Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant

nhóm chiến binh Jihad, gồm các tay súng Hồi giáo cực đoan dòng Sunni cầm đầu các hoạt động không được công nhận ở Iraq và Syria
(Đổi hướng từ ISIS)

Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (tiếng Ả Rập: الدولة الإسلامية في العراق والشام, chuyển tự: ad-Dawlah al-Islāmiyah fī 'l-ʿIrāq wa-sh-Shām, viết tắt: Da'ish hoặc Daesh, viết tắt theo tiếng Anh: ISIL); còn được biết đến với tên gọi Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS) hay Nhà nước Hồi giáo (IS) – là một nhóm chiến binh Jihad, gồm các tay súng Hồi giáo cực đoan dòng Sunni cầm đầu các hoạt động không được công nhận ở Iraq và Syria. Trong tình trạng tự xưng và không được công nhận là một nhà nước độc lập, tổ chức này tuyên bố lãnh thổ của chúng bao gồm IraqSyria, với dự định tuyên bố lãnh thổ trong tương lai bao trùm cả khu vực Levant – tức cả Liban, Palestine, Israel, Jordan, Syria, Síp và nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant
Tên bản ngữ
  • الدولة الإسلامية في العراق والشام(tiếng Ả Rập)
    ad-Dawlah al-Islāmiyah fī 'l-ʿIrāq wa-sh-Shām
Quốc kỳ Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant
Quốc kỳ
Quốc huy Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant
Quốc huy

Tiêu ngữباقية وتتمدد(tiếng Ả Rập)
"Bāqiyah wa-Tatamaddad" (chuyển tự)
"Tồn tại và khuếch trương"
[1][2]
Tình hình chiến sự tính đến 12 tháng 5 năm 2015 ở Iraq và Syria (không tính cao nguyên Golan). Chú thích bản đồ   ISIL kiểm soát   Mặt trận al-Nusra kiểm soát   Phiến quân đối lập Syria kiểm soát   Chính phủ Syria kiểm soát   Chính phủ Iraq kiểm soát   Người Kurd Syria kiểm soát   Người Kurd Iraq kiểm soát Ghi chú: Syria và Iraq có những vùng hoang mạc rộng lớn thưa thớt dân. Các vùng này được vẽ vào vùng kiểm soát của lực lượng nào kiểm soát đường giao thông và thị trấn ở đó.
Tình hình chiến sự tính đến 12 tháng 5 năm 2015 ở Iraq và Syria (không tính cao nguyên Golan).
Chú thích bản đồ
  •   ISIL kiểm soát
  •   Mặt trận al-Nusra kiểm soát
  •   Phiến quân đối lập Syria kiểm soát
  •   Chính phủ Syria kiểm soát
  •   Chính phủ Iraq kiểm soát
  •   Người Kurd Syria kiểm soát
  •   Người Kurd Iraq kiểm soát
  • Ghi chú: Syria và Iraq có những vùng hoang mạc rộng lớn thưa thớt dân. Các vùng này được vẽ vào vùng kiểm soát của lực lượng nào kiểm soát đường giao thông và thị trấn ở đó.
Tổng quan
Thủ đôAr-Raqqah, Syria[3][4]
Chính trị
Chính phủKhalifah
Khalip[5] 
• 2013–2019
Abu Bakr al-Baghdadi[6][7]
• 2019–2022
Abu Ibrahim al-Hashimi al-Qurashi[8]
• 2022–nay
Abu al-Hasan al-Hashimi al-Qurashi
Lịch sử
Thành lập
• Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant tuyên bố thành lập
ngày 3 tháng 1 năm 2014[9][10]
• Tuyên bố thành lập khalifah
ngày 29 tháng 6 năm 2014[5]
Thông tin khác
Múi giờUTC+3 (UTC+03:00)
Mã điện thoại+963 (Syria)
+964 (Iraq)
Tiền thân
Nhà nước Hồi giáo Iraq

Lịch sử

Tổ chức này tự xưng là Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIL) vào ngày 29 tháng 6 năm 2014 đã tuyên bố thành lập một Khalifah (nhà nước Hồi giáo) trên lãnh thổ chiếm đóng của mình, Người lãnh đạo Abu Bakr al-Baghdadi tự cho mình là một Khalip. Tuy nhiên ở các nước Hồi giáo khác, tổ chức này hầu như không được chấp nhận là một Nhà nước có chủ quyền.

