Bắc Hà (huyện)

Huyện thuộc tỉnh Lào Cai
(Đổi hướng từ Huyện Bắc Hà)

Bắc Hà là một huyện nằm ở phía đông bắc của tỉnh Lào Cai, Việt Nam.[2][3]

Bắc Hà
Huyện
Huyện Bắc Hà
Biểu trưng
Dinh thự vua Mèo Hoàng A Tưởng ở huyện Bắc Hà
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Bắc Bộ
TỉnhLào Cai
Huyện lỵthị trấn Bắc Hà
Phân chia hành chính1 thị trấn, 17 xã
Địa lý
Tọa độ: 22°32′27″B 104°17′27″Đ / 22,5409°B 104,2908°Đ / 22.5409; 104.2908
MapBản đồ huyện Bắc Hà
Bắc Hà trên bản đồ Việt Nam
Bắc Hà
Bắc Hà
Vị trí huyện Bắc Hà trên bản đồ Việt Nam
Diện tích683 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng65.338 người
Thành thị5.545 người
Nông thôn59.793 người
Mật độ96 người/km²
Khác
Mã hành chính085[1]
Biển số xe24-Z1
Websitebacha.laocai.gov.vn

Địa lý

sửa

Huyện Bắc Hà nằm ở phía đông bắc tỉnh Lào Cai, có vị trí địa lý:

Bắc Hà có diện tích 681 km², dân số là 67.472 người, gồm 18 dân tộc, trong đó dân tộc H'Mông chiếm khoảng trên 47% dân số trong toàn huyện. Các dân tộc khác còn lại là Kinh, Dao tuyển (Mán đen), Tày, Nùng, Phù Lá, Hoa,...

Huyện Bắc Hà nằm ở độ cao khoảng 1.000 đến 1.500 m so với mực nước biển, có khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình năm là 25 °C. Địa hình Bắc Hà nhiều núi đá vôi, độ dốc trung bình từ 24 đến 28°. Độ ẩm không khí trung bình 75%.

Lịch sử

sửa

Tên gọi

sửa

Cái tên Bắc Hà xuất phát từ cụm từ tiếng Tày "Pạc ha" nghĩa là "trăm bó gianh". Thời thuộc Pháp, người Pháp ghi lại âm Pạc ha bằng chữ cái latinh thành Pakha. Người Việt đọc trại thành Bắc Hà rồi trở thành tên gọi chính thức của vùng đất này.

Ngoài ra Bắc Hà còn được ví với cái tên "cao nguyên trắng", bởi vì trong những năm 1985 - 1986 trở về trước tại các khu vực miền núi việt Nam như Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Nghệ An người ta trồng khá nhiều loại cây gây nghiện như anh túc, cần sa với diện tích ước lượng khoảng 19.055 ha (Lào Cai giai đoạn 91-92 diện tích gieo trồng là 801 ha).[4]

Tuy nhiên, thời bấy giờ anh túc và cần sa được trồng để lấy rau và làm thuốc giảm đau và chống ho[5] bởi người dân nơi đây và Bắc Hà cũng như các vùng khác cũng đã chứng kiến sự xuất hiện của những loại cây này như một loại dược liệu. Hơn nữa, do trong thời kỳ này nhà nước ta chưa có những chủ trương, luật pháp và biện pháp nhất quán về kiểm soát ma túy, khi thì nghiêm cấm, khi thì khuyến khích hoặc nới lỏng...Trong Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) thì nước ta được phân công trồng cây thuốc phiện cung cấp làm nguyên liệu sản xuất tân dược...

Do vậy đến vụ mùa 1985 - 1986 diện tích gieo trồng cây thuốc phiện và cây cần sa đã lên tới 19.055 ha (cây cần sa 5 ha, cây thuốc phiện 19.050 ha). Diện tích thu hoạch tới 16.876 ha (cây thuốc phiện 16.871 ha). Sản lượng thuốc phiện thu hoạch 53.883 kg, cần sa 10.470 kg. Các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Nghệ An, Yên Bái, Lai Châu, Cao Bằng là 6 tỉnh trồng và thu hoạch vào loại cao nhất trong cả nước...

