Dona Isabel[a] (29 tháng 7 năm 1846 – 14 tháng 11 năm 1921), biệt danh là "Người cứu chuộc",[1] là Hoàng nữ (người thừa kế ngai vàng) của Đế chế Brasil và là nhiếp chính của Đế chế này trong 3 lần, khi cha bà ở nước ngoài. Sinh ra tại Rio de Janeiro với tư cách là con gái cả của Hoàng đế Pedro II của BrazilHoàng hậu Teresa Cristina, bà là thành viên của nhánh Brazil thuộc Vương tộc Braganza (tiếng Bồ Đào Nha: Bragança). Sau cái chết của hai người anh em trai khi còn nhỏ, bà được công nhận là người thừa kế ngai vàng của cha mình. Bà kết hôn với một Hoàng thân người Pháp, Gaston, Bá tước xứ Eu, là thành viên của Vương tộc Orléans, trong một cuộc hôn nhân sắp đặt và họ có ba người con trai.

Isabel
Ảnh chụp phần đầu và vai của Isabel ở độ tuổi trung niên đội mũ hoa
Chân dung của Insley Pacheco, k. 1870
Người đứng đầu Hoàng gia Brasil
Tenure5 tháng 12 năm 1891– 14 tháng 11 năm 1921
Tiền nhiệmHoàng đế Pedro II
Kế nhiệmPedro Henrique của Orléans-Braganza
Thông tin chung
Sinh(1846-07-29)29 tháng 7 năm 1846
Cung điện São Cristóvão, Rio de Janeiro, Brasil
Mất14 tháng 11 năm 1921(1921-11-14) (75 tuổi)
Château d'Eu, Eu, Pháp
An tángNhà thờ São Pedro de Alcântara, Petrópolis, Brazil
Phối ngẫu
Hậu duệ
Tên đầy đủ
tiếng Bồ Đào Nha: Isabel Cristina Leopoldina Augusta Micaela Gabriela Rafaela Gonzaga
Hoàng tộcBraganza
Thân phụPedro II của Brasil
Thân mẫuTeresa Cristina của Hai Sicilie
Tôn giáoGiáo hội Công giáo
Chữ kýChữ ký của Isabel

Trong thời gian cha bà ở nước ngoài, Isabel đã tạm quyền như một nhiếp chính. Trong lần nhiếp chính thứ ba và cũng là lần cuối cùng, bà đã tích cực thúc đẩy ký một đạo luật có tên là Lei Áurea hay Luật Vàng, giải phóng tất cả nô lệ ở Brasil. Mặc dù hành động này được nhiều người ủng hộ, nhưng vẫn có sự phản đối mạnh mẽ đối với việc bà kế vị ngai vàng. Giới tính, đức tin Công giáo mạnh mẽ và cuộc hôn nhân với người nước ngoài của bà bị coi là những trở ngại đối với bà, và việc giải phóng nô lệ đã gây ra sự thù ghét bởi các chủ đồn điền quyền lực trong đế chế.

Năm 1889, gia đình bà bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự bất thường của một nhóm sĩ quan mà không có sự đồng tình nào của người dân, nhưng cha bà là Hoàng đế Pedro II đã bác bỏ mọi đề xuất dập tắt cuộc nổi loạn mà các chính trị gia và lãnh đạo quân sự đưa ra,[2] sau đó ông cùng gia đình xuống thuyền đi lưu vong ở châu Âu. Hoàng đế và các thành viên hoàng gia không ủng bộ bất cứ một động thái nào của các phe bảo hoàng nhầm phục hồi lại ngai vàng cho gia đình của ông. Isabel đã dành 30 năm cuối đời sống lưu vong ở Pháp.

Bà sở hữu nhiều đức tính tốt của cha mình, trong đó có tính khiêm nhường. Khi cha bà là Cựu hoàng Pedro II qua đời ở Pháp, bà muốn tổ chức một buổi lễ chôn cất kín đáo và riêng tư, nhưng chính phủ Pháp đã hết lòng đề nghị bà tổ chức một lễ tang cấp nhà nước, cuối cùng bà đã đồng ý.[3]

Notes

sửa
  1. ^ Princess Isabel's name is almost always rendered in its Portuguese version by English-speaking historians; however, her name has been translated into English—albeit rarely—as both Elizabeth (Monk 1971, tr. 22) and Isabella (Edwards 2008, tr. 267).
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Kings of the Two Sicilies” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.

Chú thích

sửa
  1. ^ Barman 2002, tr. 1.
  2. ^ See:
  3. ^ See:

Tham khảo

sửa
  • Barman, Roderick J. (1999). Citizen Emperor: Pedro II and the Making of Brazil, 1825–1891. Stanford, California: Stanford University Press. ISBN 978-0-8047-3510-0.
  • Barman, Roderick J. (2002). Princess Isabel of Brazil: gender and power in the nineteenth century. Wilmington: Scholarly Resources. ISBN 978-0-8420-2846-2.
  • Calmon, Pedro (1975). História de D. Pedro II (bằng tiếng Portuguese). 1–5. Rio de Janeiro: J. Olympio.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  • Carvalho, José Murilo de (2007). D. Pedro II: ser ou não ser (bằng tiếng Portuguese). São Paulo: Companhia das Letras. ISBN 978-85-359-0969-2.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  • Edwards, Todd L. (2008). Brazil: a global studies handbook. Santa Barbara, California: ABC-CLIO. ISBN 978-1-85109-995-5.
  • Gonzalez, Cristobal biên tập (1868). “Real Orden de Damas Nobles de la Reina Maria Luisa”. Guía de Forasteros. Madrid, España: Cristobal Gonzalez. tr. 183. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2019.
  • Longo, James McMurtry (2008). Isabel Orleans-Bragança: The Brazilian Princess Who Freed the Slaves. Jefferson, North Carolina: McFarland & Company. ISBN 978-0-7864-3201-1.
  • Monk, Abraham (1971). Black and white race relations in Brazil. Buffalo, New York: State University of New York at Buffalo.
  • Rodrigues, José Carlos (1863). Constituição política do Império do Brasil (bằng tiếng Portuguese). Rio de Janeiro: Typographia Universal de Laemmert.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  • Sauer, Arthur (1889). Almanak Administrativo, Mercantil e Industrial (Almanaque Laemmert) (bằng tiếng Portuguese). Rio de Janeiro: Laemmert & C.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)

Liên kết ngoài

sửa