốc gia Cá nhân LGBT có thể yêu cầu nhận con nuôi Cặp đôi đồng giới có thể cùng yêu cầu Bạn tình đồng giới có thể yêu cầu nhận con của người yêu làm con nuôi Các cặp vợ chồng đồng giới được phép nhận nuôi hoặc nuôi dưỡng con riêng
Andorra Được phép Được phép Được phép Được phép
Áo Được phép Được phép Được phép Được phép (except state of Lower Austria)
Bỉ Được phép Được phép Được phép Được phép
Belarus Không được phép Không được phép Không được phép Không được phép
Bulgaria Được phép Không được phép Không được phép Không được phép
Croatia Được phép Được phép Được phép Được phép[182]
Cộng hòa Séc Được phép Được phép/không được phép (Các cặp đồng tính có thể nhận con nuôi, tuy nhiên chỉ một người được công nhận là cha mẹ hợp pháp) Không được phép (luật dự thảo đang chờ xử lý)[183] Được phép[184]
Cộng hòa Síp Được phép Không được phép Không được phép Không được phép
Đan Mạch Được phép Được phép Được phép Được phép
Estonia Được phép Không được phép (nhưng các cặp vợ chồng trong đó cả hai người đều vô sinh có thể nhận con nuôi) Được phép Được phép
Quần đảo Faroe Được phép Được phép Được phép Được phép
Phần Lan Được phép Được phép Được phép Được phép
Pháp Được phép Được phép Được phép Được phép
Đức Được phép Được phép Được phép Được phép
Gibraltar Được phép Được phép Được phép Được phép
Hy Lạp Được phép Không được phép Không được phép Được phép
Guernsey Được phép Được phép Được phép Được phép
Hungary Không được phép Không được phép Không được phép Không được phép
Iceland Được phép Được phép Được phép Được phép
Ireland Được phép Được phép Được phép Được phép
Đảo Man Được phép Được phép Được phép Được phép
Ý Không được phép (những người độc thân chỉ có thể nhận con nuôi trong những trường hợp đặc biệt, không phụ thuộc vào xu hướng tính dục của họ) Không được phép Không được phép (có thể có ngoại lệ)[185] Không được phép (có thể có ngoại lệ)[185]
Jersey Được phép Được phép Được phép Được phép
Latvia Được phép Không được phép Không được phép Không được phép
Liechtenstein Được phép Không được phép Không được phép Không được phép
Litva Không được phép (chỉ trong một số trường hợp đặc biệt) Không được phép Không được phép Không được phép
Luxembourg Được phép Được phép Được phép Được phép
Malta Được phép[186] Được phép Được phép Được phép
Monaco Không được phép Không được phép Không được phép Không được phép
Hà Lan Được phép Được phép Được phép Được phép
Na Uy Được phép Được phép Được phép Được phép
Ba Lan Được phép Không được phép Không được phép Không được phép
Bồ Đào Nha Được phép Được phép Được phép Được phép
Romania Không được phép Không được phép Không được phép Không được phép
San Marino Được phép Không được phép Được phép[131] Không được phép
Slovakia Được phép Không được phép Không được phép Không được phép
Slovenia Được phép Không được phép Được phép Không được phép (nhưng các cá nhân có thể nhận nuôi)
Tây Ban Nha Được phép Được phép Được phép Được phép
Thụy Điển Được phép Được phép Được phép Được phép
Thụy Sĩ Được phép Không được phép Được phép[187][188] Không được phép
Vương quốc Anh Được phép Được phép Được phép Được phép
Luật của của các nước Mỹ Latinh và Caribbean về việc nhận con nuôi của các cặp đồng tính
Quốc gia Cá nhân LGBT có thể yêu cầu nhận con nuôi Cá nhân LGBT có thể yêu cầu nhận con nuôi Bạn tình đồng giới có thể yêu cầu nhận con của người yêu làm con nuôi
Argentina Được phép Được phép Được phép
Belize Không được phép Không được phép Không được phép
Bermuda Được phép Được phép Được phép
Bolivia Không được phép Được phép Không được phép
Brasil Được phép Được phép Được phép
Chile Được phép/Không được phép (Các cặp đồng tính có thể nhận con nuôi, tuy nhiên chỉ một người được công nhận là cha mẹ hợp pháp) Được phép Không được phép
Colombia Được phép Được phép Được phép
Costa Rica Được phép Được phép Được phép
Cuba Không được phép Không được phép Không được phép
Cộng hòa Dominican Không được phép Không được phép Không được phép
Ecuador Không được phép (lệnh cấm theo hiến pháp) Được phép Không được phép (lệnh cấm theo hiến pháp)
El Salvador Không được phép Không được phép Không được phép
Quần đảo Falkland Được phép Được phép Được phép
Guyane thuộc Pháp Được phép Được phép Được phép
Guatemala Không được phép Không được phép Không được phép
Guyana Không được phép (Quan hệ tình dục đồng giới là bất hợp pháp) Không được phép (Quan hệ tình dục đồng giới là bất hợp pháp) Không được phép (Quan hệ tình dục đồng giới là bất hợp pháp)
Honduras Không được phép (lệnh cấm theo hiến pháp) Không được phép (lệnh cấm theo hiến pháp) Không được phép (lệnh cấm theo hiến pháp)
Mexico Được phép Được phép Được phép
Nicaragua Không được phép Không được phép Không được phép
Paraguay Không được phép Được phép Không được phép
Peru Không được phép Không được phép Không được phép
Puerto Rico Được phép Được phép Được phép
Suriname Không được phép Không được phép Không được phép
Uruguay Được phép Được phép Được phép
Venezuela Không được phép Không được phép Không được phép

Tham khảo

sửa
  1. ^ “The Effects of Marriage, Civil Union, and Domestic Partnership Laws on the Health and Well-being of Children”. American Academy of Pediatrics. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ “AMA Policy Regarding Sexual Orientation”. American Medical Association. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2013.