Cho đến năm 1993, Nhà nước đã tập trung hơn vào việc vận động nhân dân bỏ trồng cây thuốc phiện. Kết quả về diện tích và sản lượng cây thuốc phiện đã giảm bớt. Nhưng lúc này vấn đề đặt ra là làm thế nào để có một giải pháp ổn định giúp họ không tái trồng các loại cây này nữa. Do vậy, Lào Cai đã triển khai dự án trồng mận để thay thế loại cây trên.

Hằng năm, khi mỗi dịp xuân về, Bắc Hà lại chìm ngập trong màu trắng của hoa mận, và cái tên "cao nguyên trắng" bắt nguồn từ đó.

Lịch sử

sửa

Vùng đất Bắc Hà từ thời vua Hùng Vương thuộc đất Tây Âu của Thục Phán. Thời Bắc thuộc, thuộc châu Cam Đường, quận Giao Chỉ. Thời nhà Lý thuộc châu Đăng. Thời nhà Trần thuộc lộ Quy Hoá.

Từ thời nhà Lê đến thời Pháp chiếm đóng, thuộc động Ngọc Uyển, châu Thủy Vĩ, phủ Quy Hóa.

Ngày 12 tháng 7 năm 1907, thành lập tỉnh Lào Cai, Bắc Hà trở thành một châu của tỉnh Lào Cai, với 4 tổng: Bắc Hà, Lùng Phìn, Si Ma Cai, Bảo Nhai.

Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, châu, gọi chung là huyện. Huyện Bắc Hà gồm thị trấn Bắc Hà và 39 xã: Bắc Hà, Bản Cái, Bản Già, Bản Liền, Bản Mế, Bản Phố, Bảo Nhai, Cán Cấu, Cán Hồ, Cờ Cải, Cốc Lầu, Cốc Ly, Dào Dền Sán, Hồ Mù Chải, Hoàng Thu Phố, Lầu Thí Ngài, Lử Thẩn, Lùng Chín, Lùng Phình, Lùng Sán, Na Hối, Nậm Đét, Nậm Khánh, Nậm Lúc, Nậm Mòn, Nàn Cảng, Nàn Sín, Nàn Thẩn, Nàn Vái, Quan Thần Sán, Seng Sui, Si Ma Cai, Sín Chéng, Sín Hồ Sán, Tà Chải, Tả Củ Tỷ, Tả Van Chư, Thải Giàng Phố, Thào Chư Phìn.

Ngày 15 tháng 11 năm 1966, Bắc Hà tách thành 2 huyện Bắc Hà và Si Ma Cai. Huyện Bắc Hà khi còn lại thị trấn Bắc Hà và 22 xã: Bắc Hà, Bản Cái, Bản Già, Bản Liền, Bản Phố, Bảo Nhai, Cờ Cải, Cốc Lầu, Cốc Ly, Hoàng Thu Phố, Lầu Thí Ngài, Lùng Chín, Lùng Phình, Na Hối, Nậm Đét, Nậm Khánh, Nậm Lúc, Nậm Mòn, Tà Chải, Tả Củ Tỷ, Tả Van Chư, Thải Giàng Phố.[6]

Năm 1976, hợp nhất tỉnh Lào Cai, tỉnh Yên Bái và tỉnh Nghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn, huyện Bắc Hà thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn.[7]

Ngày 16 tháng 1 năm 1979, hợp nhất xã Bắc Hà và xã Tà Chải thuộc huyện Bắc Hà thành xã Tà Chải.[8]

Cùng năm, huyện Bắc Hà và huyện Si Ma Cai lại sáp nhập thành một huyện gọi là Bắc Hà.[9]

Ngày 28 tháng 5 năm 1981, sáp nhập xã Cờ Cải và xã Lùng Chín thành xã Lùng Cải.[10]

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Lào Cai từ tỉnh Hoàng Liên Sơn cũ, huyện Bắc Hà thuộc tỉnh Lào Cai.[11], bao gồm thị trấn Bắc Hà và 33 xã: Bản Cái, Bản Già, Bản Liền, Bản Mế, Bản Phố, Bảo Nhai, Cán Cấu, Cán Hồ, Cốc Ly, Cốc Lầu, Hoàng Thu Phố, Lầu Thí Ngài, Lùng Cải, Lùng Phìn, Lử Thẩn, Lùng Sui, Mản Thẩn, Na Hối, Nậm Lúc, Nậm Mòn, Nậm Khánh, Nậm Đét, Nàn Sán, Nàn Sín, Quan Thần Sán, Sán Chải, Si Ma Cai, Sín Chéng, Tà Chải, Tả Củ Tỷ, Tả Van Chư, Thải Giàng Phố, Thào Chư Phìn.