Nhiều nguồn tiếng Việt dùng tên Nhà nước Hồi giáo (Islamic State, viết tắt theo tiếng Anh: IS) – tên do nhóm chiến binh này đặt ra vào ngày 29 tháng 6 năm 2014 – nhưng danh xưng này bị chỉ trích mạnh mẽ, bị Liên Hợp Quốc, nhiều chính phủ các quốc gia và các nhóm Hồi giáo chính thống từ chối sử dụng.[11][12][13][14][15][16][17][18][19]

Tổ chức này được thành lập vào những năm đầu của cuộc chiến tranh Iraq (2003) và cam kết trung thành với al-Qaeda vào năm 2004. Nhóm này được hỗ trợ bởi một loạt các nhóm nổi dậy, trong đó bao gồm tổ chức tiền thân của nó, Hội đồng Mujahideen Shura,Al-Qaeda ở Iraq (AQI), Jaysh al-Fatiheen, Jund al-Sahaba, Katbiyan Ansar Al-Tawhid wal Sunnah, Jeish al-Taiifa al-Mansoura. Từ khoảng giữa năm 2013 ISIL và al-Qaeda đã có những tranh chấp với nhau.[20] Vào tháng 2 năm 2014, sau 8 tháng tranh giành quyền lực, al-Qaeda đã cắt đứt mọi liên hệ với nhóm này.[21][22]

Nguồn gốc

Thủ lĩnh của ISIL là Abu Bakr al-Baghdadi - một công dân Iraq theo đạo Hồi dòng Sunni. Ông này nguyên là một tù nhân bị Mỹ và Iraq giam giữ tại trại giam Bucca, gần Umm Qasr - Iraq từ năm 2004 đến 2009. Sau khi được Mỹ thả trong một vụ đặc xá đáng ngờ, al-Baghdadi đã dần nổi lên trong hàng ngũ các thủ lĩnh Hồi giáo tham gia vào cuộc nội chiến Syria 2014, nhưng mục tiêu của al-Baghdadi không chỉ là lật đổ chính phủ Syria. Ngày 29/6/2014, sau khi vượt biên đánh tràn sang Iraq và chiếm được những mỏ dầu lớn ở miền Bắc nước này, thủ lĩnh al-Baghdadi đã quyết định hiện thực hóa giấc mơ của những người Hồi giáo thánh chiến là "lý tưởng tôn giáo thống trị và hợp nhất toàn cầu", bằng tuyên bố xây dựng "Nhà nước Hồi giáo" và cái tên IS (Islamic State) chính thức ra đời.

Theo trang web cá nhân Global Research, cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA), Edward Snowden, đã tiết lộ rằng tình báo Anh, tình báo Mỹ và tình báo Israel (Mossad) đã làm việc với nhau để tạo ra ISIL, theo đó các tài liệu mật bị rò rỉ tiết lộ rằng nhà lãnh đạo ISIL, giáo sĩ Abu Bakr Al-Baghdadi, đã được huấn luyện quân sự trong suốt một năm dưới sự đào tạo của Mossad, bên cạnh các khóa học về thần học và nghệ thuật phát biểu[23][24][25] Người đứng đầu Viện nghiên cứu vì hòa bình và thịnh vượng Ron Paul-một tổ chức tư nhân có khuynh hướng chống Mỹ, ông Daniel McAdams giải thích rằng: "Thực ra, "phe ôn hòa" (trong cuộc nội chiến Syria) đã được trợ giúp bởi người Mỹ từ lâu, họ đã chiến đấu bên cạnh những người có liên hệ với Al-Qaeda, và sau này là với những chiến binh của ISIS."[26]

Tuy nhiên, theo báo TIME, những thông tin trên là do IRNA (Islamic Republic News Agency, Thông tấn xã Cộng hòa Hồi giáo, cơ quan thông tin chính thức trực thuộc nhà nước Iran) "pha chế" với mục đích tuyên truyền và cuộc phỏng vấn với Snowden nói trên bị nghi ngờ là không có thật.[27] Cũng theo TIME, các quan chức chính phủ Iran và các nhà phân tích độc lập tại Iran cũng như những thông tin của IRNA đã dựa theo hay là thậm chí khởi đầu những tin đồn lan rộng trên mạng internet để cố khẳng định "bằng chứng dứt khoát" về nguồn gốc ISIS là của Mỹ và Israel dựng nên.[27]

Lãnh tụ tối cao Iran, Ali Khamenei đã từng cáo buộc Mỹ, Israel và Anh đứng đằng sau tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant tự xưng; ông cho rằng các nước này đã tạo ra Al-Qaeda và Da'esh (tức ISIL) nhằm tạo ra sự chia rẽ và sử dụng chúng trong cuộc chiến chống lại các nước Hồi giáo, nhưng rốt cục các tổ chức này lại quay sang chống lại Mỹ[28].

