Lê Nhật Thành
Lê Nhật Thành (sinh ngày 7 tháng 8 năm 1975) là sĩ quan Công an nhân dân Việt Nam. Ông là Đại tá Công an, hiện là Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an, Ủy viên chuyên trách Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Hà Nội, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ Việt Nam – Palestine.
Lê Nhật Thành | |
---|---|
Chức vụ | |
Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa | |
Nhiệm kỳ | 24 tháng 3 năm 2021 – nay 3 năm, 297 ngày |
Cục trưởng | Phạm Ngọc Việt |
Kế nhiệm | đương nhiệm |
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV | |
Nhiệm kỳ | 20 tháng 7 năm 2021 – nay 3 năm, 179 ngày |
Chủ tịch Quốc hội | Vương Đình Huệ |
Đại diện | Hà Nội |
Tỉ lệ | 69,66% |
Thông tin cá nhân | |
Quốc tịch | Việt Nam |
Sinh | 7 tháng 8, 1975 Nho Quan, Ninh Bình |
Nghề nghiệp | Sĩ quan Công an |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | Không |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Học vấn | Cử nhân tiếng Anh Tiến sĩ An ninh Cao cấp lý luận chính trị |
Alma mater | Học viện An ninh nhân dân Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh |
Binh nghiệp | |
Thuộc | Công an nhân dân Việt Nam |
Phục vụ | Việt Nam |
Năm tại ngũ | 1998–nay |
Cấp bậc | Đại tá |
Lê Nhật Thành là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Cử nhân tiếng Anh, Tiến sĩ An ninh, Cao cấp lý luận chính trị. Ông có hơn 20 năm phục vụ ngành công an rồi tham gia Quốc hội.
Xuất thân và giáo dục
sửaLê Nhật Thành sinh ngày 7 tháng 8 năm 1975 tại thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Nho Quan, thi đỗ Học viện An ninh nhân dân, theo học và tốt nghiệp hai bằng đại học gồm Cử nhân ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Anh và Cử nhân An ninh, chuyên ngành Điều tra tội phạm. Ông học cao học và là nghiên cứu sinh, rồi trở thành Tiến sĩ An ninh. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 10 tháng 6 năm 2002, là đảng viên chính thức sau đó 1 năm, từng tham gia khóa chính trị tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận bằng Cao cấp lý luận chính trị. Hiện ông thường trú tại phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1]
Sự nghiệp
sửaTháng 10 năm 1998, sau khi tốt nghiệp trường An ninh, Lê Nhật Thành nhận cấp hiệu Trung úy, được điều về Tổng cục An ninh, Bộ Công an, phân công làm Cán bộ Tham mưu, Phòng Tham mưu, Cục Bảo vệ Chính trị IV. Sau đó nửa năm, vào tháng 3 năm 1999, ông được điều chuyển làm Cán bộ Trinh sát thuộc Phòng 2, Cục Bảo vệ Chính trị IV, đến tháng 5 năm 2003 thì chuyển tới Cục An ninh xã hội làm Cán bộ Tham mưu của Phòng Tham mưu, đồng thời là Bí thư Đoàn cơ sở Cục An ninh xã hội.[2] Sau đó, tháng 8 năm 2008, ông được phân công làm Phó Bí thư chi bộ, thăng chức Phó Trưởng phòng Tham mưu Cục An ninh xã hội, được bầu làm Ủy viên Đảng ủy Cục An ninh xã hội, Bí thư chi bộ, Trưởng phòng Tham mưu Cục An ninh xã hội từ tháng 11 năm 2014. Tháng 9 năm 2018, Tổng cục An ninh được giải thể, Cục An ninh xã hội được đổi thành Cục An ninh nội địa, ông tiếp tục công tác ở cơ quan này, là Ủy viên Đảng ủy Cục An ninh nội địa, Trưởng phòng Tham mưu Cục An ninh nội địa, Bộ Công an.[3]
Tháng 3 năm 2021, Lê Nhật Thành tham gia công tác chỉ đạo bảo đảm an ninh nội địa, được bầu làm Ủy viên Đảng ủy Cục An ninh nội địa, đồng thời được bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an, cấp hiệu Đại tá. Trong năm này, ông được Đảng ủy Công an giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội từ Hà Nội,[4] tại đơn vị bầu cử số 8 gồm huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Thạch Thất,[5][6] rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 69,66%.[7][8] Trong nhiệm kỳ này, từ ngày 23 tháng 7 năm 2021, ông được phân công làm Ủy viên chuyên trách Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ Việt Nam – Palestine từ tháng 11 năm 2021.[9]
Lịch sử thụ phong quân hàm
sửaNăm thụ phong | 2020 | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Quân hàm | |||||||||||
Cấp bậc | Đại tá | ||||||||||
Xem thêm
sửaChú thích
sửa- ^ “Tiểu sử tóm tắt người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại thành phố Hà Nội - đơn vị bầu cử số 8”. Hà Nội. ngày 19 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2023.
- ^ “Hồ sơ Lê Nhật Thành”. Vietnamnet. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2023.
- ^ “Đại biểu Lê Nhật Thành”. Bầu cử Quốc hội. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2023.
- ^ “Chương trình hành động của các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an, ứng viên đại biểu Quốc hội khóa XV”. Công an Quảng Nam. ngày 21 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2023.
- ^ “Hà Nội công bố danh sách 29 người trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV”. Công an Hà Nội. ngày 11 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2023.
- ^ Tiến Thành (ngày 6 tháng 10 năm 2022). “Đại biểu Quốc hội thành phố tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ”. Đại biểu Nhân dân Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2023.
- ^ Quốc Thịnh (ngày 27 tháng 5 năm 2021). “Ủy ban bầu cử Thành phố: Thông qua kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND thành phố nhiệm kỳ 2021-2026”. Đại biểu Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2023.
- ^ “Đại tướng Tô Lâm và 18 tướng lĩnh, sỹ quan Công an trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV”. Công an Quảng Nam. ngày 11 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2023.
- ^ Phan Xanh (ngày 14 tháng 8 năm 2021). “Hội đồng Dân tộc họp công bố nghị quyết về công tác cán bộ”. Quốc hội. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2023.
Liên kết ngoài
sửa- Lê Nhật Thành, Bầu cử Quốc hội.