Tháng 8 năm 2000, tái lập huyện Si Ma Cai trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Bắc Hà.

Huyện Bắc Hà còn lại thị trấn Bắc Hà và 20 xã: Bản Cái, Bản Già, Bản Liền, Bản Phố, Bảo Nhai, Cốc Lầu, Cốc Ly, Hoàng Thu Phố, Lầu Thí Ngài, Lùng Cải, Lùng Phình, Na Hối, Nậm Đét, Nậm Khánh, Nậm Lúc, Nậm Mòn, Tà Chải, Tả Củ Tỷ, Tả Van Chư, Thải Giàng Phố.[12]

Ngày 1 tháng 3 năm 2020, sáp nhập xã Bản Già vào xã Tà Củ Tỷ và sáp nhập xã Lầu Thí Ngài vào xã Lùng Phình.[13]

Huyện Bắc Hà có 1 thị trấn và 18 xã.

Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1197/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2024).[14] Theo đó, sáp nhập xã Tà Chải vào thị trấn Bắc Hà.

Huyện Bắc Hà có 1 thị trấn và 17 xã như hiện nay.

Hành chính

sửa

Huyện Bắc Hà có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Bắc Hà (huyện lỵ) và 17 xã: Bản Cái, Bản Liền, Bản Phố, Bảo Nhai, Cốc Lầu, Cốc Ly, Hoàng Thu Phố, Lùng Cải, Lùng Phình, Na Hối, Nậm Đét, Nậm Khánh, Nậm Lúc, Nậm Mòn, Tả Củ Tỷ, Tả Van Chư, Thải Giàng Phố.

Văn hóa - du lịch

sửa

Đặc sản

sửa
 
Chợ phiên của người Hmông tại Cán Cấu (Si Ma Cai)
 
Chợ Bắc Hà
  • Rượu Bản Phố: Loại rượu nấu bằng hạt ngô ủ với một loại men lá và hạt cây hồng mi
  • Chè Bản Liền
  • Mận tam hoa Na Hối, mận Tà Chải
  • Mận địa phương: Tả van, mận hậu, tả hoàng ly, mận tím,...
  • Lê Tai Nung
  • Thảo dược: Tam thất bắc, cát cánh, đương quy,...
  • Cá tầm, cá hồi
  • Dê núi
  • Thịt lợn đen
  • Gà đen
  • Nấm chân chim
  • Thắng cố ngựa
  • Phở chua, phở trộn
  • Xôi 7 màu
  • Rượu ngô Bản Phố
  • Khâu nhục
  • Rau dớn
  • Rau ngót rừng
  • Ngồng cải mèo
  • Su su
  • Dưa mèo
  • Ngựa Bắc Hà

Du lịch

sửa
 
Lâu đài Hoàng Yến Chao do Pháp xây tặng vua Mèo Hoàng A Tưởng
 
Dinh vua Mèo Hoàng A Tưởng

Bắc Hà có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và các địa điểm du lịch thú vị, trong đó phải kể đến lễ hội San sán (xuống đồng) của người H'Môngngười Tày; dinh Hoàng A Tưởng, Đền Bắc Hà, di chỉ thành cổ Trung Đô; các làng nghề thổ cẩm, nấu rượu ngô đặc sản của đồng bào Mông như Bản Phố, Tả Văn Chư; các chợ như chợ trâu Lũng Phìn, chợ văn hóa Bắc Hà, chợ Cốc Ly, chợ Bản Liền v.v[15].

