Minh Nhân Tông

hoàng đế thứ 4 của nhà Minh

Minh Nhân Tông (chữ Hán: 明仁宗, 16 tháng 8, 1378 - 29 tháng 5, 1425), là vị hoàng đế thứ tư của nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Ông chỉ cai trị trong một thời gian ngắn, từ năm 1424 đến 1425. Minh Nhân Tông thường được gọi là Hồng Hi Đế (洪熙) bởi ông chỉ sử dụng duy nhất một niên hiệu Hồng Hi trong thời gian tại vị.

Minh Nhân Tông
明仁宗
Hoàng đế Trung Hoa
Chân dung Đại Minh Nhân Tông Chiêu Hoàng đế
Hoàng đế Đại Minh
Trị vì7 tháng 9 năm 142429 tháng 5 năm 1425
(264 ngày)
Tiền nhiệmMinh Thành Tổ
Kế nhiệmMinh Tuyên Tông
Thông tin chung
Sinh(1378-08-16)16 tháng 8, 1378
Ứng Thiên Phủ, Trực Lệ, Đại Minh (nay là Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc)
Mất29 tháng 5 năm 1425(1425-05-29) (46 tuổi)[1]
Bắc Kinh, Bắc Trực Lệ, Đại Minh (nay là Bắc Kinh,Trung Quốc)
An tángHiến lăng (献陵), Thập Tam Lăng
Thê thiếpThành Hiếu Chiêu hoàng hậu
Tên thật
Chu Cao Sí (朱高熾)
Chu Cao Xí (朱高熾)
Niên hiệu
Hồng Hi (洪熙): 20/1/1425 - 17/2/1426
Thụy hiệu
Kính Thiên Thể Đạo Thuần Thành Chí Đức Hoằng Văn Khâm Vũ Chương Thánh Đạt Hiếu Chiêu hoàng đế
(敬天體道純誠至德弘文欽武章聖達孝昭皇帝)
Miếu hiệu
Nhân Tông (仁宗)
Triều đạiNhà Minh (明)
Thân phụMinh Thành Tổ
Thân mẫuNhân Hiếu Văn hoàng hậu

Mặc dù Minh Nhân Tông Hồng Hi Đế chỉ cai trị ngắn ngủi, nhưng suốt thời gian đó ông đã cố gắng cải cách đất nước, củng cố chính quyền, giúp cho triều đình Đại Minh thêm vững chắc. Điều đó đã củng cố được quyền lực cho con trai ông khi lên kế vị, đó là Minh Tuyên Tông. Sử sách gọi thời kỳ của ông và con trai ông là Nhân Tuyên chi trị (仁宣之治).

Thời kỳ thế tử và thái tử

sửa
 
Minh Nhân Tông Hồng Hi hoàng đế Chu Cao Sí

Nhân Tông Hồng Hi hoàng đế có tên thật là Chu Cao Sí (朱高熾) Hay Chu Cao Xí (朱高熾), sinh vào ngày 16 tháng 8 năm 1378, đích trưởng tử của Minh Thành Tổ Chu Đệ và Nhân Hiếu Văn hoàng hậu Từ thị, con gái của đại thần Từ Đạt. Từ nhỏ, Chu Cao Sí đã được Minh Thành Tổ Chu Đệ đào tạo thành một con người sùng Nho giáo. Trong thời gian khi Thành Tổ còn làm Yên vương (燕王), Chu Cao Sí được phong làm Yên thế tử (燕世子). Lúc trẻ ông có thân hình to béo và điều đó dường như ảnh hưởng đến sức khỏe của ông, đồng thời khiến ông mất đi cảm tình của phụ vương. Chu Cao Sí không quan tâm đến các vấn đề quân sự nhưng ông được cho là có khả năng trong việc bắn cung.

Năm 1402, Yên vương Chu Đệ đem quân đánh triều đình nhà Minh do Minh Huệ Đế Chu Doãn Văn cai trị, sử gọi đó là Loạn Tĩnh Nan. Lúc Yên vương dấy binh, Cao Sí ở nhà lo việc trấn thủ Bắc Bình, lập được đại công to lớn. Sau khi Thành Tổ lên ngôi, liền phong Chu Cao Sí làm Hoàng thái tử.

