Harbin Y-12

máy bay đa dụng

Harbin Y-12 (tiếng Trung: 运-12; bính âm: Yùn-12) là một loại máy bay tiện ích hai động cơ cánh cao do Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Cáp Nhĩ Tân (Harbin Aircraft Industry Group - HAIG) phát triển và chế tạo.

Y-12
Harbin Y-12 (II) của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran
Kiểu Máy bay tiện ích
Quốc gia chế tạo Trung Quốc
Hãng sản xuất Harbin Aircraft Industry Group
Chuyến bay đầu tiên Ngày 14 tháng 07 năm 1982
Tình trạng Đang hoạt động, đang sản xuất
Trang bị cho Không quân Trung Quốc
Được chế tạo Năm 1985 đến nay
Phát triển từ Harbin Y-11

Thiết kế và phát triển

sửa

Y-12 được phát triển dựa trên khung thân máy bay Harbin Y-11, nên nó được gọi là Y-11T vào năm 1980. Y-12 có nhiều cải tiến như thiết kế lại cánh với phần lực cản thấp, thân máy bay lớn hơn và sử dụng quy trình nhiệt hoặc áp suất để liên kết các bộ phận hoặc cấu trúc thay vì phải sử dụng nhiều đinh tán. Mẫu máy bay này cũng thay thế động cơ pít tông hướng kính của Y-11 bằng động cơ tuốc bin cánh quạt.

Sau khi ra mắt nguyên mẫu, khoảng 30 chiếc Y-12 (I) được sản xuất. Y-12 (I) tiếp tục được sửa đổi vài bộ phận, và phiên bản sửa đổi này có tên là Y-12 (II). Nó có động cơ mạnh hơn và loại bỏ các thanh gờ hỗ trợ điều khiển khí động lực học gắn trên mép trước cánh. Chuyến bay đầu tiên diễn ra ngày 16 tháng 8 năm 1984, sau đó nhận được chứng nhận của Trung Quốc vào tháng 12 năm 1985.[1] Y-12 trang bị 2 động cơ Pratt & Whitney Canada PT6A-27 với cánh quạt Hartzell. Trọng lượng cất cánh tối đa là 5.700 kg (12.600 lb), số chỗ ngồi đủ cho 17 hành khách cùng hai phi công. Mẫu máy bay này thường được sử dụng để chở khách của các hãng hàng không khu vực và vận tải hạng nhẹ.

Phiên bản mới nhất là Y-12F, nó gần như là một thiết kế mới với nhiều cải tiến: cánh mới, thiết bị hạ cánh, thân máy bay, động cơ mạnh hơn, tăng thêm tải trọng và tầm bay. Phiên bản này thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 29 tháng 12 năm 2010,[2] nhận chứng nhận của Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) vào ngày 10 tháng 12 năm 2015,[3] chứng nhận của Cục Hàng không Liên bang (FAA) vào ngày 22 tháng 2 năm 2016,[3] và chứng nhận của Cơ quan An toàn Hàng không Liên minh Châu Âu (EASA) vào ngày 13 tháng 7 năm 2023.[4] Năm 2015, Kenmore Air thông báo bắt đầu phát triển phao nổi cho Y-12 để được FAA trao chứng nhận.[5] Công ty TNHH Công nghiệp Máy bay Cáp Nhĩ Tân AVIC (AVIC Harbin Aircraft Industry Company Ltd - AVIC HAFEI) cho biết Y-12 đã hoàn thành các chuyến bay thử nghiệm đánh giá của FAA đối với hệ thống điều khiển chuyến bay tự động vào ngày 30 tháng 6 năm 2018, với hiệu suất bay đáp ứng tất cả các yêu cầu.[6]