Đáng chú ý trong đó là các di tích như dinh thự Hoàng A Tưởng và Đền Bắc Hà. Dinh thự Hoàng A Tưởng xây dựng từ năm 1919 đến năm 1921 thì hoàn thành. Người dân địa phương vẫn quen gọi là nhà "Vua Mèo" bởi thời Pháp thuộc một người dân tộc Tày tên là Hoàng Yến Chao (sau đời con lên thay tên là Hoàng A Tưởng) làm châu úy châu Bắc Hà (Chính quyền thuộc Pháp), cai trị vùng Bắc Hà nhưng chủ yếu có 70% dân tộc Mông sinh sống, do vậy nó được gọi là vua của vùng người Mèo (vua Mèo). Ngày nay, chính quyền đang cho tu sửa khôi phục lại dinh thự này cho dúng thiết kế ngày xưa do người Pháp thiết kế theo kiểu lâu đài cổ thường thấy ở châu Âu. Tuy vậy vẫn có chi tiết không giữ nguyên bản, ví dụ: Cầu thang thoát hiểm của chủ nhân ở tầng 2 đã bịt lại. Trần la ti trước đây làm bằng tre ngà phơi khô trát với vôi rơm, nay làm bằng tre mai tươi trát vôi rơm sẽ không tồn tại được trên 80 năm như nguyên liệu kiểu cũ. Nhà Vua Mèo ngày nay vẫn còn giữ được những kỷ vật của Hoàng Yên Chao, đó là: Một bộ trường kỷ (bàn ghế cổ) và một gương Tàu (gương soi treo tường của Trung Quốc). Ngoài ra còn có ba cây hoa mộc, tuổi thọ của nó bằng ngôi nhà này.

Đền Bắc Hà được đồng bào địa phương và khách thập phương góp công sức xây dựng từ thế kỷ thứ 19. Đó là đền thờ Gia quốc công Vũ Văn Mật, người có công đánh giặc dẹp loạn, hùng cứ cả một vùng rộng lớn, huy động được các dân tộc thiểu số địa phương trấn giữ vùng núi phía bắc ngăn giặc xâm lấn biên ải từ thời vua Lê Chiêu Tông (1516) sang thời nhà Mạc (1592)và những năm tiếp theo.

  • Đền Bắc Hà
  • Dinh thự Hoàng A Tưởng
  • Thành cổ Trung Đô
  • Hang rồng Tả Văn Chư
  • Làng du lịch sinh thái người Mông Tả Van Chư
  • Núi Ba mẹ con
  • Chợ phiên Bắc Hà - Chảo thắng cố lớn nhất Việt Nam (Chợ Văn hóa lớn nhất khu vực Đông Nam Á)
  • Chợ phiên Cốc Ly
  • Hang Tiên Cốc Ly
  • Du lịch sông Chảy
  • Chợ Lùng Phình
  • Hang động Lùng Phình
  • Làng văn hóa người Phù Lá Lùng Phình
  • Làng du lịch Bản Phố - làng nấu rượu ngô nổi tiếng
  • Núi Cô Tiên.
  • Lễ hội Đua ngựa truyền thống tháng 6 hàng năm
  • Thung lũng Hoa Thải Giàng Phố
  • Rừng Sa mu Lầu Thí Ngài
  • Trại khảo nghiệm các loại cây ăn quả ôn đới dưới chân núi Cô Tiên

Tham khảo

sửa
  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ Thông tư 36/2013/TT-BTNMT ngày 30/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục địa danh... phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Lào Cai. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 25/12/2018.
  3. ^ Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 08/07/2004 ban hành Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam có đến 30/6/2004. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 25/12/2018.
  4. ^ “Thực trạng tình hình trồng cây thuốc phiện và cây cần sa ở Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ Giải mã bí mật cây anh túc
  6. ^ Quyết định 197-QĐ năm 1966 về việc chia huyện Bắc Hà thuộc tỉnh Lào Cai thành hai huyện mới lấy tên là huyện Bắc Hà và huyện Si Ma Cai do Hội đồng Chính phủ ban hành
  7. ^ “Nghị quyết về việc hợp nhất một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.
  8. ^ “Quyết định 15-CP năm 1979 phân vạch địa giới hành chính của một số xã thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn”.
  9. ^ Quyết định 168-CP năm 1979 về việc hợp nhất một số huyện và thị xã thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn do Hội đồng Chính phủ ban hành
  10. ^ “Quyết định 205-CP năm 1981 về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn”.
  11. ^ Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành
  12. ^ Nghị định 36/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bắc Hà để tái lập huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
  13. ^ “Nghị quyết số 896/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Lào Cai”.
  14. ^ “Nghị quyết số 1197/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 28 tháng 9 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  15. ^ “Huyện Bắc Hà - Lào Cai phát triển du lịch văn hóa”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2009.

Liên kết ngoài

sửa