  3. ^ “Position Statement on Support of Legal Recognition of Same-Sex Civil Marriage” (PDF). American Psychiatric Association. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2013.
  4. ^ “Statement on Marriage and the Family”. American Anthropological Association. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2015.
  5. ^ “Position Statement on Adoption and Co-parenting of Children by Same-sex Couples” (PDF). American Psychiatric Association. 2002. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2013.
  6. ^ “The APA reaffirms support for same-sex marriage”. San Diego Gay and Lesbian News. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2012.
  7. ^ “Marriage of Same-Sex Couples – 2006 Position Statement Canadian Psychological Association” (PDF). 2006. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2009.
  8. ^ “Elizabeth Short, Damien W. Riggs, Amaryll Perlesz, Rhonda Brown, Graeme Kane: Lesbian, Gay, Bisexual and Transgender (LGBT) Parented Families – A Literature Review prepared for The Australian Psychological Society” (PDF). Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2020.
  9. ^ a b “Brief of the American Psychological Association, Kentucky Psychological Association, Ohio Psychological Association, American Psychiatric Association, American Academy of Pediatrics, American Association for Marriage and Family Therapy, Michigan Association for Marriage and Family Therapy, National Association of Social Workers, National Association of Social Workers Tennessee Chapter, National Association of Social Workers Michigan Chapter, National Association of Social Workers Kentucky Chapter, National Association of Social Workers Ohio Chapter, American Psychoanalytic Association, American Academy of Family Physicians, and American Medical Association as Amici Curiae in Support of Petitioners” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017.
  10. ^ Pawelski JG, Perrin EC, Foy JM, và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2006). “The effects of marriage, civil union, and domestic partnership laws on the health and well-being of children”. Pediatrics. 118 (1): 349–64. doi:10.1542/peds.2006-1279. PMID 16818585.
  11. ^ Herek GM (tháng 9 năm 2006). “Legal recognition of same-sex relationships in the United States: a social science perspective” (PDF). The American Psychologist. 61 (6): 607–21. doi:10.1037/0003-066X.61.6.607. PMID 16953748. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2010.
  12. ^ Biblarz, Timothy J.; Stacey, Judith (2010). “How Does the Gender of Parents Matter?”. Journal of Marriage and Family. 72: 3–22. CiteSeerX 10.1.1.593.4963. doi:10.1111/j.1741-3737.2009.00678.x. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2015.
  13. ^ “Brief presented to the Legislative House of Commons Committee on Bill C38 by the Canadian Psychological Association – June 2, 2005” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2015.
  14. ^ Charlotte Patterson, et. al, "Adolescents with Same-Sex Parents: Findings from the National Longitudinal Study of Adolescent Health, 7 November 2007, pg. 2
  15. ^ Farr, Rachel H; Forssell, Stephen L; Patterson, Charlotte J (2010). “Parenting and Child Development in Adoptive Families: Does Parental Sexual Orientation Matter?” (PDF). Psychology Press. Applied Developmental Science. 14 (3): 164–178. doi:10.1080/10888691.2010.500958. ISSN 1088-8691. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2010.
  16. ^ Pawelski, J. G.; Perrin, E. C.; Foy, J. M.; Allen, C. E.; Crawford, J. E.; Del Monte, M.; Kaufman, M.; Klein, J. D.; Smith, K. (2006). “The Effects of Marriage, Civil Union, and Domestic Partnership Laws on the Health and Well-being of Children”. Pediatrics. 118 (1): 349–364. doi:10.1542/peds.2006-1279. PMID 16818585. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2013.