Biến thể

sửa
 
Harbin Y-12 (II) tại Bảo tàng Hàng không Trung QuốcBắc Kinh
 
Harbin Y-12E
 
Harbin Y-12F
  • Y-12 (I): Phiên bản đầu tiên, là máy bay vận tải đa dụng STOL, trang bị hai động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney Canada PT6A-11 sức mạnh 500 mã lực (373 kW).
  • Y-12 (II): Trang bị động cơ PT6A-27 mạnh hơn.
  • Y-12 (III): Phiên bản dự kiến trang bị động cơ phản lực cánh quạt WJ-9. Về sau được phát triển thành Y-12C nhờ thành công của phiên bản (IV) khi quá trình phát triển WJ-9 hoàn tất.
  • Y-12 (IV): Phiên bản cải tiến. Sửa đổi đầu cánh (sải cánh tăng lên 19,2 m (63 ft)) và tăng trọng lượng cất cánh. 19 ghế hành khách. Phiên bản này là máy bay đầu tiên trong sê-ri được FAA trao chứng nhận vào năm 1995.[7]
  • Y-12C: Về cơ bản là phiên bản (IV) trang bị động cơ WJ-9, được Không quân Trung Quốc sử dụng để khảo sát trên không.
  • Y-12D: Phiên bản quân sự sử dụng trong nước với động cơ nâng cấp dẫn động cánh quạt bốn cánh, được Lực lượng đổ bộ đường không của Quân đội Trung Quốc triển khai để huấn luyện nhảy dù.
  • Y-12E: Biến thể có 18 ghế hành khách. Trang bị động cơ PT6A-135A có cùng sức mạnh mã lực nhưng tăng mô-men xoắn dẫn động cánh quạt bốn cánh. Phiên bản này đã được FAA trao chứng nhận vào năm 2006.[8]
  • Y-12F: Phiên bản mới nhất với hầu hết mọi thứ được thiết kế lại: thân máy bay rộng hơn, cánh mới, thiết bị hạ cánh có thể thu vào trong, động cơ PT6A-65B mạnh mẽ hơn.[9] Y-12F có vận tốc hành trình cao hơn, tầm bay xa hơn và có thể chở 19 hành khách hoặc 3 thùng chứa hàng LD3.[10] Việc thiết kế bắt đầu vào tháng 4 năm 2005, chuyến bay đầu tiên diễn ra ngày 29 tháng 12 năm 2010.[11] Phiên bản này được chứng nhận CAAC ngày 10 tháng 12 năm 2015 và chứng nhận FAA ngày 22 tháng 2 năm 2016,[3] chứng nhận EASA ngày 13 tháng 7 năm 2023.[4] Y-12F vượt qua các cuộc bay thử nghiệm đối với hệ thống điều khiển chuyến bay tự động của FAA vào ngày 30 tháng 6 năm 2018.[6] Nó đã được trưng bày trong Triển lãm Hàng không Chu Hải 2012.
  • Y-12G: Phiên bản đề xuất của Y-12F dành cho mục đích chở hàng.
  • Turbo Panda: Tên xuất khẩu của phiên bản (II), được tiếp thị bởi các công ty AnhNhật Bản. Không có đơn đặt hàng nào cho phiên bản này.
  • Twin Panda: Tên xuất khẩu của phiên bản gốc (II). Sau đó, một chiếc Y-12 (IV) sửa đổi trang bị 2 động cơ Pratt & Whitney Canada PT6A-34, nâng cấp gầm, hệ thống điện tử và nội thất. Phiên bản này được cho là có 35 đơn đặt hàng vào năm 2000 nhưng việc sản xuất không được tiến hành.

Quốc gia sử dụng

sửa

Quân sự

sửa
 
Harbin Y-12 của Không quân Namibia
  Afghanistan
  Campuchia
  Trung Quốc
  Djibouti
  Eritrea
  Ghana
  Guyana
 
Harbin Y-12 (II) của Không quân Sri Lanka
  Iran
  Kenya
  Mali
  Mauritanie
  Myanmar
  Namibia
  Pakistan
  Perú
  Sri Lanka
  Tanzania
  Zambia

Chính phủ

sửa
  Costa Rica
  • Dịch vụ Cảnh giác Trên không (2 chiếc)
  Trung Quốc
  Cộng hoà Congo
  • Bộ Giao thông vận tải (2 chiếc)
  Liên bang Micronesia
  Seychelles