Khi Thành Tổ Bắc phạt tàn dư quân ngũ Mông Cổ, Thái tử Chu Cao Sí cũng lãnh việc giám quốc, thực tế thay quyền lo liệu quốc gia đại sự, giúp Thành Tổ phân ưu để an tâm bắc phạt.

Thời kỳ đế vương

sửa

Năm 1424, Minh Thành Tổ Chu Đệ băng hà, Thái tử Chu Cao Sí lên ngôi. Ngay khi lên ngôi vào tháng 9, năm 1424, ông lấy niên hiệu Hồng Hi (洪熙).

Ngay khi vừa lên ngôi, Hồng Hi Đế liền hủy bỏ những cuộc thám hiểm biển của Trịnh Hòa và bãi bỏ biên giới buôn bán chè và ngựa cũng như cho vàng và ngọc trai đến Vân NamAn Nam. Ông phục lại danh dự của những Nho quan bị nhục trước đây, tổ chức lại sự quản trị, cho những cận thần của mình nắm quyền then chốt trong triều. Ông cho những học sĩ ở Hàn lâm viện làm thư ký chính cho mình, sai họ phá bỏ đi những chính sách quân phiệt từ đời phụ hoàng của ông là Minh Thành Tổ, thay vào đó là chính sách dân sự. Ông ra sức cải thiện tài chính đất nước, giảm thuế má lao dịch, vàng và bạc. Ông cho một chỉ định ủy nhiệm để điều tra việc thuế má. Những nơi nào xảy ra thiên tai, hoạn nạn, thì kíp cho các quan trong vùng ra sức cứu tế dân chúng ở những nơi có nạn.

Trong thời gian ở ngôi, Hồng Hi đế đã có ý định dời đô về lại Nam Kinh. Tuy nhiên, ông đã đột ngột bệnh nặng và qua đời không lâu sau đó, có lẽ là do tái phát bệnh tim, nên việc này không thể thực hiện. Ngày 29 tháng 5 năm 1425, Hồng Hi Đế băng hà, thọ 46 tuổi. Miếu hiệu của ông là Nhân Tông (仁宗), thụy hiệuKính Thiên Thể Đạo Thuần Thành Chí Đức Hoằng Văn Khâm Vũ Chương Thánh Đạt Hiếu Chiêu hoàng đế (敬天體道純誠至德弘文欽武章聖達孝昭皇帝). Được an táng ở Hiến lăng (献陵).

Con trai ông là thái tử Chu Chiêm Cơ đã được kế vị, tức vua Minh Tuyên Tông. Mặc dù thời gian tại vị ngắn, Hồng Hi đế vẫn được ghi nhận với những chính sách ổn định xã hội, cải cách đất nước, củng cố chính quyền và các chính sách tự do của ông đã được con trai ông tiếp tục.

Gia quyến

sửa

Hậu phi

sửa
 
Thành Hiếu Chiêu Hoàng hậu Trương thị
  1. Thành Hiếu Chiêu Hoàng hậu Trương thị (誠孝昭皇后张氏, 1379 - 1442), người Hà Nam, con gái của đại thần Trương Kỳ (张麒). Sinh ra Minh Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ, Việt Tĩnh vương Chu Chiêm Dung, Tương Hiến vương Chu Chiêm ThiệnGia Hưng Công chúa
  2. Cung Túc Quý phi Quách thị (恭肅貴妃郭氏, ? - 1425), người Hào Châu, An Huy, cháu gái công thần Doanh Quốc công Quách Anh (郭英), cha là Vũ Định hầu Quách Minh (郭铭). Gia thế hiển hách, bà vào hầu Nhân Tông khi còn ở tiềm để, độc sủng; điều này khiến Trương hoàng hậu ghen ghét. Bà bị bắt tuẫn táng theo Nhân Tông dù bà đã sinh cho ông nhiều vị Hoàng tử và gia thế hiển hách. Theo giả thiết có thể Trương Hoàng hậu đã bức ép bà. Sinh ra Đằng Hoài vương Chu Chiêm Khải, Lương Trang vương Chu Chiêm Vỹ và Vệ Cung vương Chu Chiêm Diên
  3. Trinh Huệ Thục phi Vương thị (貞惠淑妃王氏, ? - 1425), chị em ruột với Huệ An Lệ phi, sinh được một công chúa, không rõ là ai, một trong 5 phi tử bị tuẫn táng
  4. Huệ An Lệ phi Vương thị (惠安麗妃王氏, ? - 1425), chị em ruột với Trinh Huệ Thục phi, một trong 5 phi tử bị tuẫn táng
  5. Cung Hi Thuận phi Đàm thị (恭僖順妃譚氏, ? - 1425), người Tương Đàm, Hồ Nam, một trong 5 phi tử bị tuẫn táng
  6. Cung Tĩnh Sung phi Hoàng thị (恭靖充妃黃氏, ? - 1425), tên là Kim Đệ (金娣), người Hưu Ninh, An Huy. Khi Nhân Tông qua đời, than khóc khôn nguôi, nên đã xin Trương Hoàng hậu cho được tuẫn táng
  7. Trinh Tĩnh Kính phi Trương thị (貞靜敬妃张氏), người Tường Phù, Hà Nam. Tổ phụ là Anh Quốc công Trương Ngọc (张玉), đại tướng lừng danh trong Chiến dịch Tĩnh Nan thời Vĩnh Lạc hoàng đế. Cha bà tập tước công, tức Trương Phụ (张辅), bà gọi Vĩnh Lạc Đế Chiêu Ý Quý phi là cô mẫu. Bà được đặc ân không bị tuẫn táng theo Nhân Tông
  8. Điệu Hy Lệ phi Lý thị (悼僖麗妃李氏, ? - 1424), vào hầu Nhân Tông khi còn ở tiềm để. Qua đời trước khi Nhân Tông đăng cơ
  9. Trinh Tĩnh Thuận phi Trương thị (貞靜順妃張氏; ? - 1419), mất trước khi Nhân Tông đăng cơ, táng tại Vũ Hoa Đài, Nam Kinh, sinh ra Kinh Hiến vương Chu Chiêm Cân
  10. Lý Hiền phi (李贤妃), được đặc ân không bị tuẫn táng theo Nhân Tông. Sinh ra Trịnh Tĩnh vương Chu Chiêm Xuân, Kỳ Hiến vương Chu Chiêm Ngân, Hoài Tĩnh vương Chu Chiêm DuChân Định công chúa
  11. Triệu Huệ phi (趙惠妃), được đặc ân không bị tuẫn táng theo Nhân Tông. Sinh ra Khánh Đô công chúa