    “AMA Policy Regarding Sexual Orientation”. American Medical Association. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2013.
    “Position Statement on Support of Legal Recognition of Same-Sex Civil Marriage” (PDF). American Psychiatric Association. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2013.
    “Statement on Marriage and the Family”. American Anthropological Association. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2015.
    “Position Statement on Adoption and Co-parenting of Children by Same-sex Couples” (PDF). American Psychiatric Association. 2002. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2013.
    “The APA reaffirms support for same-sex marriage”. San Diego Gay and Lesbian News. 11 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2012.
    “Support for Marriage Equality” (PDF). American Academy of Nursing. tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2013.
    “Marriage of Same-Sex Couples – 2006 Position Statement Canadian Psychological Association” (PDF). 2006. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2009.
    “Elizabeth Short, Damien W. Riggs, Amaryll Perlesz, Rhonda Brown, Graeme Kane: Lesbian, Gay, Bisexual and Transgender (LGBT) Parented Families – A Literature Review prepared for The Australian Psychological Society” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2010.
    Brief of the American Psychological Association, Kentucky Psychological Association, Ohio Psychological Association, American Psychiatric Association, American Academy of Pediatrics, American Association for Marriage and Family Therapy, Michigan Association for Marriage and Family Therapy, National Association of Social Workers, National Association of Social Workers Tennessee Chapter, National Association of Social Workers Michigan Chapter, National Association of Social Workers Kentucky Chapter, National Association of Social Workers Ohio Chapter, American Psychoanalytic Association, American Academy of Family Physicians, and American Medical Association as Amici Curiae in Support of Petitioners Lưu trữ 12 tháng 4 2019 tại Wayback Machine
    Herek GM (tháng 9 năm 2006). “Legal recognition of same-sex relationships in the United States: a social science perspective” (PDF). The American Psychologist. 61 (6): 607–21. doi:10.1037/0003-066X.61.6.607. PMID 16953748. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2010.
    Biblarz, Timothy J.; Stacey, Judith (2010). “How Does the Gender of Parents Matter?”. Journal of Marriage and Family. 72: 3–22. CiteSeerX 10.1.1.593.4963. doi:10.1111/j.1741-3737.2009.00678.x. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2015.
    Brief presented to the Legislative House of Commons Committee on Bill C38 by the Canadian Psychological Association – June 2, 2005. Lưu trữ 13 tháng 10 2012 tại Wayback Machine
    Davis, Annie (22 tháng 10 năm 2017). “Children raised by same-sex parents do as well as their peers, study shows”. The Guardian. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2018.
    Bever, Lindsey (7 tháng 7 năm 2014). “Children of same-sex couples are happier and healthier than peers, research shows”. The Washington Post. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2018.
  17. ^ Starr, Karla (Winter 1998). “Adoption by Homosexuals: A Look at Differing State Court Opinions”. Ariz. L. Rev. 40: 1497. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2021.
  18. ^ Paige, Ruth Ullmann (tháng 8 năm 2005). “Proceedings of the American Psychological Association for the legislative year 2004. Minutes of the meeting of the Council of Representatives 28 & 30 July 2004”. American Psychologist. Honolulu, HI. 60 (5): 436–511. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2021.
  19. ^ “Resolution on Sexual Orientation and Marriage” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  20. ^ “Position Statement: Adoption and Co-parenting of Children by Same-sex Couples” (PDF). American Psychological Association. tháng 11 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2009.
  21. ^ “Lesbian & Gay Parenting” (PDF). American Psychological Association. 2005. tr. 12.
  22. ^ “H-60.940 Partner Co-Adoption, H-65.973 Health Care Disparities in Same-Sex Partner Households "AMA Policy regarding sexual orientation". Ama-assn.org. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2013.
  23. ^ Mark Joseph Stern (1 tháng 8 năm 2014). “Conservatives want to keep gay couples from adopting or fostering kids”. Slate Magazine. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  24. ^ “What are children's rights?”. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  25. ^ “Lesbian and gay couples' rights – adopting children”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2015.
  26. ^ “Why Gay Parents May Be the Best Parents”. LiveScience.com. 15 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2015.
  27. ^ Yingling, Julie (21 tháng 7 năm 2004). A Lifetime of Communication. ISBN 9781135639051.
  28. ^ “Foster kids do equally well when adopted by gay, lesbian or heterosexual parents, study suggests”. ScienceDaily. University of California, Los Angeles. 19 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  29. ^ “Homoseksualni rodzice – wywiad z psychologiem” [Homosexual parents - interview with a psychologist] (bằng tiếng Ba Lan). Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  30. ^ Baiocco, Roberto (2013). “Attitudes of Italian Heterosexual Older Adults Towards Lesbian and Gay Parenting”. Sexuality Research and Social Policy. 10 (4): 285–292. doi:10.1007/s13178-013-0129-2.