Dân dụng

sửa
 
Một chiếc Harbin Y-12 của Air Vanuatu với các đầu cánh được chỉnh sửa lại
  Trung Quốc
  • China Flying Dragon Aviation
  • China Heilongjiang Longken General Aviation
  • Donghua General Aviation
  • Jiangnan General Aviation
  • Ordos General Aviation Co. Ltd.
  • Shuangyang General Aviation
  • Xinjiang General Aviation[30]
  • Ying'an Airlines[30]
  • Zhong Fei General Aviation Company
  Colombia
  • SATENA (2 chiếc, 1 chiếc đã đặt hàng)[30]
  Cộng hoà Congo
   Cộng hòa Dân chủ Congo
  Liên bang Micronesia
  Fiji
  Indonesia
  Iran
  Kiribati
  Malaysia
  Mông Cổ
  • MIAT Mongolian Airlines: Sau khi 2 máy bay gặp sự cố, 3 chiếc còn lại đã được trả lại cho nhà sản xuất.
    Nepal
  • Blue Airways (3 chiếc đã đặt hàng)
  • Flight Care Aviation
  • Nepal Airlines: 4 chiếc được giao hàng vào năm 2012.[32] Cả 4 đều ngừng hoạt động vào năm 2020 do hiệu suất hoạt động dưới tiêu chuẩn và chi phí vận hành cao.[33]
  • Nepal Airways
  Pakistan
  Sri Lanka
  Tonga
  Uganda

Tai nạn và sự cố

sửa
  • Ngày 13 tháng 12 năm 1993, một chiếc Y-12 (II) của Lao Aviation (nay là Lao Airlines) có số đăng ký RDPL-34117, đã đâm vào cây trong điều kiện thời tiết sương mù và rơi xuống Phonsavan, Lào, khiến tất cả 18 người trên máy bay thiệt mạng.[37]
  • Ngày 4 tháng 4 năm 1995, một chiếc Y-12 (II) của TANS Perú có số đăng ký 333/OB-1498, bị rơi ngay sau khi cất cánh từ Sân bay Quốc tế Iquitos, Peru, khiến cả 3 người trên máy bay thiệt mạng.
  • Ngày 21 tháng 6 năm 1996, một chiếc Y-12 (II) của China Flying Dragon Aviation có số đăng ký B-3822, đã đâm vào một ngọn núi cao 100 m (330 ft) gần Sân bay Trường Hải sau khi kíp lái bắt đầu tiếp cận hạ cánh quá sớm và đi chệch hướng dự định, khiến 2 trong số 12 người trên máy bay thiệt mạng.[38]
  • Ngày 20 tháng 1 năm 1997, một chiếc Y-12 (II) của Không quân Sri Lanka có số hiệu CR851, bị rơi gần Căn cứ Không quân Palali khi đang thực hiện nhiệm vụ giám sát, cả 4 người trên máy bay thiệt mạng.[39]
  • Ngày 10 tháng 6 năm 1997, một chiếc Y-12 (II) của MIAT Mongolian Airlines có số đăng ký JU-1020, bị rơi tại Sân bay Mandalgovi do gió đứt, khiến 7 trong số 12 người trên máy bay thiệt mạng.[40]
  • Ngày 26 tháng 5 năm 1998, một chiếc Y-12 (II) của MIAT Mongolian Airlines có số đăng ký JU-1017, đã đâm vào một ngọn núi cao 3.300 m (10.800 ft) gần Galt, Mông Cổ, khi đang trên đường bay đến Tosontsengel, nguyên nhân do hệ thống làm tan băng ở cánh bị lỗi nên băng đóng dày và dẫn đến vượt quá tải trọng, vụ việc làm tất cả 28 người trên máy bay thiệt mạng; đây là vụ tai nạn tồi tệ nhất từng xảy ra liên quan đến Y-12.
  • Ngày 19 tháng 10 năm 2000, chuyến bay 703 của Lao Aviation bị rơi ở vùng núi trong điều kiện thời tiết xấu khi đang tiếp cận Sân bay NathongXam Neua, khiến 8 trong số 15 hành khách thiệt mạng; cả 2 phi công đều sống sót.[41]
  • Ngày 18 tháng 5 năm 2005, một chiếc Y-12 (II) mang số hiệu AF-216 của Không quân Zambia, bị rơi ngay sau khi cất cánh từ Sân bay Mongu làm thiệt mạng tất cả 13 người trên máy bay.[42]
  • Ngày 10 tháng 4 năm 2006, một chiếc Y-12 (II) số hiệu 132 của Không quân Kenya (KAF), đã đâm vào sườn núi Marsabit, làm thiệt mạng 14 trong số 17 người trên máy bay.[43]
  • Ngày 15 tháng 6 năm 2008, một chiếc Y-12 (II) của China Flying Dragon Aviation có số đăng ký B-3841, đã va chạm với ngọn đồi nhỏ trong chuyến bay khảo sát một mỏ nhôm mới, khiến 3 trong số 4 người trên máy bay thiệt mạng.[44]
  • Ngày 12 tháng 7 năm 2012, một chiếc Y-12 (II) của Không quân Quốc gia Mauritanie bị rơi khi đang vận chuyển vàng, khiến cả 7 người trên máy bay thiệt mạng.[45]
  • Ngày 12 tháng 5 năm 2014, một chiếc Y-12 (II) của Không quân Kenya bị rơi ở El Wak, Kenya khi đang trên hành trình từ Mandera đến Nairobi với các điểm dừng tại El Wak và Garissa. Thông tin sơ bộ cho thấy 1 phi công thiệt mạng và 11 người còn lại bị thương.[46]
  • Ngày 26 tháng 8 năm 2018, một chiếc Y-12E của Không quân Colombia bị hư hại khi đang bay do gặp phải nhiễu loạn không khí nghiêm trọng. Phi công đã cho hạ cánh khẩn cấp xuống Florencia, sau đó máy bay không được sửa chữa và bị tháo dỡ tại chỗ.[47]
  • Ngày 3 tháng 1 năm 2020, một chiếc Y-12 (II) của Không quân Sri Lanka rơi xuống Haputale, Sri Lanka, khi nó đang bay quan sát trên không, làm cả 4 người trên máy bay thiệt mạng.[48]
  • Ngày 4 tháng 8 năm 2020, một chiếc Y-12 (II) của Không quân Kenya làm nhiệm vụ tiếp tế cho Phái bộ Liên minh châu Phi tại Somalia (AMISOM) bị rơi sau khi cất cánh từ Sân bay Dhobley ở Somalia. May mắn là tất cả 10 người đều sống sót. Máy bay bị hư hỏng nghiêm trọng.[49]

