Trần Văn Thời (huyện)

huyện thuộc tỉnh Cà Mau
(Đổi hướng từ Huyện Trần Văn Thời)

Trần Văn Thời là một huyện thuộc tỉnh Cà Mau, Việt Nam.

Trần Văn Thời
Huyện
Huyện Trần Văn Thời
Biểu trưng
Một góc khu du lịch Hòn Đá Bạc ở huyện Trần Văn Thời
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhCà Mau
Huyện lỵThị trấn Trần Văn Thời
Trụ sở UBNDĐường Trần Văn Đại, khóm 3, thị trấn Trần Văn Thời
Phân chia hành chính2 thị trấn, 11 xã
Thành lập5/5/1950[1]
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDTrần Tấn Công
Chủ tịch HĐNDNguyễn Hoàng Xuyên
Chủ tịch UBMTTQTrần Sử Ký
Chánh án TANDGiang Trung Kiên
Bí thư Huyện ủyNguyễn Minh Nhứt
Địa lý
Tọa độ: 9°05′1″B 104°55′1″Đ / 9,08361°B 104,91694°Đ / 9.08361; 104.91694
MapBản đồ huyện Trần Văn Thời
Trần Văn Thời trên bản đồ Việt Nam
Trần Văn Thời
Trần Văn Thời
Vị trí huyện Trần Văn Thời trên bản đồ Việt Nam
Diện tích703,47 km²[2]
Dân số (31/12/2022)
Tổng cộng239.449 người[3]
Mật độ340 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa, Khmer
Khác
Mã hành chính968[4]
Mã điện thoại290
Biển số xe69-N1
Websitetranvanthoi.camau.gov.vn

Địa lý

sửa

Huyện Trần Văn Thời nằm ở phía tây tỉnh Cà Mau, có vị trí địa lý:

Điều kiện tự nhiên

sửa

Trên địa bàn huyện có nhiều cửa biển lớn và nhỏ thông ra Biển Tây, trong đó lớn nhất là cửa Sông Ông Đốc.

Huyện Trần Văn Thời là một trong những đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh Cà Mau về khai thác thủy sản, phát triển nông nghiệp và nuôi cá đồng.

Huyện có trên 22 km bờ biển, có điều kiện phát triển nghề khai thác thủy sản trên biển. Trong đó, cửa biển sông Ông Đốc rộng, sâu, ít gió bão, thuận tiện cho tàu thuyền neo đậu, trú bão và thực hiện các dịch vụ hậu cần nghề cá.

Hành chính

sửa

Huyện Trần Văn Thời có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Trần Văn Thời (huyện lỵ), Sông Đốc và 11 xã: Khánh Bình, Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Hải, Khánh Hưng, Khánh Lộc, Lợi An, Phong Điền, Phong Lạc, Trần Hợi với 151 khóm, ấp.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc huyện Trần Văn Thời
Tên Diện tích năm 2022 (km²) Dân số năm 2022 (người) Mật độ (người/km²)
Thị trấn (2)
Trần Văn Thời 21,37 14.330 670
Sông Đốc 28,90 35.311 1.221
Xã (11)
Khánh Bình 36,90 14.148 383
Khánh Bình Đông 67,61 24.628 364
Khánh Bình Tây 51,19 18.695 365
Khánh Bình Tây Bắc 95,64 19.765 206
Khánh Hải 62,90 16.601 263
Khánh Hưng 66,70 23.296 349
Khánh Lộc 28,39 10.601 373
Lợi An 45,88 16.141 351
Phong Điền 72,19 16.287 225
Phong Lạc 33,38 11.543 345
Trần Hợi 92,43 18.103 195
Toàn huyện 703,47 239.449 340
Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Cà Mau[2][5][3]
Bản đồ hành chính huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

Lịch sử

sửa

Huyện mang tên nhà cách mạng Việt Nam Trần Văn Thời.

Giai đoạn 19451975

sửa

Ngày 5 tháng 5 năm 1950, Ủy ban Kháng chiến – Hành chính Nam Bộ ban hành Quyết định[1] về việc thành lập huyện Trần Văn Thời trên cơ sở 12 xã: Khánh An, Nguyễn Phích, Khánh Lâm, Trần Hợi, Khánh Bình, Khánh Hưng, Phong Lạc, An Bình, Hưng Mỹ, Phú Hưng, Phú Mỹ, Tân Hưng Mỹ.[6][7]

Việt Nam Cộng hòa

sửa

Thời Pháp thuộc, địa bàn huyện vẫn là một phần nhỏ của quận Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến năm 1956. Ngày 9 tháng 3 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Cà Mau, tách ra khỏi tỉnh Bạc Liêu. Tuy nhiên đến ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Cà Mau lại đổi tên thành tỉnh An Xuyên.