  31. ^ Mazrekaj, Deni; De Witte, Kristof; Cabus, Sofie (2020). “School Outcomes of Children Raised by Same-Sex Parents: Evidence from Administrative Panel Data”. American Sociological Review. 85 (5): 830–856. doi:10.1177/0003122420957249.
  32. ^ Marks, Loren (2012). “Same-sex parenting and children's outcomes: A closer examination of the American psychological association's brief on lesbian and gay parenting”. Social Science Research. 41 (4): 735–751. doi:10.1016/j.ssresearch.2012.03.006. PMID 23017844.
  33. ^ “I've got two dads – and they adopted me”. University of Cambridge. 4 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  34. ^ “ECDF Facts – Family Equality Council”. Family Equality Council. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  35. ^ Goldberg, Abbie E. (2007). “(How) Does It Make a Difference? Perspectives of Adults With Lesbian, Gay, and Bisexual Parents” (PDF). American Journal of Orthopsychiatry. 77 (4): 550–562. doi:10.1037/0002-9432.77.4.550. PMID 18194035. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2020.
  36. ^ “Adoptions by Same-Sex Couples Still on the Rise”. Adoptive Families. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  37. ^ Tanya M. Washington. “Throwing Black Babies Out with the Bathwater: A Child-Centered Challenge to Same-Sex Adoption Bans”. 6 Hastings Race and Poverty Law Journal.
  38. ^ Alicia Erickson Zink. “Adoptive Homes and the Meaning of Family: Implications for Gay and Lesbian Prospective Parents” (PDF). Journal of Studens Social Work. 3. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  39. ^ “Legal Issues for Gay and Lesbian Adoption”. Findlaw. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  40. ^ “Dziecko w rodzinie homoseksualistów. Adopcja to nie problem, wychowanie już tak” [A child in a homosexual family. Adoption is not a problem, education is]. NaTemat.pl (bằng tiếng Ba Lan). Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  41. ^ “Arguments For and Against Gay Adoption”. Debating Europe. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2021.
  42. ^ a b c “Ten Arguments From Social Science Against Same-Sex Marriage”. Family Research Council. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2021.
  43. ^ Vonholdt, Christl R. “The Child's Right to a Mother and Father: Ten Reasons Against Adoption Rights for Homosexual Couples”. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2021.[liên kết hỏng]
  44. ^ a b “86 Prozent fordern mehr Spielregeln für Zuwanderer”. Krone.at. 16 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2016.
  45. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x “LGBT+ Pride 2021 Global Survey” (PDF). Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2021.
  46. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r “EUROBAROMETER 66 FIRST RESULTS” (PDF). TNS. European Commission. tháng 12 năm 2006. tr. 80. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2014.
  47. ^ https://www.nakluky.cz/magazin/item/8490-pruzkum-2019-cim-dal-vice-lidi-si-uvedomuje-ze-maji-v-rodine-a-mezi-prateli-gaye-a-lesby/
  48. ^ https://www.termometropolitico.it/1313433_sondaggi-politici-italiani-adozioni-gay.html
  49. ^ a b c “LGBT TEEMALINE AVALIKU ARVAMUSE UURING” (PDF).
  50. ^ a b c “Extranet - Taloustutkimus Oy”.
  51. ^ a b c Friedrich Naumann Foundation (16 tháng 11 năm 2020). “Liberalism in Greece, today (original: Ο φιλελευθερισμός στην Ελλάδα, σήμερα)” (PDF). KAPA Research. NewsIt. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2020.
  52. ^ “Nearly three quarters of Irish people in favour of gay marriage”. Thejournal.ie.
  53. ^ https://www.ipsos.com/it-it/pride-2021-opinione-persone-comunita-lgbt-discriminazioni-genere
  54. ^ a b c “Politmonitor: Breite Mehrheit für Homo-Ehe”. Politmonitor. Luxemburger Wort. 10 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
  55. ^ a b Sansone, Kurt (12 tháng 1 năm 2014). “Survey – 80 per cent against gay adoption”. Times of Malta. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2020.
  56. ^ a b c “Le mariage et l'adoption pour tous, un an après” (PDF). YouGov. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
  57. ^ a b c “Pew Research Center”.
  58. ^ “Homophobia in Serbia 2010” (PDF). GSA. tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2015.
  59. ^ a b c “Večina podpira istospolne poroke, do posvojitev je zadržana”.
  60. ^ a b c “Neue Umfrage zeigt: Klare Zustimmung für tatsächliche Gleichstellung” [New survey shows: Clear agreement for real equality] (bằng tiếng Đức). 10 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2020.