Theo Jeffrey D. Sachs, Giám đốc Viện Địa Cầu tại Đại học Columbia, cố vấn đặc biệt của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, thì nguồn gốc thực sự của các chiến binh ISIL là những chiến binh thánh chiến Sunni được Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) huấn luyện và trang bị vũ khí thông qua Ả Rập Xê Út nhằm chống lại Iran và loại bỏ các chính quyền thân Nga tại Trung Đông. Nhưng về sau, các tay súng Sunni đó lại không nghe lệnh Mỹ nữa và tự tổ chức thành ISIL. Việc ISIL tồn tại dai dẳng và gây nhiều tội ác trong khi thực lực yếu hơn các quốc gia trong khu vực rất nhiều là do các cường quốc đang tập trung lật đổ chế độ Assad tại Syria, chứ ưu tiên của họ không phải là diệt ISIL. Mặc dù vào tháng 9 năm 2014, tổng thống Mỹ Barrack Obama đã cam kết "làm suy yếu và cuối cùng là tiêu diệt" ISIL, nhưng thay vào đó, Mỹ và các đồng minh của họ (bao gồm Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ KỳIsrael) đều không coi ISIL là kẻ thù chính, thay vào đó họ tập trung nỗ lực vào việc lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.[29]

Tư tưởng

Tư tưởng chiến đấu của ISIL là thiết lập một Nhà nước Hồi Giáo thống nhất toàn Trung Đông, tại đó những giá trị của Hồi Giáo sẽ được khôi phục như những ngày đầu của đạo Hồi, khi nhà tiên tri Muhammed còn tại thế. Những Nhà nước thế tục khác tại Trung Đông bị ISIL coi là sự đi ngược lại các nguyên tắc thánh khiết của Đạo Hồi. Đặc biệt người Hồi giáo dòng Shia bị ISIL coi là những kẻ phản đạo và sẽ phải bị trừng trị nếu không chấp nhận cải đạo sang Hồi giáo Sunni.

Hậu thuẫn

Nhóm này có tiền có lẽ là nhờ tiền quyên góp được ở Qatar,[30] Kuwait, Ả Rập Xê Út[31]Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.[32][33] và tiền lấy được trong kho của các nhà băng tại Iraq. Chúng cũng thu nhập thêm tiền bằng cách bán dầu thô từ những mỏ dầu chiếm đóng,[34][35] những đồ cổ từ những nơi khảo cổ cũng như đã cướp được từ các bảo tàng viện[36][37] hoặc bán các phụ nữ như là nô lệ,[38][39] tăng "thuế" và "thuế hải quan"[33] bắt cóc đòi tiền chuộc[40] tống tiền, khủng bố và giết người.[41][42]

AFP dẫn tin tức từ Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ David Cohen cho biết, mỗi ngày ISIL kiếm được khoảng 1 triệu USD bằng cách bán dầu thô từ các mỏ dầu chiếm được từ tay chính phủ Iraq và Syria và bằng những tội ác khác, ISIL đã tích lũy tài sản với "tốc độ chưa từng có" từ nhiều nguồn khác nhau. ISIL hiện nay được Mỹ coi là "tổ chức khủng bố giàu có nhất và tinh vi về mặt tài chính nhất thế giới"[43] Dầu thô từ các mỏ mà ISIL kiểm soát được bơm vào các đoàn xe lớn rồi chở sang Thổ Nhĩ Kỳ và "biến mất" ở đó, do vậy có nhiều nghi ngờ rằng Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bí mật hợp tác với ISIL: họ được mua dầu từ ISIL với giá rẻ hơn giá thị trường thế giới, đổi lại ISIL có được nguồn tiền để tiếp tục trang trải phí chiến tranh.[44]

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông đã chia sẻ thông tin tình báo về các khoản tài chính mà IS nhận được với những người đồng cấp G20. Theo ông Putin, IS đã nhận được hỗ trợ tài chính từ 40 quốc gia, bao gồm cả một số thành viên trong G20[45].

