Kinh doanh khách sạn

tập hợp rộng các lĩnh vực trong ngành dịch vụ

Kinh doanh khách sạn (Hospitality industry) là một khái niệm ngành kinh tế bao trùm chỉ về ngành dịch vụ liên quan đến lĩnh vực hoạt động khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú, bao gồm các ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, lập kế hoạch sự kiện, công viên giải trí, đại lý du lịch, du lịch, khách sạn, nhà hàng, hộp đêmquán bar. Theo từ điển kinh doanh tiếng Anh Cambridge thì "ngành công nghiệp khách sạn" (Hospitality industry) bao gồm các dịch vụ khách sạn và dịch vụ ăn uống[1]. Kinh doanh dịch vụ khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách hàng để đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ ngơi và giải trí của khách lưu trú tại các địa điểm du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận. Kinh doanh khách sạn bao gồm kinh doanh lưu trú và kinh doanh ăn uống, trong đó, kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng phòng và các dịch vụ bổ sung khác. Tại Hoa Kỳ, khách sạn là nơi lưu trú phổ biến nhất. Năm 2022, ngành khách sạn và nhà nghỉ tại Hoa Kỳ là thị trường trị giá 224,9 tỷ đô la, tính theo giá trị doanh thu[2].

Chuẩn bị phòng ngủ trong khách sạn (chăn, ga, gối, nệm)
Một nữ bồi bàn khách sạn ở Bắc Triều Tiên

Phân loại

sửa

Trong thuật ngữ tiếng Hà Lan, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Rumani, tiếng Bồ Đào Nhatiếng Pháp thì cụm từ "Horeca" dùng để chỉ ngành dịch vụ thực phẩm và khách sạn, thuật ngữ này là viết tắt theo âm tiết của các từ tiếng Anh gồm Hotel/Restaurant/Ca[3][4]. Thuật ngữ này chủ yếu được sử dụng ở các quốc gia BeneluxThụy Sĩ. Cụm từ "Horeca" thường không phải là từ tương đương một-một với thuật ngữ "ngành dịch vụ khách sạn" được sử dụng trong tiếng Anh, thường được sử dụng rộng rãi hơn. Theo Từ điển kinh doanh tiếng Anh Cambridge thì "ngành dịch vụ khách sạn" bao gồm các khách sạn và dịch vụ ăn uống[5]. Năm 2020, Bộ Lao động Hoa Kỳ đã ban hành Phân loại ngành công nghiệp tiêu chuẩn (SIC), theo đó đã định nghĩa ngành kinh doanh dịch khách sạn một cách rộng hơn, bao gồm[6] các mã ngành sau đây:

Tại Việt Nam

sửa
 
Phòng ngủ khách sạn Sammy ở Đà Lạt

Ngành khách sạn tại Việt Nam là một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước[8][9][10]. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2022, cả nước Việt Nam có tổng cộng 32.313 cơ sở lưu trú du lịch[11][12] với 611.352 phòng, bao gồm 1.576 khách sạn ba sao trở lên với 334.487 phòng[13][14][15]. Mặc dù vậy, ngành khách sạn Việt Nam vẫn được đánh giá là có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai[16][17]. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu thế giới trong những năm tới[18][19][20]. Điều này sẽ tạo ra cơ hội phát triển cho ngành kinh doanh dịch vụ khách sạn Việt Nam[21][22][23]. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, ngành khách sạn Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm trong giai đoạn 2010-2022[24][25].

Chú thích

sửa
  1. ^ “Hospitality industry”. Cambridge Business English Dictionary. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2020.
  2. ^ “Hotels & Motels in the US - Market Size 2005–2029”. IBISWorld. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  3. ^ “Abbreviations and Acronyms”. Eurostat. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2017.
  4. ^ “Wat valt onder horeca? ("What is included in 'horeca'?")”. CBS (Central Bureau for Statistics of The Netherlands) (bằng tiếng Hà Lan). Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2020.
  5. ^ “Hospitality industry”. Cambridge Business English Dictionary. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2020.
  6. ^ “Global Hospitality Leadership: Industry & Company Information”. Georgetown University Library. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2020.
  7. ^ Andrews (2007). Introduction To Tourism And Hospitality Industry. McGraw-Hill Education (India). ISBN 9780070660212. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2020.
  8. ^ dulich.vn. “Ứng dụng công nghệ trong marketing truyền thông tích hợp cho các khách sạn ở VN”. Tạp chí Du lịch. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  9. ^ hanoimoi.vn (27 tháng 1 năm 2016). “Du lịch Việt Nam: Lớn mạnh nhờ thay đổi tư duy”. hanoimoi.vn. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  10. ^ “Du lịch đóng góp 6,6% GDP quốc gia”. Bộ Tài chính. 27 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  11. ^ “Cả nước có thêm 20 cơ sở lưu trú 4-5 sao với 7.275 buồng”. baodautu. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  12. ^ Việt/nhadautu.vn, Theo Đăng (8 tháng 9 năm 2022). “Ngành Du lịch tăng trưởng mạnh nhờ chuyển đổi số”. Tạp chí Tài chính. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  13. ^ Mai -, Ban (14 tháng 2 năm 2023). “Khách quốc tế sẽ làm "nóng" ngành khách sạn”. Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  14. ^ VTV, BAO DIEN TU (24 tháng 3 năm 2023). “Khách sạn vừa và nhỏ tại TP Hồ Chí Minh muốn được 'trỗi dậy' nhờ chuyển đổi số”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  15. ^ Mai -, Ban (15 tháng 8 năm 2023). “Khách sạn "trông chờ" nguồn khách nội địa”. Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  16. ^ “Trải nghiệm xanh: Lộ trình đến tương lai của ngành khách sạn Việt Nam | Du lịch”. diendandoanhnghiep.vn. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  17. ^ “Bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng có nhiều tiềm năng phát triển”. mof.gov.vn. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  18. ^ “Tổ chức Du lịch thế giới công bố những dấu ấn của du lịch toàn cầu”. vietnamtourism.gov.vn. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  19. ^ “Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): Du lịch nội địa và gần nhà là xu hướng nổi bật trong năm 2021”. vietnamtourism.gov.vn. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  20. ^ baochinhphu.vn (3 tháng 3 năm 2023). “Việt Nam là điểm đến ưa thích của du khách quốc tế”. baochinhphu.vn. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  21. ^ “Triển vọng ngành du lịch - khách sạn sẽ khả quan hơn trong năm 2024”. Báo Đấu thầu. 15 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  22. ^ VnExpress. “Best Hotel Group In Vietnam”. vnexpress.net. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  23. ^ Sơn -, Tuấn (5 tháng 10 năm 2023). “Định hình tương lai bền vững của ngành du lịch và khách sạn”. Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  24. ^ “Việt Nam dẫn đầu châu Á về tăng trưởng khách sạn”. vietnamtourism.gov.vn. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  25. ^ “Việt Nam nằm trong tốp 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới”. vietnamtourism.gov.vn. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.

Xem thêm

sửa