Khoa học 2017
(Đổi hướng từ Khoa học năm 2017)
Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó. Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này. Thông tin thêm có thể được tìm thấy tại trang thảo luận. |
Một số sự kiện khoa học đã xảy ra trong năm 2017. Liên Hợp Quốc đã tuyên bố 2017 là năm của du lịch bền vững cho phát triển quốc tế.[1]
| |||
---|---|---|---|
| |||
Sự kiện
sửaTháng 1
sửa- 4/1:
- Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Tiến bộ Khoa học tỏ rõ sự nghi ngại về gián đoạn trong ấm lên toàn cầu với nhiều bằng chứng hơn về việc đánh giá thấp nhiệt độ bề mặt đại dương.[2][3][4][5]
- Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Michigan cho thấy một hợp chất hóa học và thuốc mới tiềm năng có thể để ngăn chặn sự lây lan của khối u ác tính đến 90%.[6]
- 6/1:
- Một tảng băng trôi có thể nằm trong danh sách 10 tảng băng lớn nhất thế giới đã sẵn sàng để tách khỏi Vùng Nam Cực. Nhà khoa học NASA John Sonntag đã chụp được những hình ảnh cho thấy khe nứt rộng 100 mét và sâu đến 0,5 km.[7]
- 10/1:
- Vượn thiên hành (tìm thấy ở Myanmar và Trung Quốc) đã được xác định là một loài mới cho khoa học, công bố trên tạp chí American Journal of Primatology.[8][9]
Tháng 2
sửa- 28/2:
- Phát hiện 2 loài thực vật mới cho khoa học từ Bidoup-Núi Bà và Hòn Bà: Bứa hợp Garcinia hopii H.Toyama & V.S.Dang[10] và Tam thụ hùng hòn bà Trigonostemon honbaensis Tagane & Yahara.[11]
Tháng 3
sửa- Loài chuồn chuồn kim Coeliccia mientrung được phát hiện tại miền Trung Việt Nam, công bố trên Zootaxa ngày 27/3/2017.
Tháng 4
sửa- Chi và loài bướm đêm Mimaporia Hmong được phát hiện thấy ở Lào Cai, Việt Nam, công bố trên tạp chí Zootaxa ngày 20/4/2017
Tháng 5
sửa- 11/5: ngoại hành tinh OGLE-2016-BLG-1195Lb quay quanh ngôi sao OGLE-2016-BLG-1195L cách hệ Mặt Trời 13.000 năm ánh sáng
- Loài Ếch nhẽo Quảng Ninh Limnonectes quangninhensis được phát hiện ở vùng đông bắc Việt Nam, công bố trên tạp chí Zootaxa ngày 24/5/2017.
Tháng 6
sửa- 2/6: vệ tinh tự nhiên thứ 68 của sao Mộc là Jupiter LIV (S/2016 J 1) tìm thấy năm 2016, công bố trên Minor Planet Circulars.[12]
- 5/6, vệ tinh thứ 69 của sao Mộc được công bố cũng trên Minor Planet Circulars.[13]
- Các nhà thiên văn học công bố kết quả quan sát thấy sóng hấp dẫn lần thứ ba, xuất phát từ hai lỗ đen sáp nhập vào nhau cách hệ Mặt trời 880+450
−390 megaparsec (hay 29+15
−13 tỷ năm ánh sáng). - 18 tháng 6, Hiệp hội Tim mạch Châu Âu tường thuật một loại vắc-xin làm hạ lượng mỡ máu (cholesterol) ở chuột, gây niềm hy vọng có thể ngừa được bệnh tim mạch (CVD).[14]
- 19 tháng 6:
- Hai nhà thiên văn học ở Tucson, Arizona là Kathryn Volk và Renu Malhotra công bố kết quả nghiên cứu về khả năng có một hành tinh thứ mười có kích cỡ sao Hỏa cư trú ở rìa hệ Mặt Trời đã gây ra sai lệch trong độ nghiêng của các thiên thể vành đai Kuiper khoảng cách ngoài 50 AU.[15][16]
- Các nhà khoa học ở Đại học Cornell công bố bài báo cho rằng mực nước biển dâng sẽ làm cho ít nhất 1,4 tỷ người năm 2060 và 2 tỷ người năm 2100 phải thay đổi chỗ ở.[17]