Theo Jeffrey D. Sachs, với lực lượng vượt trội, Mỹ và phương Tây hoàn toàn đánh bại được ISIL. Vấn đề là Hoa Kỳ không thực sự muốn làm điều đó: các cuộc không kích ISIL được Mỹ thực hiện nhưng không hiệu quả, và Mỹ cũng từ chối hợp tác với Nga trong cuộc chiến chống lại ISIL. Nguyên nhân sâu xa là bởi Mỹ muốn lợi dụng ISIL để tiêu diệt chính phủ Syria, kẻ thù mà họ căm ghét hơn. Sự ra đời và tồn tại dai dẳng của ISIL nhấn mạnh ba sai lầm chiến lược trong chính sách đối ngoại của Mỹ:

  • Phe tân bảo thủ tìm kiếm bá quyền Mỹ thông qua thay đổi chế độ là sự quá đà điển hình của chủ nghĩa đế quốc. Nó đã thất bại ở tất cả những nơi mà Mỹ đã thử. Syria và Libya chỉ là những ví dụ gần đây nhất.
  • Việc Mỹ coi IranNga là hai kẻ thù cố hữu của họ trên nhiều phương diện đã trở nên quá lỗi thời so với tình hình thế giới.
  • Nỗ lực của Mỹ trong một cuộc chiến hai mặt trận chống lại cả chính phủ Syria và ISIL là bất khả thi: Bất cứ khi nào chính phủ Syria bị suy yếu, thì các chiến binh thánh chiến Sunni, bao gồm ISIL và Mặt trận al-Nusra, sẽ lại mạnh lên[29].

Bành trướng

 
Vùng bị Nhà nước Hồi giáo ISIS chiếm đóng (màu đỏ).

Điều làm nên sự khác biệt của ISIL so với các tổ chức khủng bố Hồi giáo khác là tổ chức này không theo đuổi việc tổ chức các hành động khủng bố gây tiếng vang rồi rút lui. ISIL theo đuổi việc thành lập một nhà nước Hồi giáo theo tinh thần Thánh chiến.

Thành công của ISIL (chỉ trong vòng 3 tháng đã chiếm một nửa Iraq) nằm ở tính kỷ luật cao và giàu lý tưởng tôn giáo của các chiến binh. Mặt khác, quân đội Iraq lại tỏ ra bạc nhược, tinh thần chiến đấu thấp do binh sĩ bất mãn bởi các vấn nạn tham nhũng, sự thiếu đoàn kết trong chính phủ (kết quả một cuộc điều tra sơ bộ cho thấy quân đội Iraq có ít nhất 50.000 "lính ma" nằm trong hệ thống trả lương của Bộ Quốc phòng Iraq). Tham nhũng tràn lan trong quân đội Iraq được cho là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của 4 trong số 14 sư đoàn quân đội nước này trước những đợt tấn công dữ dội của ISIL[46]. Phóng viên chiến trường mô tả quân đội Iraq đã đào ngũ hàng loạt (chỉ khoảng 25% ở lại chiến đấu), và quân đội này "hầu như không còn tồn tại, họ không chiến đấu tốt ở mọi nơi"[47]

Một ví dụ là việc thành phố Mosul thất thủ: 30.000 quân Iraq được trang bị đầy đủ lại bị thua một nhóm chỉ 800 quân ISIL có trang bị kém hơn nhiều. Phần lớn binh sĩ, sĩ quan quân đội Iraq đã bỏ chạy trước khi ISIL tới. Quân ISIL chiếm thành phố mà chỉ mất khoảng 100 lính, trong khi bắt được trên 2.000 tù binh. Đó là sự bạc nhược về tinh thần của một đội quân được gây dựng theo kiểu chuyên nghiệp kiểu phương Tây, khi đi lính không phải là nghĩa vụ mà lại được coi là một nghề kiếm sống.[48]

Các chuyên gia tính toán, sau khi bị đánh bật khỏi Mosul, quân đội Iraq đã bỏ lại 40 vạn đơn vị vũ khí cho ISIL, bao gồm không chỉ vũ khí bộ binh, mà còn nhiều trang bị quân sự hạng nặng, hàng trăm xe quân sự hiện đại. Nhiều thành viên của ISIS giờ đã được trang bị không kém tiêu chuẩn binh sĩ hiện đại với quân phục, áo giáp chống đạn, thiết bị nhìn đêm và vũ khí cá nhân.[49]

