Lựu đạn RGN (Ruchnaya Granata Nastupatel'naya, dịch ra là "Lựu đạn Tấn công Cầm tay") là một loại lựu đạn nổ cầm tay mang tính tấn công của Liên Xô.

Lựu đạn RGN
Hình ảnh cùng kích thước lựu đạn RGN
LoạiLựu đạn
Nơi chế tạo Liên Xô
Lược sử hoạt động
Sử dụng bởi Liên Xô
Thông số
Khối lượng290 gam (10 oz)
Chiều dài113 milimét (4,4 in)
Đường kính60 milimét (2,4 in)

Thuốc nhồiA-IX-1 (96% RDX phlegmatized pha 4% wax)
Trọng lượng thuốc nhồi97 g (3,4 oz)
Cơ cấu nổ
mechanism
Nổ ngay khi chạm đất sau thời gian an toàn 1-1.8 giây hoặc ngòi nổ từ 3.2 tới 4.2 giây.

Lựu đạn có phần thân là một quả cầu bằng nhôm, mặt trong được cắt các rãnh để tạo các mảnh bắn khi phát nổ. Vẻ ngoài của lựu đạn RGN tương tự lựu đạn RGO. Trên thực tế thì cả 2 loại lựu đạn này được nghiên cứu phát triển cùng nhau.[1] Lựu đạn sử dụng hệ thống đánh lửa kép UDZS để tùy chỉnh cả 2 chế độ nổ ngay khi chạm đất và hẹn giờ 3.2 tới 4.2 giây như lựu đạn thông thường. Ở chế độ nổ khi chạm đất, lựu đạn sẽ có khoảng thời gian an toàn 1-1.8 giây phòng trường hợp người lính làm rơi. Nếu cơ chế này không hoạt động (do hỏng hóc, rơi vào chất liệu mềm như bùn, nước, hoặc lực ném không đủ kích hoạt,...), lựu đạn vẫn sẽ tự phát nổ sau 3.2 tới 4.2 giây như bình thường. Đây chính là cơ chế kích nổ kép, đảm bảo lựu đạn sẽ phát nổ 100%.[1]

Lựu đạn có bán kính sát thương từ 4 m (13 ft)[1][2] và tối đa 10 m (33 ft),[3][4], phạm vi an toàn là 25 m (82 ft).[5] Lựu đạn có thể ném xa tới 30–40 m (98–131 ft).[6]

Lịch sử

sửa

Lựu đạn RGNRGO được phát triển trong Dự án Базальт ("Basalt") trong Chiến tranh Liên Xô-Afghanistan để bổ sung và thay thế cho lựu đạn RGD-5 vốn đã lỗi thời từ đầu những năm 1950.

Khi chiến đấu ở địa hình đồi núi, quân đội Liên Xô nhận ra việc sử dụng lựu đạn là một ý tưởng không tốt. Khi ném lựu đạn, người lính phải tính toán thật chính xác để đạt hiệu quả cao. Việc ném gần là quá rủi ro vì địa hình dốc có thể làm quả lựu đạn lăn về hướng không mong muốn, tình huống tệ hơn có thể gây thiệt hại nặng cho quân mình. Trong khi ném xa quá vào phía kẻ địch lại kém hiệu quả do thời gian kích nổ quá lâu, quân địch đã có thể nhanh chóng ẩn nấp.[6]

Lựu đạn RGN có thể giải quyết được vấn đề trên, vừa phát nổ ngay khi vừa chạm đất, không cho địch kịp thời gian phản ứng, vừa có khoảng thời gian an toàn để không bị kích nổ nếu người lính lỡ tay đánh rơi hoặc ném quá gần. Ngòi nổ nhạy có thể phát nổ ngay khi chạm vào bất cứ bề mặt nào, kể cả cát, tuyết hoặc nước.[6]

Lựu đạn RGN hiện vẫn còn đang được sản xuất bởi NgaUkraine, được đưa vào biên chế cho nhiều quốc gia trên thế giới.[1]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d Rottman, Gordon L. (20 tháng 2 năm 2015). The Hand Grenade (bằng tiếng Anh). Bloomsbury Publishing. tr. 31–32. ISBN 978-1-4728-0735-9. Truy cập 30 Tháng tám năm 2023. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Rottman” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ McCullough, Jay (tháng 7 năm 2010). Ultimate Guide to U.S. Army Combat Skills, Tactics, and Techniques. Skyhorse Publishing. ISBN 9781616080105.
  3. ^ “FM 3-23.30, Grenades and Pyrotechnic Signals” (PDF). bulletpicker.com. Department of the Army.
  4. ^ One, Bravo (6 tháng 3 năm 2012). “Offensive Hand Grenades”. loadoutroom.com. Loadout Room.
  5. ^ “Weapon of the Week RGN Grenade”. dnidefence.com. Donbass Defense Journal.
  6. ^ a b c shtab, Russia (Federation) Generalʹnyĭ (2002). The Soviet-Afghan War: How a Superpower Fought and Lost (bằng tiếng Anh). University Press of Kansas. tr. 41–42. ISBN 978-0-7006-1185-0. Truy cập 30 Tháng tám năm 2023. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Afghanistan” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác