Hiếu Cung Chương Hoàng hậu
Hiếu Cung Chương Hoàng hậu (chữ Hán: 孝恭章皇后; 22 tháng 2, 1398 - 26 tháng 9, 1462), còn gọi Thượng Thánh Hoàng thái hậu (上聖皇太后), Thánh Liệt Từ Thọ Hoàng thái Hậu (聖烈慈壽皇太后) hoặc Tôn quý phi (孫貴妃), là Hoàng hậu thứ hai của Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ và là sinh mẫu của Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn.
Hiếu Cung Chương Hoàng hậu 孝恭章皇后 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Minh Tuyên Tông Hoàng hậu | |||||||||
Hoàng hậu nhà Minh | |||||||||
Tại vị | 1428 - 1435 | ||||||||
Tiền nhiệm | Cung Nhượng Chương Hoàng hậu | ||||||||
Kế nhiệm | Hiếu Trang Duệ Hoàng hậu | ||||||||
Hoàng thái hậu nhà Minh | |||||||||
Tại vị | 1435 - 1462 | ||||||||
Tiền nhiệm | Thành Hiếu Hoàng thái hậu | ||||||||
Kế nhiệm | Từ Ý Hoàng thái hậu | ||||||||
Thông tin chung | |||||||||
Sinh | 22 tháng 2, 1398 Sơn Đông | ||||||||
Mất | 26 tháng 9, 1462 Tử Cấm Thành, Bắc Kinh | ||||||||
An táng | Cảnh lăng (景陵) | ||||||||
Phối ngẫu | Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ | ||||||||
Hậu duệ |
| ||||||||
| |||||||||
Hoàng tộc | Chu thị | ||||||||
Thân phụ | Tôn Trung | ||||||||
Thân mẫu | Tôn Lý Thị |
Tiểu sử
sửaHiếu Cung Chương hoàng hậu họ Tôn (孫氏), sinh ngày 6 tháng 2 (âm lịch) vào năm đầu Kiến Văn, là người Trâu Bình, Sơn Đông. Cha bà là Vĩnh Thành huyện chủ bộ Tôn Trung (孙忠), được tặng tước Hội Xương bá (會昌伯), rồi Thái bảo, sau đó cải tước thành An Quốc công (安國公). Tôn thị từ nhỏ được miêu tả là dung mạo mĩ lệ, thông hiểu lễ giáo. Bành Thành bá phu nhân, mẹ của Thái tử phi Trương thị (sau là Trương hoàng hậu của Minh Nhân Tông Chu Cao Sí) là người quê Vĩnh Thành nơi Tôn Trung làm việc, thường xuyên ra vào cung nên tiến cử Tôn thị cho cháu ngoại là Hoàng thái tôn Chu Chiêm Cơ. Minh Thành Tổ Chu Đệ cho phép Thái tử phi nuôi dưỡng Tôn thị trong cung[1], từ đó Tôn thị kết thân với Chu Chiêm Cơ và sớm trở thành tri kỷ.
Năm Vĩnh Lạc thứ 15 (1417), Thành Tổ chủ hôn cho Chu Chiêm Cơ, quyết định lập Hồ Thiện Tường làm chính thất Thái tôn phi. Tôn thị chỉ nhận địa vị Thái tôn tần[2]. Không lâu sau đó, Thái tôn tần sinh hạ Thường Đức công chúa.
Phong Phi lập Hậu
sửaNăm đầu Tuyên Đức (1425), cha của Chu Chiêm Cơ là Minh Nhân Tông Chu Cao Sí băng hà. Chu Chiêm Cơ bấy giờ là Thái tử kế thừa ngôi vị, tức Minh Tuyên Tông. Hồ Thiện Tường trở thành Hoàng hậu, còn Tôn thị nhận sách phong Quý phi, địa vị cao nhất hậu cung chỉ sau Hồ hoàng hậu. Theo lệ sách phong hậu cung, Hoàng hậu là người duy nhất được nhận [Kim bảo; 金宝], nhưng vì Minh Tuyên Tông có tình cảm sâu nặng với Tôn quý phi vượt xa Hồ hoàng hậu nên đặc biệt cấp cho bà vật này, từ đó tạo tiền lệ cho Quý phi đắc sủng hậu cung[3].
Năm Tuyên Đức thứ 2 (1427), Tôn quý phi hạ sinh Hoàng tử Chu Kì Trấn, Tuyên Tông rất vui mừng, thêm phần sủng ái Tôn thị. Theo Minh sử ghi lại, Chu Kì Trấn là do cung nữ Kỷ thị được lâm hạnh mà sinh ra, Tôn quý phi giả mang thai để tranh sủng, rồi lấy con Kỷ thị nhận làm con mình[4]. Hiện tại vẫn chưa khảo chứng được độ chính xác của câu chuyện vì Minh sử tương đối thích ghi lời đồn, như trường hợp của Hoàng quý phi Vạn Trinh Nhi. Cũng có thể câu chuyện được thêu dệt từ sự tích "Ly miêu hoán Thái tử" thời nhà Tống.
Hồ hoàng hậu chỉ sinh Công chúa mà không có con trai nên bị Tuyên Tông lạnh nhạt. Sau đó, Tuyên Tông ép buộc Hồ hoàng hậu nhường lại Hậu vị cho Tôn quý phi. Tuyên Tông triệu tập triều thần nghị sự, nói: ["Trẫm đã 30 tuổi mà chưa có đích, cũng may Tôn quý phi sinh hạ Hoàng trưởng tử Chu Kỳ Trấn, mẫu từ tử quý, lại phần an ủi. Vậy Hoàng hậu nên xử trí thế nào?"]. Tuyên Tông tiếp tục liệt kê nhiều điểm xấu của Hoàng hậu. Tôn quý phi mừng thầm nhưng vẫn ra vẻ từ chối: ["Hậu lành bệnh thì ắt sẽ sinh Hoàng đích tử. Con của tiện thiếp nào có thể sánh với Đích tử?"][5]. Sử gia Thái Đông Phiên nhận định: ["Tôn quý phi thân thể quyến rũ, tính tình giảo hoạt... Mọi cách lấy lòng thượng ý, Tuyên Tông hoàng đế cứ thế bị thị đùa bỡn trong tay"][6].
Năm Tuyên Đức thứ 3 (1428), mùa xuân, Tuyên Tông ra chỉ phế truất Hồ hoàng hậu. Ngày 1 tháng 3 (âm lịch) cùng năm, Tuyên Tông lập Tôn quý phi làm Kế hậu, Hoàng tử Chu Kỳ Trấn được phong Hoàng thái tử. Trước hoàn cảnh con dâu đáng thương, tính tình khiêm nhường lại bị phế, mẹ Tuyên Tông là Trương thái hậu thường xuyên triệu Hồ thị vào Thanh Ninh cung. Khi có yến tiệc, Hồ thị cũng được Thái hậu sắp xếp ngồi ở vị trí cao hơn Tôn hoàng hậu, vì vậy Tôn hậu luôn cảm thấy bị bẽ mặt[7][8].
Hoàng thái hậu
sửaNăm Tuyên Đức thứ 10 (1435), Minh Tuyên Tông băng hà, Thái tử Chu Kì Trấn kế vị, tức Minh Anh Tông. Trương thái hậu được tôn làm Thái hoàng thái hậu, còn Tôn hậu được tôn làm Hoàng thái hậu. Lúc này, Thái hoàng thái hậu chủ trì việc giáo dục Anh Tông, hành trạng của Tôn thái hậu không được ghi lại nhiều. Ngày 18 tháng 8 (âm lịch) năm Chính Thống thứ 14 (1449), Minh Anh Tông thân chinh Ngõa Lạt, Tôn thái hậu lấy quyền Hoàng thái hậu, mệnh Thành vương Chu Kỳ Ngọc giám quốc. Khi Anh Tông bị bắt trong Sự biến Thổ Mộc bảo, chấn động triều đình, Tôn thái hậu cùng Tiền hoàng hậu của Anh Tông đích thân dùng châu báu để chuộc Anh Tông về[9].