Tờ Business Insider đưa tin về việc Omar al-Shishani, một trong những thủ lĩnh của ISIL, từng được đặc nhiệm Mỹ đào tạo để chống lại Nga trong cuộc chiến Gruzia năm 2008. Sau đó, Omar al-Shishani đã tìm đường sang Syria và gia nhập ISIL ở đó. Omar nhanh chóng sử dụng những kỹ năng quân sự đã được Mỹ huấn luyện để tổ chức các chiến dịch quân sự thành công cho ISIL[50]

Hậu phương của ISIS còn được đảm bảo theo tinh thần của thủ lĩnh ISIL, Abu Bakr al-Baghdadi, một giáo sĩ Hồi giáo có đầu óc tổ chức và tầm nhìn. Tại các vùng lãnh thổ do ISIL kiểm soát, luật Hồi giáo Sharia ngay lập tức có hiệu lực. Những giáo luật tuy hà khắc nhưng đã nhanh chóng ổn định tình hình ở nhiều vùng tại miền Bắc Iraq vốn chìm trong bất ổn trong hơn 10 năm qua do dự yếu kém của chính quyền địa phương.[51] Và điểm quan trọng nhất là người dân Hồi giáo Sunni cảm thấy được đối xử công bằng, điều chưa từng có dưới chính phủ Iraq của người Shitte. Nền nông nghiệp của Iraq bị tàn phá 90% sau cuộc xâm chiếm của Mỹ vào năm 2003. Những đau khổ của cộng đồng người Iraq dòng Sunni ở nông thôn hoàn toàn đối nghịch với người Shia đang sống trong giàu sang ở Baghdad và các thành phố phía đông nhờ phục vụ cho chế độ Shia thân Mỹ[52] Những người Iraq dòng Sunni đã chào đón ISIL như những người giải phóng, thậm chí còn tham gia hàng ngũ của ISIL nhằm chống lại chế độ áp bức bởi người Shia[47]

Điểm khác biệt nữa của ISIS là tại các vùng tạm chiếm, đại diện phong trào này luôn tìm cách trấn an người dân ở lại. Tại Mosul, ngay khi chiếm được thành phố, ISIS phát cho mỗi người dân một bình gas miễn phí để nấu nướng. Khi những người dân băn khoăn rằng làm sao họ có thể tin được ISIS, đại diện phong trào này trả lời: "Hãy cho chúng tôi thêm thời gian, chúng tôi sẽ nhanh chóng cung cấp số điện thoại. Khi mọi người cần chúng tôi sẽ lập tức giúp đỡ". Giới phân tích quốc tế đã thực sự bất ngờ khi thấy ISIL sở hữu một bộ máy công quyền và dân sự khá hoàn chỉnh có tòa án, cảnh sát, trường học và các tổ chức từ thiện. Tại vùng Al-Raqqa, ISIL đã xây dựng chợ, đường sá, các đường dây điện, trạm xá, bưu điện, bến xe... quản lý khí đốt để đảm bảo phân chia công bằng và tổ chức loạt các hoạt động cứu trợ từ thiện cho người dân địa phương.[49]

Theo báo An ninh thủ đô viết ngày 3 tháng 10 năm 2014, nhà nước Hồi giáo đã thành công trong việc gửi đi khắp toàn cầu một thông điệp rằng sự thống nhất của thế giới Hồi giáo và lý tưởng xây dựng một nhà nước Hồi giáo "hoàn toàn thánh khiết" là điều có thể. Hàng trăm ngàn thanh niên gốc Trung Đông, dù sinh ra và lớn lên ở châu Âu nhưng lại dành sự ngưỡng mộ cho IS, hàng chục ngàn trong số đó đã tình nguyện vượt biên tới Syria và Iraq để chiến đấu cho Nhà nước này[53].

Nhờ nhiều người tình nguyện gia nhập từ cả Iraq, Syria lẫn nước ngoài (có cả người Hồi giáo sống ở Anh, Pháp, Nga, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ...), quân số của ISIL tăng nhanh chóng. Tháng 6/2014, ISIL mới có khoảng 4.000 quân ở Iraq và vài ba ngàn ở Syria[54], nhưng đến tháng 9/2014, ước tính quân số của ISIL đã lên tới 100.000 và vẫn tiếp tục tăng[55] .