  61. ^ a b c "Гей-альянс Украина" публикует результаты исследования общественного мнения о восприятии ЛГБТ в украинском социуме”.
  62. ^ “PLAZA PÚBLICA Nº 364 – 4 DE ENERO” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2021.
  63. ^ https://www.ipsos.com/sites/default/files/ct/news/documents/2021-06/LGBT%20Pride%202021%20Global%20Survey%20Report_6.pdf
  64. ^ “RNZ Media Release: Same Sex Marriages, Civil Union and Adoption” (PDF). Research New Zealand. 21 tháng 9 năm 2012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2012.
  65. ^ “Poll finds 60% of Israelis support same-sex adoptions”. Ynetnews. 8 tháng 12 năm 2017.
  66. ^ https://www.ipsos.com/sites/default/files/ct/news/documents/2021-06/LGBT%20Pride%202021%20Global%20Survey%20Report_6.pdf
  67. ^ “Comisión de Familia de la Cámara podría aprobar en agosto la nueva ley de Adopción” [House Commission could approve new adoption law in August]. El Mercurio (bằng tiếng Tây Ban Nha). 24 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  68. ^ “La adopciĂłn homoparental entra a debate en el Congreso de Chile” [Homoparental adoption enters debate in Chilean Congress] (bằng tiếng Tây Ban Nha). Cascaraamarga.es. 24 tháng 7 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  69. ^ Gerdes, Stefanie (26 tháng 10 năm 2016). “Czech Republic just took a big step forward for gay adoption rights”. Gay Star News (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  70. ^ “Llei 34/2014, del 27 de novembre, qualificada de les unions civils i de modificació de la Llei qualificada del matrimoni, de 30 de juny de 1995”. Butlleti Oficial de Principat d'Andorra (bằng tiếng Catalan). Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  71. ^ Marie Trigona (15 tháng 7 năm 2010). “Argentina Passes Gay Marriage Law”. Towardfreedom.com. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2010.
  72. ^ “Austrian court rules to allow same-sex adoptions”. The Privateer. 16 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  73. ^ David Morton Rayside. Queer inclusions, continental divisions: public recognition of sexual diversity in Canada and the United States. University of Toronto Press, 2008. p. 388 (p. 20). ISBN 0-8020-8629-2.
  74. ^ “Homosexual couples can adopt children, decides to Supreme Court of Justice”. Athosgls.com.br. 27 tháng 4 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  75. ^ “FAQ's”. ACC. 31 tháng 5 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  76. ^ “Timeline: Same Sex Rights in Canada”. CBC News. 12 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  77. ^ “Corte Constitucional da vía libre a adopción gay en Colombia” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Eltiempo.Com. 5 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  78. ^ Tea Romić (10 tháng 7 năm 2014). “Papa je rekao da biti gay nije grijeh. Zato, gospodine, katekizam u ruke!” [The Pope said being gay is not a sin. Therefore, sir, catechism in your hands!]. Večernji list. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  79. ^ “Gays given equal adoption rights”. The Copenhagen Post Online. 5 tháng 5 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  80. ^ Joseph Patrick McCormick (27 tháng 5 năm 2015). “Parliament in Greenland unanimously approves same-sex marriage”. PinkNews. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  81. ^ Sean Mandell (29 tháng 4 năm 2016). “Faroe Islands Legalizes Same-Sex Marriage and Adoption”. Towleroad. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  82. ^ Joe Morgan (20 tháng 2 năm 2015). “Finland president signs gay marriage law – couples will have to wait to get married until 2017”. Gay Star News. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  83. ^ “François Hollande signs same-sex marriage into law – FRANCE”. FRANCE 24. 18 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  84. ^ “Germany legalises same-sex marriage after Angela Merkel allows free vote”. ABC News. 30 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  85. ^ David Morton Rayside. Queer inclusions, continental divisions: public recognition of sexual diversity in Canada and the United States. University of Toronto Press, 2008. p. 388 (p. 21). ISBN 0-8020-8629-2.
  86. ^ Nick Duffy (2 tháng 4 năm 2015). “Irish senators approve same-sex adoption bill”. PinkNews. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  87. ^ “Le mariage pour tous dès le 1er janvier 2015” [Marriage for all as of 1 January 2015] (bằng tiếng Pháp). L'essentiel. 17 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  88. ^ Mémorial (Official Journal of the Grand-Duchy of Luxembourg). “Réforme du mariage” (PDF) (bằng tiếng Pháp). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2014.