Tháng 9 cùng năm, do không thể bỏ trống ngôi vua, triều thần đã khuyên Tôn thái hậu chủ trì, lập Thành vương Chu Kỳ Ngọc làm Hoàng đế, tức Minh Đại Tông, nhưng vẫn để con trai của Minh Anh Tông là Chu Kiến Thâm làm Hoàng thái tử để đảm bảo ổn định dòng dõi. Ngày 4 tháng 12, Tôn thái hậu được tôn hiệu Thượng Thánh Hoàng thái hậu (上聖皇太后), còn sinh mẫu của Đại Tông là Ngô thị được tôn Hoàng thái hậu mà không có tôn hiệu để phân biệt đích thứ. Đây là lần đầu tiên lịch sử nhà Minh tồn tại hai vị Hoàng thái hậu. Minh Anh Tông trở về, được tôn Thái thượng hoàng nhưng bị giam ở Nam Cung, Tôn thái hậu nhiều lần thăm hỏi[10]. Khi này Đại Tông cảm thấy Hoàng vị bị uy hiếp nên phế truất Chu Kiến Thâm, lập con mình là Chu Kiến Tế làm Hoàng thái tử thay thế.
Năm Cảnh Thái thứ 8 (1457), Minh Anh Tông phục vị, phế truất Minh Đại Tông. Tôn thái hậu được cải tôn hiệu thành Thánh Liệt Từ Thọ Hoàng thái hậu (聖烈慈壽皇太后), từ đó thành lệ dâng tôn hiệu cho Hoàng thái hậu trong Hậu cung nhà Minh.
Năm Thiên Thuận thứ 6 (1462), ngày 4 tháng 9 (âm lịch), Tôn thái hậu qua đời[11]. Thụy hiệu của bà là Hiếu Cung Ý Hiến Từ Nhân Trang Liệt Tề Thiên Phối Thánh Chương hoàng hậu (孝恭懿憲慈仁庄烈齊天配聖章皇后), hợp táng cùng Minh Tuyên Tông ở Cảnh lăng.
Phim ảnh
sửaNăm | Phim ảnh truyền hình | Diễn viên | Nhân vật |
2019 | 《Đại Minh Phong Hoa》 | Thang Duy | Tôn Nhược Vy |
2022 | 《Thượng Thực》 | Ngô Cẩn Ngôn | Diêu Tử Khâm |
Tham khảo
sửa- ^ 《明史·列傳第一·后妃》: 宣宗孝恭皇后孫氏,鄒平人。幼有美色。父忠,永城縣主簿也。誠孝皇后母彭城伯夫人,故永城人,時時入禁中,言忠有賢女,遂得入宮。方十餘歲,成祖命誠孝後育之。
- ^ 《明史·列傳第一·后妃》:已而宣宗婚,詔選濟寧胡氏為妃,而以孫氏為嬪
- ^ 《明史·列传第一·后妃》: 宣宗即位,封貴妃。故事:皇后金寶金冊,貴妃以下,有冊無寶。妃有寵,宣德元年五月,帝請於太后,制金寶賜焉。貴妃有寶自此始。
- ^ 《明史·列传第一·后妃》: 妃亦無子,陰取宮人子為己子,即英宗也,由是眷寵益重。
- ^ 《明史·列传第一·后妃》:妃亦无子,阴取宫人子为己子,即英宗也,由是眷宠益重。胡后上表逊位,请早定国本。妃伪辞曰:"后病痊自有子,吾子敢先后子耶?"
- ^ 蔡东藩:孙贵妃体态妖娆,性情狡黠,少成若天性。百般取悦上意,几把这位宣宗皇帝,玩弄在股掌中。
- ^ 《明史·列传第一·后妃·孝恭章皇后》:三年三月,胡后废,遂册为皇后。英宗立,尊为皇太后。
- ^ 《明史·列传第一·后妃·恭讓章皇后》: 張太后憫后賢,常召居清寧宮。內廷朝宴,命居孫后上。孫后常怏怏。
- ^ 《剑桥中国明代史·北京的防御和新帝的即位》 .国学导航
- ^ 《明史·列传第一·后妃》:英宗北狩,太后命郕王监国。景帝即位,尊为上圣皇太后。时英宗在迤北,数寄御寒衣裘。及还,幽南宫,太后数入省视。
- ^ 《弇山堂别集》卷三十一:章皇后姓孙氏太保安国公忠之女宣德元年五月初九日册封为贵妃三年三月初一日册立为皇后十年英宗即位二月初九日上尊号曰皇太后正统十四年景皇帝即位十二月初四日加上尊号曰上圣皇太后天顺二年正月十二日加上尊号曰圣烈慈寿皇太后六年九月初四日崩合葬景陵十月初七日上尊谥曰孝恭懿宪慈仁庄烈齐天配圣章皇后(英宗生母祔庙)。
- Minh sử, quyển 113, Hậu phi truyện nhất: Hiếu Cung Chương Hoàng hậu