Bị đánh bại và hoạt động hiện tại

Ngày 22/3/2019 Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ISIL bị tiêu diệt 100% .

Ngày nay ,chi nhánh của ISIL ( IS-K )vẫn hoạt động chống chính phủ Taliban (2021) nhưng quy mô chỉ là các cuộc tấn công khủng bố nhỏ . Nhóm là một nhóm đe dọa tiềm tàng cho chính phủ taliban ở Afganistan cũng như ở Iraq.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Hassan, Hassan (ngày 11 tháng 6 năm 2014). “Political reform in Iraq will stem the rise of Islamists”. The National. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ Khatib, Lina (ngày 12 tháng 6 năm 2014). “What the Takeover of Mosul Means for ISIS”. Carnegie Endowment for International Peace. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ “ISIS on offense in Iraq”. Al-Monitor. ngày 10 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ Kelley, Michael B. (ngày 20 tháng 8 năm 2014). “One Big Question Surrounds The Murder Of US Journalist James Foley By ISIS”. Business Insider. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2014. ...the de facto ISIS capital of Raqqa, Syria...
  5. ^ a b Withnall, Adam (ngày 29 tháng 6 năm 2014). “Iraq crisis: Isis changes name and declares its territories a new Islamic state with 'restoration of caliphate' in Middle East”. The Independent. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2014.
  6. ^ Rubin, Alissa J. (ngày 5 tháng 7 năm 2014). “Militant Leader in Rare Appearance in Iraq”. The New York Times. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2014.
  7. ^ “ISIS Spokesman Declares Caliphate, Rebrands Group as Islamic State”. SITE Institute. ngày 29 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2014.
  8. ^ Mỹ tiêu diệt thủ lĩnh IS: 2 tháng cân não và nhiều kịch tính | VTC Now, truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2022
  9. ^ “Iraqi City in Hands of Al-Qaida-Linked Militants”. Voice of America. ngày 4 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2014.
  10. ^ “The Crisis in Iraq” (PDF). UMAA. ngày 18 tháng 6 năm 2014. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014.
  11. ^ “ISIS announces formation of Caliphate, rebrands as 'Islamic State'. The Long War Journal. ngày 29 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2014.
  12. ^ “Iraq's Baghdadi calls for 'holy war'. Al Jazeera. ngày 2 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2014.
  13. ^ Moore, Jack (ngày 2 tháng 7 năm 2014). “Iraq Crisis: Senior Jordan Jihadist Slams Isis Caliphate”. International Business Times UK. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2014.
  14. ^ Mandhai, Shafik (ngày 7 tháng 7 năm 2014). “Muslim leaders reject Baghdadi's caliphate”. Al Jazeera. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2014.
  15. ^ Goodenough, Patrick (ngày 6 tháng 7 năm 2014). “Self-Appointed 'Caliph' Makes First Public Appearance”. CNS News. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2014.
  16. ^ “United Nations Official Document”. Liên Hợp Quốc. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2014.
  17. ^ “Details about the Canadian government's motion about going to war against ISIL”. Ottawa Citizen. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2014.
  18. ^ “Australia says ready to strike ISIL in Iraq”. Al Jazeera. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2014.
  19. ^ “Statement by the President on ISIL”. The White House. ngày 10 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2014.
  20. ^ Al-Qaida in Syrien und Irak: Neuer Gottesstaat im Nahen Osten, in: Spiegel-Online, 4. Januar 2014
  21. ^ Liz Sly (ngày 3 tháng 2 năm 2014). “Al-Qaeda disavows any ties with radical Islamist ISIS group in Syria, Iraq”. The Washington Post. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  22. ^ McClam, Erin. 'More extreme than Al Qaeda?' How ISIS compares to other terror groups”. NBC News. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2014.