Thời Việt Nam Cộng hòa, địa bàn này vốn là quận Sông Ông Đốc thuộc tỉnh An Xuyên sau năm 1956, gồm 3 xã: Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây và Phong Lạc. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, quận Sông Ông Đốc bị giải thể.

Chính quyền Cách mạng

sửa

Năm 1951, Chính quyền Việt Minh thành lập huyện Trần Văn Thời thuộc tỉnh Bạc Liêu, bao gồm 5 xã: Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Trần Hợi, Hưng Mỹ, Khánh An, Khánh Lâm.

Sau năm 1956, Chính quyền Cách mạng đặt huyện Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau cho đến đầu năm 1976. Địa bàn huyện Trần Văn Thời lúc bấy giờ tương ứng với quận Sông Ông Đốc thuộc tỉnh An Xuyên của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Từ năm 1976 đến nay

sửa

Năm 1976, huyện Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải, ban đầu viết là Trần Thời, bao gồm thị trấn Sông Ông Đốc (từ ngày 14 tháng 2 năm 1984 về sau gọi là thị trấn Sông Đốc) và 5 xã: Khánh Hưng A, Khánh Hưng B, Trần Hợi, Phong Lạc, Khánh Bình.

Ngày 11 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 181-CP[8] về việc sáp nhập xã Lý Văn Lâm và xã Lương Thế Trân thuộc huyện Châu Thành mới giải thể vào huyện Trần Văn Thời.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 326-CP.[9] Theo đó, huyện Trần Thời có 26 xã, 1 thị trấn Sông Ông Đốc (tuy nhiên trong văn bản không ghi rõ tên các xã, thực tế chỉ có 5 xã: Khánh Hưng, Khánh Hưng B, Trần Hợi, Phong Lạc, Khánh Bình).

Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 275-CP[10] về việc:

  • Chia xã Khánh Hưng A thành 5 xã: Khánh Dân, Khánh Hải, Khánh Hiệp, Khánh Hòa và Khánh Hưng.
  • Chia xã Khánh Hưng B thành xã Khánh Tân và xã Khánh Hưng B.
  • Chia xã Trần Hội thành 4 xã: Khánh Lộc, Khánh Dũng, Khánh Xuân, Trần Hội và thị trấn Trần Thời.
  • Chia xã Phong Lạc thành 3 xã: Phong Phú, Phong Điền và Phong Lạc.
  • Chia xã Khánh Bình thành 4 xã: Khánh Bình, Khánh Trung, Khánh Đông và Khánh Tây.
  • Thành lập xã Lợi An trên cơ sở vùng Sông Ông Đốc.
  • Phân vạch địa giới của thị trấn Sông Ông Đốc.

Ngày 17 tháng 12 năm 1984, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 168-HĐBT[11] về việc:

  • Đổi tên huyện Trần Thời thành huyện Trần Văn Thời.
  • Đổi tên thị trấn Trần Thời thành thị trấn Trần Văn Thời.
  • Đổi tên thị trấn Sông Ông Đốc thành thị trấn Sông Đốc.

Ngày 14 tháng 2 năm 1987 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33B-HĐBT[12] về việc:

  • Giải thể xã Phong Phú để sáp nhập vào xã Phong Lạc và xã Lợi An.
  • Sáp nhập xã Khánh Dũng vào xã Khánh Hưng.
  • Sáp nhập xã Trần Hợi vào xã Khánh Xuân.
  • Giải thể xã Khánh Trung để sáp nhập vào xã Khánh Bình và xã Khánh Đông.
  • Sáp nhập xã Khánh Hiệp vào xã Khánh Dân.

Ngày 2 tháng 2 năm 1991, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 51/QĐ-TCCP[13] về việc:

  • Thành lập xã Khánh Bình Đông trên cơ sở xã Khánh Đông và xã Khánh Tây.
  • Đổi tên xã Khánh Xuân thành xã Trần Hợi.
  • Sáp nhập xã Khánh Dân vào xã Khánh Hưng.
  • Thành lập xã Khánh Bình Tây trên cơ sở xã Khánh Hưng B và xã Khánh Tân.
  • Sáp nhập xã Khánh Hòa vào xã Khánh Hải.
  • Sáp nhập một phần diện tích và dân số của xã Phong Lạc vào xã Lợi An.
  • Sáp nhập một phần diện tích và dân số của thị trấn Sông Đốc vào xã Phong Lạc.

Huyện Trần Văn Thời lúc này gồm có 2 thị trấn: Trần Văn Thời (huyện lỵ), Sông Đốc và 8 xã: Khánh Bình, Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Khánh Hải, Khánh Hưng, Lợi An, Phong Lạc, Trần Hợi.

