Kali chromi alum
Chromi alum hoặc kali disunfatochromat(III) là kali sunfat kép của Chromi. Công thức hóa học của nó là KCr(SO
4)
2 và nó thường được tìm thấy trong dạng dodecahydrat của nó như KCr(SO
4)
2· 12(H
2O). Nó được sử dụng trong da thuộc.[1]
Kali Chromi alum | |
---|---|
Tên khác | Kali đisunfatoChromiat(III) |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
MeSH | |
Số RTECS | GB6845000 |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
UNII | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | KCr(SO4)2 |
Khối lượng mol | 283,2235 g/mol |
Bề ngoài | Màu tím sẫm hoặc bột màu xám-nâu khi khan |
Khối lượng riêng | 1,83 g cm−3 |
Điểm nóng chảy | 89 °C (362 K; 192 °F) |
Điểm sôi | 400 °C (673 K; 752 °F) |
Độ hòa tan trong nước | 24 g/100mL (20°C) |
Các nguy hiểm | |
Ký hiệu GHS | |
Báo hiệu GHS | WARNING! |
Chỉ dẫn nguy hiểm GHS | H315, H319 |
Chỉ dẫn phòng ngừa GHS | P305+P351+P338 |
Cấu trúc | |
Cấu trúc tinh thể | Lập phương |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Điều chế và tính chất
sửaChromi alum được sản xuất từ muối Chromiat hoặc từ hợp kim ferrochromi. Dung dịch nước kali điChromiat cô đặc có thể được khử, thường là với lưu huỳnh dioxide nhưng cũng với alcohol hoặc fomandehit, với sự có mặt của axit sunfuric ở nhiệt độ <40 °C. Một cách khác và ít phổ biến hơn, các hợp kim ferrochromi có thể được hòa tan trong axit sunfuric và sau khi lọc kết tủa của sắt(II) sunfat, Chromi alum kết tinh khi bổ sung kali sunfat.
Dung dịch nước có màu tím sẫm và chuyển sang màu xanh lá cây khi nó được làm nóng ở trên 50 °C.[1] Ngoài các mẫu dodecahydrat, hexahydrat KCr(SO
4)
2· 6H
2O, đihydrat KCr(SO
4)
2· 2H
2O, và monohydrat KCr(SO
4)
2· H
2O cũng được biết đến.[2]
Ứng dụng
sửaChromi alum được sử dụng trong da thuộc của da[1] như Chromi(III) làm ổn định da bằng cách lai chéo các sợi collagen trong da.[3] Tuy nhiên, ứng dụng này đã lỗi thời vì Chromi(III) sunfat được dùng nhiều hơn.[2]
Nó cũng được sử dụng trong keo nhũ tương trong nhiếp ảnh làm chất làm cứng.[4]
Tham khảo
sửa- ^ a b c Holleman, Arnold F.; Wiberg, Egon; Wiberg, Nils (1985). “Chromium”. Lehrbuch der Anorganischen Chemie (bằng tiếng Đức) . Walter de Gruyter. tr. 1082–1095. ISBN 3-11-007511-3.
- ^ a b Gerd Anger, Jost Halstenberg, Klaus Hochgeschwender, Christoph Scherhag, Ulrich Korallus, Herbert Knopf, Peter Schmidt, Manfred Ohlinger, "Chromium Compounds" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry, Wiley-VCH, Weinheim, 2005. doi:10.1002/14356007.a07_067
- ^ Brown, E. M.; Dudley, R.L.; Elsetinow A. R. (1997). “A Conformational Study of Collagen as Affected by Tanning Procedures”. Journal of the American Leather Chemists Association. 92: 225–233.
- ^ British Journal of Photography, vol 23