Hoàng tử

sửa
TT Họ tên Tước vị Sinh Mất Mẹ Ghi chú
1 Chu Chiêm Cơ
朱瞻基
Tuyên Tông Chương hoàng đế
宣宗章皇帝
16 tháng 3, 1399 31 tháng 1, 1435 Thành Hiếu Chiêu hoàng hậu Đăng cơ vào năm 1425
2 Chu Chiêm Xuân
朱瞻埈
Trịnh Tĩnh vương
鄭靖王
27 tháng 3, 1404 8 tháng 6, 1466 Lý Hiền phi Khi Tuyên Tông đi bình định Cao Húc chi loạn, cùng Chu Chiêm Thiện trấn thủ Bắc Kinh
Phủ đệ của ông được lập tại Kinh sư, vợ là Trịnh Tĩnh vương phi Tần Tuyết Di (郑靖王妃秦雪怡), có một con trai
3 Chu Chiêm Dung
朱瞻墉
Việt Tĩnh vương
越靖王
9 tháng 2, 1405 5 tháng 8, 1439 Thành Hiếu Chiêu hoàng hậu Lập phủ đệ ở Cù Châu, không con cái, vợ là Trinh Huệ vương phi Ngô thị (贞惠王妃吴氏) bị tuẫn táng
4 Chu Chiêm Ngân
朱瞻垠
Kỳ Hiến vương
蘄獻王
1406 7 tháng 11, 1421 Lý Hiền phi Qua đời khi còn trẻ, thụy là Kỳ Hiến vương (蘄献王)
5 Chu Chiêm Thiện
朱瞻墡
Tương Hiến vương
襄憲王
4 tháng 4, 1406 18 tháng 2, 1478 Thành Hiếu Chiêu hoàng hậu Cùng Chu Chiêm Xuân phò tá Tuyên Tông lên ngôi. Trải qua các đời Tuyên Tông, Anh TôngĐại Tông, đức cao vọng trọng
Lập thái ấp tại Tương Dương (nay là Tương Phàn, Hồ Bắc), có 11 con trai
6 Chu Chiêm Cân
朱瞻堈
Kinh Hiến vương
荊憲王
không rõ 1453 Trinh Tĩnh Thuận phi Lập phủ đệ ở Giang Tây, sau dời đến Hồ Bắc
7 Chu Chiêm Áo
朱瞻墺
Hoài Tĩnh vương
淮靖王
28 tháng 1, 1409 30 tháng 11, 1446 Lý Hiền phi Lập phủ đệ ở Quảng Đông, sau dời đến Thượng Nhiêu
Vợ là Hoài Tĩnh vương phi Tiêu thị (淮靖王妃萧氏), con gái của Binh mã chỉ huy Tiêu Trung (萧忠)
Có ba con trai, Trưởng tử Hoài Khang vương Chu Kỳ Thuyên (淮康王朱祁铨)
8 Chu Chiêm Khải
朱瞻塏
Đằng Hoài vương
滕懷王
tháng 11, 1409 26 tháng 8, 1425 Cung Túc Quý phi Lập phủ ở Vân Nam, qua đời ngay sau khi mẫu thân là Quách Quý phi bị ép tuẫn táng, không có thừa tự nên bị mất tước, táng ở Tây Sơn
9 Chu Chiêm Vỹ
朱瞻垍
Lương Trang vương
梁莊王
7 tháng 7, 1411 3 tháng 2, 1441 Cung Túc Quý phi Phủ đệ ở An Lục Châu (Chung Trường, Hồ Bắc ngày nay), là đất cũ của Dĩnh Tĩnh vương Chu Đống (朱栋), con trai thứ của Minh Thái Tổ
Thê thiếp: Vương phi Kỷ thị (王妃紀氏), con gái của Kỷ Đạm (紀詹), mất sớm; Vương phi Ngụy thị (王妃魏氏), con gái của Nguỵ Hanh (魏亨); Tiểu thiếp Trương thị (张氏)
Không có con trai nên mất tước, chỉ có hai người con gái là Tân Ninh Quận chúa (新宁郡主) và Ninh Viễn Quận chúa (宁远郡主)
10 Chu Chiêm Diên
朱瞻埏
Vệ Cung vương
衛恭王
9 tháng 1, 1417 3 tháng 1, 1439 Cung Túc Quý phi Từ nhỏ đã bệnh tật ốm yếu nên không được phong vương, qua đời mới truy thuỵ là Vệ Cung vương (衛恭王)
Không con cái, vợ là Vương phi Dương thị (王妃杨氏) bị tuẫn táng

Hoàng nữ

sửa
TT Tước vị Sinh Mất Mẹ Phu quân Ghi chú
1 Gia Hưng Công chúa
嘉興公主
1409 9 tháng 3, 1439 Thành Hiếu Chiêu hoàng hậu Tỉnh Nguyên (井源), chết trong sự biến Thổ Mộc bảo Thành hôn vào năm 1428
2 Khánh Đô Công chúa
慶都公主
9 tháng 10, 1409 12 tháng 6, 1440 Triệu Huệ phi Tiêu Kính (焦敬) Tên thật là Chu Viên Thông (朱圆通)
Thành hôn vào năm 1428
3 Thanh Hà Công chúa
清河公主
không rõ 1433 không rõ Lý Minh (李銘) Thành hôn vào năm 1429
4 Đức An Công chúa
德安公主
không rõ không rõ không rõ Mất sớm khi được vài tháng tuổi
5 Diên Bình Công chúa
延平公主
không rõ không rõ không rõ Mất sớm trước khi xuất giá
6 Đức Khánh Công chúa
德慶公主
không rõ không rõ không rõ Mất sớm trước khi xuất giá
7 Chân Định Công chúa
真定公主
không rõ 1450 Lý Hiền phi Vương Nghị (王誼) Thành hôn vào năm 1429
Con trai là Vương Anh (王瑛)

Chú thích

sửa
  1. ^ Ghi chú chung: Ngày tháng lấy theo lịch Julius. Nó không phải là lịch Gregory đón trước.

Tham khảo

sửa