  89. ^ Curtis M. Wong (14 tháng 4 năm 2014). “Malta Legalizes Gay Partnerships, Adoption Rights”. HuffPost. Reuters. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  90. ^ a b “Gay Marriage Goes Dutch”. CBS News. Associated Press. 1 tháng 4 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  91. ^ “Norway passes law approving gay marriage”. NBC News. Associated Press. 17 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  92. ^ “Portugal allows same-sex adoption, artificial insemination”. Associated Press. 20 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  93. ^ “South Africa OKs Gay Adoption”. Windy City Media Group. 1 tháng 10 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  94. ^ Renwick McLean (1 tháng 7 năm 2005). “Spain gives approval to gay unions”. The New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  95. ^ “Sweden legalises gay adoption”. BBC News Online. 6 tháng 6 năm 2002. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  96. ^ “New Adoption Law Gives Gay Couples Joint Rights”. UK Gay News. 30 tháng 12 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2010.
  97. ^ Ellen Thomas (20 tháng 9 năm 2009). “New legislation sees gay Scottish couples win right to adopt children”. Herald Scotland. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  98. ^ “Gay adoption: Northern Ireland ban lifted”. BBC News. 11 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  99. ^ “Adoption – Frequently Asked Questions”. Northern Ireland Department of Health, Social Services and Public Safety. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2014.
  100. ^ Human Rights Campaign (2008). “Adoption Laws: State by State”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  101. ^ “How To Adopt”. Mnadopt.org. 1 tháng 8 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2013.
  102. ^ “Greenwood and Fink (Providence, RI) – all legal services for same-sex adopting couples and more”. Lesbiangayadoption.com. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  103. ^ “LGBT Adoption Laws Wyoming”. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  104. ^ a b Yanina Olivera (9 tháng 9 năm 2009). “Uruguay approves Latin America's first gay adoption law”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2010.
  105. ^ a b “Uruguay Bill Permitting Same-sex Couples to Adopt Becomes Law”. AQ Online. 27 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  106. ^ “In The Supreme Court of Bermuda CIVIL JURISDICTION 2014: No. 308” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2016.
  107. ^ Scott Roberts (21 tháng 3 năm 2014). “Gibraltar approves civil partnerships bill”. Pink News. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  108. ^ “Guernsey Foster Care: Who can adopt”. Guernsey Foster Care. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  109. ^ “New laws raise hopes for more adoptions in Isle of Man”. BBC News. 15 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  110. ^ “Jersey's civil partnership law comes into force”. BBC News. 2 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  111. ^ “GayLawNet – Laws – Pitcairn – PN”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  112. ^ “Falkland Islands”. GayLawNet. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  113. ^ “Ascension Island, Saint Helena, and Tristan da Cunha LGBT Laws”. Pride Legal: Law at Your Command. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  114. ^ “Reconoce Amézquita que parejas gay sí pueden adoptar en Aguascalientes” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2019.
  115. ^ “Adopción por parejas del mismo sexo ya es viable en Campeche” [Adoption by same-sex couples is already viable in Campeche] (bằng tiếng Tây Ban Nha). Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  116. ^ “Parejas gay en Chiapas podrán adoptar, acceder a la salud...”. Excélsior (bằng tiếng Tây Ban Nha). 12 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2019.
  117. ^ a b Jesús Castro (12 tháng 2 năm 2014). “Ya pueden parejas gay adoptar en Coahuila; PAN vota en contra” [Gay couples can already adopt in Coahuila; PAN votes against it]. Vanguardia (bằng tiếng Tây Ban Nha). Marmor Informa. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  118. ^ “Parejas del Mismo Sexo Pueden Adoptar en Colima: funcionario del DIF”. 14 tháng 6 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  119. ^ a b “Mexico City's gay marriage law takes effect”. NBC News. Associated Press. 4 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  120. ^ Leticia Florian Arriaga (24 tháng 5 năm 2016). “Con el matrimonio igualitario Michoacán libra una batalla de activismo ideológico y jurídico”. Cambio de Michoacán. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  121. ^ “Abren adopciones a matrimonios gay” [Adoptions are open for gay couples]. Diario de Morelos. 13 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  122. ^ “Adopción, sin veda a matrimonios igualitarios: Valdés”. pulsoslp.com.mx (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2019.