  23. ^ “ISIS Leader Abu Bakr Al Baghdadi Trained by Israeli Mossad, NSA Documents Reveal”. Global Research. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  24. ^ “Gulf Daily News » World News » Baghdadi 'Mossad trained'. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2014. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  25. ^ “Former CIA Agent: "The ISIS Leader Abu Bakr Al Baghdadi Was Trained by the Israeli Mossad" - The Moroccan Times”. The Moroccan Times. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2014. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  26. ^ “Obama's Syrian 'Moderates' Sign Non-Aggression Pact with ISIS”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  27. ^ a b Aryn Baker / Tehran (ngày 19 tháng 7 năm 2014). “Why Iran Believes the Militant Group ISIS Is an American Plot”. TIME.
  28. ^ https://plus.google.com/108808445881064805013 (15 tháng 10 năm 2014). “Tin thời sự, Iran cáo buộc Mỹ và Anh đã tạo ra IS Tin tức 24h Vntimes”. Tin trong ngày VNTimes. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2015. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  29. ^ a b https://www.project-syndicate.org/commentary/why-isis-persists-by-jeffrey-d-sachs-2016-07
  30. ^ Katars Staatschef bei Merkel: Der zwielichtige Scheich besucht Berlin, Spiegel Online, 17. September 2014
  31. ^ Die Terrorgruppe IS. Artikel vom 26. Juli 2014 in tagesschau.de, truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2014
  32. ^ Die Sponsoren der IS-Gotteskrieger
  33. ^ a b Die Geldgeber der IS-Terroristen. Tagesschau.de, 22. August 2014
  34. ^ DW: ISIS verkauft Rohöl aus eroberten Ölfeldern, 3. Juli 2014
  35. ^ Die reichste Terrorgruppe der Welt tagesschau.de vom 9. September 2014
  36. ^ Kunstraub für Kalaschnikows. Tagesschau 19.10.2014
  37. ^ Entführungsopfer nach der Farbe des Reisepasses ausgesucht Sueddeutsche.de vom 27. August 2014
  38. ^ Das Kalifat handelt mit Frauen. Artikel vom 30. August 2014 im Portal tagesanzeiger.ch, abgerufen am 30. August 2014
  39. ^ Kämpfen gegen „sexuellen Dschihad". Artikel vom 22. September 2014 im Portal tagesschau.de, abgerufen am 22. September 2014
  40. ^ Es ist z. B. nicht bekannt, wie es der Türkei gelang, ihre bei der Besetzung von Mossul durch die IS gefangenen Konsularangehörigen am 20. September 2014 nach 101 Tagen Geiselhaft freizubekommen. Der Spiegel spricht von einer mysteriösen Geiselbefreiung.
  41. ^ Fall James Foley: Geiseln für den Gottesstaat, Spiegel Online, 21. August 2014
  42. ^ Das einträgliche Geschäft mit den Entführungen, Welt Online, 21. August 2014
  43. ^ “Vì sao IS trở thành tổ chức khủng bố giàu có nhất thế giới?”. Báo đời sống & pháp luật Online. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.[liên kết hỏng]
  44. ^ 'Commercial scale' oil smuggling into Turkey becomes priority target of anti-ISIS strikes”. RT International. Truy cập 5 tháng 9 năm 2024.
  45. ^ “Tin tức đời sống dân sinh - Chuyên trang Infonet - Báo điện tử VietNamNet”. Infonet News. Truy cập 5 tháng 9 năm 2024.
  46. ^ “Quân đội Iraq trả lương cho 50.000 lính 'ma'. Thanh Niên Online. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  47. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2015.
  48. ^ “Vì sao 30.000 quân Iraq lại thua 800 tay súng ISIL”. kienthuc.net.vn. Truy cập 5 tháng 9 năm 2024.
  49. ^ a b http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/quan-su-nuoc-ngoai/iraq-khi-suc-manh-khong-nam-o-vu-khi/307362.html
  50. ^ “One of ISIS' top commanders was a 'star pupil' of US-special forces training in the country of Georgia”. Business Insider. Truy cập 11 tháng 10 năm 2015.
  51. ^ “Ảnh: Bên trong sào huyệt phiến quân IS ở Syria”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2015.
  52. ^ “Why is there Sunni Arab support for Isis in Iraq?”. Truy cập 3 tháng 10 năm 2015.
  53. ^ http://www.anninhthudo.vn/binh-luan/nha-nuoc-hoi-giao-is-tu-con-hoang-thanh-ke-thu-cua-my/573301.antd
  54. ^ http://online.wsj.com/articles/jessica-lewis-the-terrorist-army-marching-on-baghdad-1402614950
  55. ^ “ISIS has 100,000 fighters, growing fast - Iraqi govt adviser”. Truy cập 3 tháng 10 năm 2015.

Tham khảo

Liên kết ngoài