- 20 tháng 6: nhóm điều hành tàu không gian Kepler công bố danh sách 219 ứng cử viên Hành tinh ngoài hệ Mặt Trời với ít nhất 10 trong số đó có kích thước tương đương Trái Đất và có quỹ đạo quay quanh mặt trời của chúng trong khu vực có thể sống được.[18]
- 30 tháng 6: Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản tiết lộ thông tin về kế hoạch đưa người lên Mặt Trăng năm 2030.[19]
Tháng 7
sửaTháng 8
sửaTháng 9
sửa- 1/9: Trung tâm laser electron tự do tia X châu Âu, một cơ sở nghiên cứu sử dụng các chùm laser electron tự do ở bước sóng cỡ tia X để nghiên cứu cấu trúc vật chất vi mô ở cấp độ nano mét và cấp độ nguyên tử chính thức được đưa vào vận hành.[20]
- 4/9: Các nhà thiên văn học Tomoharu Oka, Shiho Tsujimoto, Yuhei Iwata, Mariko Nomura & Shunya Takekawa thuộc Đại học Keio công bố nghiên cứu về việc phát hiện ra một lỗ đen có khối lượng gấp 100.000 lần khối lượng Mặt Trời nằm sau đám mây khí gần trung tâm Ngân Hà, được coi là lỗ đen lớn thứ hai quan sát thấy ở thiên hà của chúng ta.[21]
- 5/9: Xe tự hành Curiosity phát hiện ra dấu vết của nguyên tố Bo, một thành phần thiết yếu của sự sống trên sao Hỏa.[22][23]
- 7/9: Hiệp hội Thiên văn Quốc tế lần đầu tiên chấp thuận tên gọi của 14 đặc điểm địa chất trên bề mặt Sao Diêm Vương.[24][25]
- Tombaugh Regio
- Burney crater
- Sputnik Planitia
- Tenzing Montes
- Hillary Montes
- Al-Idrisi Montes
- Djanggawul Fossae
- Sleipnir Fossa
- Virgil Fossae
- Adlivun Cavus
- Hayabusa Terra
- Voyager Terra
- Tartarus Dorsa
- Elliot crater
Tháng 10
sửa- 17/10: ʻOumuamua: Vật thể liên sao đầu tiên được phát hiện trong hệ Mặt Trời[26]
Tháng 11
sửa- 15/11: phát hiện Ross 128 b, một hành tinh của sao lùn đỏ Ross 128 được cho là có điều kiện phù hợp với sự sống hơn Trái Đất
Tháng 12
sửaDự kiến
sửaQua đời
sửa- 10/1: Oliver Smithies nhà di truyền học người Mỹ gốc Anh
- 16/1: Eugene Cernan phi hành gia người Mỹ
- 7/2: Hans Rosling bác sĩ người Thụy Điển
- 21/2: Kenneth Arrow nhà kinh tế học người Mỹ
- 7/3: Hans Georg Dehmelt nhà vật lý người Mỹ gốc Đức
- 8/3: George Andrew Olah nhà hóa học người Mỹ gốc Hungary
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ “International Year 2017”. United Nations. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2016.
- ^ Assessing recent warming using instrumentally homogeneous sea surface temperature records Zeke Hausfather, Kevin Cowtan, David C. Clarke, Peter Jacobs, Mark Richardson and Robert Rohde. Science Advances 04 Jan 2017: Vol. 3, no. 1, e1601207 doi:10.1126/sciadv.1601207
- ^ Overlooked possibility of a collapsed Atlantic Meridional Overturning Circulation in warming climate Science Advances 04 Jan 2017: Vol. 3, no. 1, e1601666 doi:10.1126/sciadv.1601666
- ^ Study confirms steady warming of oceans for past 75 years PhysOrg ngày 4 tháng 1 năm 2017
- ^ Climate change: Fresh doubt over global warming 'pause' Matt McGrath BBC ngày 5 tháng 1 năm 2017
- ^ “Promising new drug stops spread of melanoma by 90 percent”. Science Daily. ngày 4 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2017.