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[14] về việc chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau. Khi đó, huyện Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau.

Ngày 25 tháng 6 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/1999/NĐ-CP[15] về việc thành lập xã Khánh Bình Tây Bắc trên cơ sở có 9.864 ha diện tích tự nhiên và 17.212 người của xã Khánh Bình Tây.

Ngày 5 tháng 9 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 113/2005/NĐ-CP[16] về việc:

  • Thành lập xã Phong Điền trên cơ sở 5.578,88 ha diện tích tự nhiên và 13.208 người của xã Phong Lạc.
  • Thành lập xã Khánh Lộc trên cơ sở 2.478 ha diện tích tự nhiên và 8.215 người của xã Trần Hợi.

Huyện Trần Văn Thời có 2 thị trấn và 11 xã như hiện nay.

Ngày 20 tháng 12 năm 2012, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1151/QĐ-BXD[17] về việc công nhận thị trấn Sông Đốc là đô thị loại IV.

Kinh tế

sửa

Thu nhập chính của huyện này là thủy sảnnông lâm nghiệp:

  • Thủy sản gồm từ nuôi trồng và đánh bắt trên biển.
  • Nông lâm nghiệp chủ yếu là trồng lúa hai vụ, rau màu và rừng tràm.

Dân số

sửa

Huyện Trần Văn Thời có diện tích 702,72 km², dân số năm 2019 là 197.679 người,[18] mật độ dân số đạt 281 người/km².

Huyện Trần Văn Thời có diện tích 703,47 km²,[2] dân số tính đến ngày 31/12/2022 là 239.449 người (dân số đã quy đổi),[3] mật độ dân số đạt 340 người/km².

Du lịch

sửa

Địa bàn huyện này thuộc Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Quyết định của Ủy ban Kháng chiến – Hành chính Nam Bộ.
  2. ^ a b c “Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Cà Mau: Phụ lục 2–1A” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. 27 tháng 3 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ a b c Công an tỉnh Cà Mau (13 tháng 9 năm 2023). “Báo cáo số 3001/CAT-QLHC của Công an tỉnh về việc bổ sung về số liệu nhân khẩu thường trú vắng mặt địa phương của tỉnh Cà Mau” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ “Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Cà Mau: Phụ lục 2–2A” (PDF). Cổng thông tin điện tử Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau. 27 tháng 3 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2024.
  6. ^ Trung Đỉnh (29/6/2020) (30 tháng 6 năm 2020). “Huyện Trần Văn Thời kỷ niệm 70 năm thành lập (5/5/1950 – 5/5/2020) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ Anh Quốc (29/6/2020) (6 tháng 7 năm 2020). “Huyện Trần Văn Thời tổ chức kỷ niệm 70 năm thành lập huyện (1950 – 2020)”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2024.
  8. ^ Quyết định số 181-CP năm 1977 về việc giải thể huyện Châu Thành thuộc tỉnh Minh Hải và việc sáp nhập các xã trước đây thuộc huyện Châu Thành vào một số huyện khác thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Chính phủ ban hành
  9. ^ “Quyết định số 326-CP năm 1978 về việc phân vạch địa giới các huyện và thị xã thuộc tỉnh Minh Hải”. Caselaw Việt Nam. 29 tháng 12 năm 1978. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2024.
  10. ^ “Quyết định số 275-CP năm 1979 về việc điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Minh Hải”. Caselaw Việt Nam. 25 tháng 7 năm 1979. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2024.
  11. ^ “Quyết định số 168-HĐBT về việc đổi tên một số huyện thuộc tỉnh Minh Hải”. 17 tháng 12 năm 1984. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  12. ^ “Quyết định số 33B-HĐBT về việc phân vạch điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn của các thị xã Bạc Liêu, Cà Mau và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân, Thới Bình, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải”. 14 tháng 2 năm 1984. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2024.
  13. ^ Quyết định số 51/QĐ-TCCP về việc điều chỉnh địa giới phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, tỉnh Minh Hải.
  14. ^ “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chín một số tỉnh”. 6 tháng 11 năm 1996. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  15. ^ “Nghị định số 42/1999/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Cái Nước và Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau”. 25 tháng 6 năm 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2024.
  16. ^ “Nghị định số 113/2005/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Thới Bình và Năm Căn, tỉnh Cà Mau”. 5 tháng 9 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2021. Truy cập 14 tháng 12 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  17. ^ Quyết định số 1151/QĐ-BXD năm 2012 về việc công nhận thị trấn Sông Đốc là đô thị loại IV trực thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
  18. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Cà Mau. Truy cập ngày 2020–11–27.Quản lý CS1: định dạng ngày tháng (liên kết)

Tham khảo

sửa