  123. ^ “Sin adoptar parejas del mismo género”. www.elmundodecordoba.com (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  124. ^ Martinez, Andy (26 tháng 4 năm 2017). “Parejas del mismo sexo pueden adoptar en Querétaro”. Quadratin. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  125. ^ “Invoeringswet openbare lichamen Bonaire, Sint Eustatius en Saba” [Public Administration Act, Bonaire, Saint Eustatius and Saba] (bằng tiếng Hà Lan). 1 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  126. ^ “Kooseluseadus” (bằng tiếng Estonia). Riigikogu. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  127. ^ Elena Tebano. “Gay, Cassazione: sì alla stepchild adoption per il secondo genitore” [Gay, Cassation: yes to stepchild adoption for the second parent] (bằng tiếng Ý). Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  128. ^ “Confronting Homophobia in Europe” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  129. ^ “First Adoption by Gay Partner of Child's Parent”. Slovenian Times. 20 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  130. ^ “Le nouveau droit de l'adoption entrera en vigueur le 1er janvier 2018” [The new adoption right will come into force on 1 January 2018] (bằng tiếng Pháp). Le Conseil Fédéral. 10 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  131. ^ a b “LAW November 20, 2018 n.147 - Regulation of civil unions”. Consiglio Grande e Generale (bằng tiếng Ý). Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  132. ^ “Taiwan's Cabinet passes same-sex marriage bill”. Taiwan Today. Taiwan Today. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2020.
  133. ^ “Liechtenstein: Totalverbot der Adoption durch gleichgeschlechtliche Paare verfassungswidrig”. queer.de (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2021.
  134. ^ “Lesbians, gays can adopt children”. news24. 10 tháng 9 năm 2002. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  135. ^ Lynley Donelly (2008). “A Media Guide to the Children's Act 38 of 2005” (PDF). Centre for Child Law; Media Monitoring Project. tr. 40. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  136. ^ “Adoption Act: BILL 51 -- 1995”. www.leg.bc.ca (bằng tiếng Anh). 4 tháng 7 năm 1995. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2019.
  137. ^ “Consolidation of Adoption Act, SNWT (Nu) 1998, c 9”. 29 tháng 8 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2019.
  138. ^ Montero, Darrel (Fall 2014). “Attitudes Toward Same-Gender Adoption and Parenting: An Analysis of Surveys from 16 Countries”. Advances in Social Work. 15 (2): 444–459. doi:10.18060/16139.
  139. ^ “Sename declaró idónea para adoptar a una pareja lesbian” [Sename declared ideal to adopt by lesbian couple]. Cooperativa.cl (bằng tiếng Tây Ban Nha). Compañia Chilena de Comunicaciones. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  140. ^ “Track semanal de Opinión Pública 23 de Enero 2017 Estudio Nº 158” (PDF). Plaza Pública Cadem. 23 tháng 1 năm 2017. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  141. ^ “Colombia High Court Rules for Adoptions by Same-Sex Couples”. The New York Times. 4 tháng 11 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2016.
  142. ^ “Colombia legalizes same-sex marriage”. DW. 28 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2017.
  143. ^ Postema, Mirte (23 tháng 5 năm 2019). “LGBT Hondurans March Against Hate: Activists Call for Gender Identity Law, Equal Marriage, Adoption”. Human Rights Watch (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2019.
  144. ^ Tracy Wilkinson (22 tháng 12 năm 2009). “Mexico City moves to legalize same-sex marriage”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  145. ^ Tracy Wilkinson (29 tháng 12 năm 2009). “Gay marriage closer to reality in Mexico”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  146. ^ José Reyes (28 tháng 11 năm 2011). “Adopción gay será posible en Coahuila”. Vanguardia (bằng tiếng Tây Ban Nha). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2012.
  147. ^ “Aprueba SCJN derecho a la vida familiar para parejas LGBTI” [SCJN approves right to family life for LGBTQ couples] (bằng tiếng Tây Ban Nha). 2 tháng 6 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  148. ^ “Uruguay votes to allow gay adoptions”. Melbourne Herald Sun. 28 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  149. ^ Carrie Craft. “Gay Adoption Basics”. About.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2014.
  150. ^ “Gay News From”. 365gay.com. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2013.
  151. ^ a b Yuval Yoaz (12 tháng 2 năm 2008). “AG okays wider adoption rights for same-sex couples”. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  152. ^ Taiwan. “Taiwan's Cabinet passes same-sex marriage bill”. Taiwan Today. Taiwan Today. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2020.