- ^ Huge Antarctic iceberg poised to break away Matt McGrath, BBC ngày 6 tháng 1 năm 2017
- ^ Fan, P-F; He, K; Chen, X; Ortiz, A; Zhang, B; Zhao, C; Li, Y-Q; Zhang, H-B; Kimock, C; Wang, W-Z; Groves, C; Turvey, S.T; Roos, C; Helgen, K.M; Jiang, X-L (2017). “Description of a new species of Hoolock gibbon (Primates: Hylobatidae) based on integrative taxonomy”. American Journal of Primatology. Wiley Periodicals, Inc. (9999): 1–17. doi:10.1002/ajp.22631. ISSN 1098-2345. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2017.
- ^ Phát hiện loài vượn mới cho khoa học Dương Phương Thảo (Theo The Guardian) Thứ Tư, ngày 15/03/2017
- ^ Garcinia hopii (Clusiaceae), a new species from Bidoup Nui Ba National Park, southern Vietnam Hironori Toyama, Van-Son Dang, Shuichiro Tagane, Ngoc Van Nguyen, Akiyo Naiki, Hidetoshi Nagamasu, Tetsukazu Yahara PhytoKeys 77: 63-70 (28 Feb 2017) doi:10.3897/phytokeys.77.11575
- ^ Phát hiện 02 loài thực vật mới từ Bidoup - Núi Bà và Hòn Bà Lưu trữ 2017-04-01 tại Wayback Machine Nguồn và tin: Đặng Văn Sơn – Viện Sinh học nhiệt đới. Xử lý tin: Thanh Hà Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 28/3/2017 08:21
- ^ MPEC 2017-L08: S/2016 J 1 Issued 2017 June 2, 15:56 UT
- ^ MPEC 2017-L47: S/2017 J 1 Issued 2017 June 5, 15:17 UT
- ^ “Vaccine that lowers cholesterol in mice offers hope of immunising against cardiovascular disease”. AlphaGalileo. ngày 18 tháng 6 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2017.
- ^ Osbourne, Hannah (ngày 23 tháng 6 năm 2017). “Forget Planet 9 - There's Evidence Of A Tenth Planet Lurking At The Edge Of The Solar System”. Newsweek. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2017.
- ^ Volk, Kathryn; Malhotra, Renu. “The curiously warped mean plane of the Kuiper belt”. The Astronomical Journal. 154: 62. arXiv:1704.02444v2. doi:10.3847/1538-3881/aa79ff.
- ^ “Rising seas could result in 2 billion refugees by 2100”. Science Daily. ngày 26 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017.
- ^ “NASA Releases Kepler Survey Catalog with Hundreds of New Planet Candidates”. NASA. ngày 19 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2017.
- ^ “Japan reveals plans to put a man on moon by 2030”. PhysOrg. ngày 30 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2017.
- ^ Video: International X-ray laser European XFEL inaugurated 2017/09/01
- ^ “Millimetre-wave emission from an intermediate-mass black hole candidate in the Milky Way”. Nature Astronomy. ngày 4 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2017.
- ^ Gasda, Patrick J. (ngày 5 tháng 9 năm 2017). “In situ detection of boron by ChemCam on Mars”. Geophysical Research Letters. doi:10.1002/2017GL074480. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2017.
- ^ Paoletta, Rae (ngày 6 tháng 9 năm 2017). “Curiosity Has Discovered Something That Raises More Questions About Life on Mars”. Gizmodo. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2017.
- ^ “Pluto features given first official names”. Science Daily. ngày 7 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2017.
- ^ Pluto Features Given First Official Names IAU 7/9/2017
- ^ ʻOumuamua: First interstellar object in solar system named by UH Hilo Hawaiian language experts University of Hawaiʻi at Hilo ngày 20 tháng 11 năm 2017
Liên kết ngoài
sửa- Tư liệu liên quan tới 2017 in science tại Wikimedia Commons