Kali tetracloroplatinat
Kali tetracloroplatinat(II) là một hợp chất vô cơ có thành phần gồm nguyên tố kali và gốc tetracloroplatinat, hay cation kali và anion PtCl42-, với công thức hóa học được quy định là K2PtCl4. Hợp chất tồn tại dưới dạng thức muối màu cam đỏ này là một chất phản ứng quan trọng trong việc chuẩn bị các phức hợp khác của platin (bạch kim). Các hợp chất muối tương tự cũng được biết đến còn có natri tetracloroplantinat(II), công thức hóa học là Na2PtCl4, có màu nâu và hòa tan trong rượu và muối amoni bậc bốn, tan trong một phạm vi rộng các dung môi hữu cơ.
Kali tetracloroplatinat | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | Kali tetracloridoplatinat(2–) |
Tên khác | Kali cloroplatinit |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
UNII | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | K2PtCl4 |
Khối lượng mol | 415,0874 g/mol |
Bề ngoài | Chất rắn màu cam đỏ |
Khối lượng riêng | 3,38 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | 265 °C (538 K; 509 °F) |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | 0,93 g/100 mL (16 °C) 5,3/100 mL (100 °C) |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Điều chế
sửaKali tetracloroplatinat được điều chế bằng cách khử muối hexacloroplatinat tương ứng với hydrazine.[1] K2PtCl4 là một trong những muối thu được một cách dễ dàng nhất từ các quặng platin. Phức hợp này chỉ tan trong nước. Xử lý bằng rượu, đặc biệt là khi có mặt base, làm khử kim loại platin. Muối tetracloroplatinat hữu cơ, như [PPN]2PtCl4 hòa tan trong các clorocacbon.[2]
Phản ứng
sửaThuốc chống ung thư Cisplatin cũng có thể được điều chế bằng phương pháp được miêu tả bằng phương trình:[1]
- PtCl42− + 2 NH3 → cis-PtCl2(NH3)2 + 2 Cl−
Tham khảo
sửa- ^ a b Keller, R. N.; Moeller, T. (1963). “Potassium Tetrachloroplatinate(II)”. Inorg. Synth. Inorganic Syntheses. 7: 247–250. doi:10.1002/9780470132333.ch79. ISBN 9780470132333.
- ^ Elding, L. I.; Oskarsson, A.; Kukushkin, V. Yu (1997). “Platinum Complexes Suitable as Precursors for Synthesis in Nonaqueous Solvents”. Inorg. Synth. Inorganic Syntheses. 31: 276–279. doi:10.1002/9780470132623.ch47. ISBN 9780470132623.