  153. ^ “Court of Cassation, Civil Chamber 1, of February 24, 2006, 04-17.090, Published in the bulletin”. Legifrance (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  154. ^ “04-15676” (bằng tiếng Pháp). Legifrance.gouv.fr. 20 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  155. ^ “06-15647” (bằng tiếng Pháp). Legifrance.gouv.fr. 20 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  156. ^ Angela Charlton (18 tháng 5 năm 2013). “French President Signs Gay Marriage Into Law”. Washington Post. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  157. ^ a b “HUDOC – European Court of Human Rights”. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  158. ^ Council of State (France), ruling 230533
  159. ^ “France chided over gay adoption”. BBC News. 22 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  160. ^ “Frequently asked question – adoptions from Bulgaria”. Family National Association. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  161. ^ “Adoption from Bulgaria Family National Association Adoption from Bulgaria”. Family National Association. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  162. ^ “Conservadores barram direito de adoção a casais gays”. Exame (bằng tiếng Bồ Đào Nha). 25 tháng 10 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  163. ^ a b c “Assambleia da República – Status of Bill 278/XII” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Portuguese Parliament. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  164. ^ “Assambleia da República – Status of Draft Resolution 857/XII” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  165. ^ “Decision 176/2014” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  166. ^ “Zakon o životnom partnerstvu osoba istog spola” (bằng tiếng Croatia). Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  167. ^ “Adoptionsverbot für homosexuelle Partner aufgehoben” [Adoption ban for homosexual partners lifted] (bằng tiếng Đức). Vienna Online. 14 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  168. ^ “Österreich: Adoptionsverbot für Homo-Paare verfassungswidrig” [Austria: Adoption ban for homosexual couples is unconstitutional] (bằng tiếng Đức). Queer.de. 14 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  169. ^ “Seanad passes Child & Family Relationship Bill”. RTÉ.ie. 31 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  170. ^ “Seanad Éireann – 30/Mar/2015 Prelude”. Oireachtas. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  171. ^ “What happens next to the Children and Family Relationships Bill?”. The Irish Times. 31 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  172. ^ “The President: 2015 Legislation”. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  173. ^ “Portugal's outgoing president vetoes gay adoption bill”. Yahoo! News. AFP. 25 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  174. ^ Trudy Ring (25 tháng 1 năm 2016). “Portugal's President Vetoes Adoption Rights for Gay Couples”. The Advocate. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  175. ^ “Portugal parliament overturns veto on adoption by gay couples”. Reuters UK. 10 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  176. ^ “Supreme court OKs stepchild adoption (2)”. ANSA. 22 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  177. ^ “Hungary Amends Constitution to Redefine Family, Effectively Banning Gay Adoption”. NBC News. 15 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  178. ^ Tracy, Matt (17 tháng 12 năm 2020). “Hungary Bans LGBTQ Adoption Rights in Broad Power Grab”. Gay City News. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  179. ^ Starcevic, Seb; Savage, Rachel (6 tháng 5 năm 2021). “Croatian court backs same-sex adoption in new LGBT+ win”. Reuters (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2021.
  180. ^ Isaac Davidson (20 tháng 4 năm 2013). “Marriage bill leaves a few inequalities to sort out”. New Zealand Herald. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2013.
  181. ^ “Same-sex defacto couples secure the right to adopt from GayNZ.com, 12/21/2015”. VAW. 6 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  182. ^ Stilin, Forrest (7 tháng 2 năm 2020). “Croatia Constitutional Court: Same Sex Couples Can Be Foster Parents”. Total Croatia News. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2021.
  183. ^ Daniela Lazarová (25 tháng 10 năm 2015). “Government approves bill on adoption of biological children in same-sex couples”. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  184. ^ “iDnes.cz: First Czech same-sex couple to foster parent a child”. Prague Monitor. 13 tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  185. ^ a b “Cassazione, sì alla stepchild adoption in casi particolari” [Cassation, OK to stepchild adoption in special cases] (bằng tiếng Ý). 22 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  186. ^ Claudia Calleja (16 tháng 1 năm 2013). “Consensus over gay adoption welcomed”. Times of Malta. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  187. ^ “Droit de l'adoption Echec du référendum contre l'homoparentalité” [Failure of the referendum against homosexuality] (bằng tiếng Pháp). 4 tháng 10 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
  188. ^ “Swiss Parliament votes in favour of stepchild adoption” (PDF). Brussels: NELFA. 17 tháng 6 năm 2016. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.

Đọc thêm

sửa
  • Lerner, Brenda Wilmoth & K. Lee Lerner (eds) (2006). Gender issues and sexuality: essential primary sources. Thomson Gale. ISBN 1-4144-0325-9.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết) Primary resource collection and readings. Library of Congress. Jefferson or Adams Bldg General or Area Studies Reading Rms
  • Lerner, Brenda Wilmoth & K. Lee Lerner (eds) (2006). Family in society: essential primary sources. Thomson Gale. ISBN 1-4144-0330-5.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết) Primary resource collection and readings. Library of Congress. Jefferson or Adams Bldg General or Area Studies Reading Rms
  • Stacey, J. & Davenport, E. (2002) Queer Families Quack Back, in: D. Richardson & S. Seidman (Eds) Handbook of Lesbian and Gay Studies. (London, SAGE Publications), 355–374.
  • New Zealand Law Commission: Adoption- Options for Reform: Wellington: New Zealand Law Commission Preliminary Paper No 38: 1999: ISBN 1-877187-44-5

Liên kết ngoài

sửa