Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà

KBTTN Hòn Bà

Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà là một khu bảo tồn thiên nhiên thuộc địa phận của 4 huyện: Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm, Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam[1].

Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà
Bản đồ hiển thị vị trí của Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà
Bản đồ hiển thị vị trí của Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà
Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà
Vị trí của Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà
Vị tríHuyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm, Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
Thành phố gần nhấtThành phố Nha Trang
Tọa độ12°7′7″B 108°56′54″Đ / 12,11861°B 108,94833°Đ / 12.11861; 108.94833 (Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà)
Diện tích209,783 km²
Thành lập15 tháng 12 năm 2005 (2005-12-15)
Cơ quan quản lýSở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa

Địa lý

sửa

Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 30 km đường chim bay và khoảng 60 km[2] đường đi ô tô. Bao gồm nhiều dãy núi liên tiếp[3], có độ cao tuyệt đối 1.578 m[4]. Với tọa độ: 12°01’45" đến 12°12’00" vĩ bắc và 108°54’04" đến 109°05’00" kinh đông. Từ Quốc lộ 1, đoạn qua xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, rẽ vào con đường nhỏ sát chân núi, cạnh hồ Suối Dầu để bắt đầu hành trình chinh phục Hòn Bà. Con đường 37 km từ Suối Dầu lên đỉnh Hòn Bà với những khúc cua cùi chỏ sẽ thỏa mãn đam mê đối với những người ưa mạo hiểm.[4]

Khu bảo tồn Hòn Bà có tổng diện tích là 20.978,3 ha; bao gồm các phân khu chức năng:

  • Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 10.448,2 ha
  • Phân khu phục hồi sinh thái: 10.530,1 ha
  • Phân khu hành chính dịch vụ: từ 15-20 ha

Đối với vùng đệm sẽ khảo sát và được hình thành một dự án riêng.

Khí hậu

sửa

Hòn Bà nằm trên một vị trí khá cao, hơn 1.500 m so với mức nước biển, có khí hậu mát mẻ quanh năm[3], được ví như Đà Lạt thứ hai của Miền Trung, độ ẩm quanh năm cao vì có mưa thường xuyên trong suốt năm.

Lịch sử

sửa

Hòn Bà khám phá bởi bác sĩ Alexandre Yersin vào ngày 22 tháng 9 năm 1863[3][5]. Từ năm 1915, ông đã xây dựng trại nghiên cứu tại cao độ 1.500 m trên đỉnh Hòn Bà[3][6], nơi đây đã thực hiện nhiều chương trình thực nghiệm, gây trồng và sử dụng các loài cây thuốc (ngày nay vẫn còn vài dấu tích). Trong số đó, có cây ký ninh (Cinchona ledgeriana) được nhập từ Nam Mỹ. Để tưởng nhớ đến bác sĩ Yersin, tỉnh đã cho phục dựng ngôi nhà của ông trên nền cũ tại đỉnh Hòn Bà. Đặc biệt ông còn có công điều tra phát hiện nhiều loài thực vật quý hiếm tại Hòn Bà, được vinh danh mang tên cho vài loài tiêu biểu như: trương hùng (Reevesia yersinii), chè Hòn Bà(Thea yersinii).[7]

Khu bảo tồn Hòn Bà được thành lập theo quyết định số 98/2005/QĐ-UBND[8], ngày 15/12/2005 của UBND tỉnh Khánh Hòa với các mục tiêu và nhiệm vụ sau[9]:

  • Bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng nhiệt đớiá nhiệt đới với các nguồn gen động thực vật quý hiếm.
  • Phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ và duy trì nguồn nước cho hồ Suối Dầu.
  • Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, điều tiết khí hậu.
  • Phục vụ nghiên cứu khoa học về rừng, tạo nên một khu du lịch sinh thái hoàn chỉnh khép kín với du lịch biển TP. Nha Trang.

Hệ thực - động vật

sửa

Thảm thực vật rừng

sửa

Theo kết quả điều tra khảo sát, có thể phân loại thảm thực vật rừng ở Hòn Bà theo các kiểu sau:

Hệ thực vật rừng

sửa

Hệ thực vật rừng ở Hòn Bà thể hiện sự đa dạng rõ nét: số liệu điều tra thống kê ban đầu có khoảng 592 loài thực vật bậc cao[7], thuộc 401 chi và 120 họ; trong đó: thông đấtdương xỉ có 73 loài, ngành hạt trần có 8 loài và ngành hạt kín có 511 loài[3]. Ngoài các thành phần cây lá kim, tại đây còn có sự hiện diện của những loài thuộc các họ chỉ phân bố ở đai khí hậu á nhiệt đới hoặc ôn đới như: họ Đỗ quyên (Ericaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Nguyệt quế (Lauraceae), họ Ráng tiên tọa (Cyatheaceae)...

Hệ động vật rừng

sửa

Theo kết quả thống kê sơ bộ cho thấy hệ động vật rừng bao gồm 255 loài thuộc 88 họ; nằm trong 4 lớp thú, chim, bò sátếch nhái. Đặc biệt có sự hiện diện của các đàn Chà vá chân đenVượn bạc má[3].

Giá trị đa dạng sinh học

sửa

Giá trị về khoa học: trong danh lục thực vật Hòn Bà đã thống kê được 43 loài quý hiếm được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam[1], trong đó đáng kể là các loài thông lá dẹt (Pinus krempfii), pơ mu (Fokienia hodginsii), hồng quang (Rhodoleia championii), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), trắc dây (Dalbergia annamensis), mun (Diospyros mun), xoay (Dialium cochinchinensis),...[2]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Thái Thịnh (9 tháng 5 năm 2018). “Khu bảo tồn Hòn Bà 'xin' cho thuê 600ha để kinh doanh du lịch sinh thái”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập 24 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ a b Tiến Thành – Văn Kỳ (1 tháng 3 năm 2013). “Khám phá đỉnh Hòn Bà”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập 24 tháng 7 năm 2022.
  3. ^ a b c d e f Cổng thông tin điện tử Chính phủ (5 tháng 10 năm 2015). “Phát hiện nhiều loài thực vật mới tại Hòn Bà, Khánh Hoà”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập 24 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ a b Khuê Việt Trường (29 tháng 6 năm 2012). “Hòn Bà, đỉnh núi vờn mây”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập 24 tháng 7 năm 2022.
  5. ^ “Dân săn trầm tiếp tục tìm cách vào Hòn Bà”. Báo Tuổi Trẻ. 23 tháng 10 năm 2012. Truy cập 25 tháng 8 năm 2006.
  6. ^ “Cỏ dại phủ đầy đường lên Hòn Bà”. Báo Tuổi Trẻ. 29 tháng 6 năm 2012. Truy cập 24 tháng 7 năm 2022.
  7. ^ a b V.T (10 tháng 8 năm 2012). “Yasaka phá khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập 24 tháng 7 năm 2022.
  8. ^ “Quyết định số 98/2005/QĐ-UBND”. Công báo tỉnh Khánh Hòa. 15 tháng 12 năm 2005. Truy cập 25 tháng 8 năm 2006.
  9. ^ “Quyết định số 98/2005/QĐ-UBND về việc thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà”. Công báo tỉnh Khánh Hoà. 15 tháng 12 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2022. Truy cập 25 tháng 8 năm 2006.

Liên kết ngoài

sửa