Thông số kỹ thuật (Y-12 (II))

sửa

Dữ liệu lấy từ Brassey's World Aircraft & Systems Directory 1999/2000,[50] Jane's all the World's Aircraft 2000–2001[51]

Đặc điểm tổng quát

sửa
  • Kíp lái: 2 người
  • Sức chứa: Tối đa 17 người / tải trọng tối đa 1.700 kg (3.748 lb)
  • Chiều dài: 14,86 m (48 ft 9 in)
  • Sải cánh: 17,235 m (56 ft 7 in)
  • Chiều cao: 5,575 m (18 ft 3 in)
  • Diện tích cánh: 34,27 m2 (368,9 ft2)
  • Kết cấu dạng cánh: LS(1)-0417
  • Trọng lượng không tải: 2.840 kg (6.261 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 5.300 kg (11.684 lb)
  • Sức chứa nhiên liệu: 1.616 lít / 1.230 kg (2.712 lb)
  • Động cơ: 2 × Động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney Canada PT6A-27, mỗi động cơ có công suất 462 kW (620 mã lực)
  • Cánh quạt: Cánh quạt 3 cánh Hartzell HC-B3TN-3B/T10173B-3 có thể quay ngược chiều hoàn toàn với tốc độ không đổi; đường kính 2,49 m (8 ft 2 in) (cánh quạt 4 và 5 cánh được sử dụng trên một số kiểu mẫu)

Hiệu suất bay

sửa
  • Vận tốc tối đa: 328 km/h (204 dặm/giờ, 177 hải lý/giờ) ở độ cao 3.000 m (9.843 ft)
  • Vận tốc bay hành trình:
    • 292 km/h (181 dặm/giờ, 158 hải lý/giờ) (tối đa) ở độ cao 3.000 m (9.843 ft)
    • 250 km/h (160 dặm/giờ; 130 hải lý/giờ) (tiết kiệm) ở độ cao 3.000 m (9.843 ft)
  • Tầm bay: 1.340 km (830 dặm, 720 hải lý) khi bay hành trình tiết kiệm
  • Trần bay:
    • 7.000 m (23.000 ft) khi bay bằng 2 động cơ
    • 3.000 m (9.843 ft) khi bay bằng 1 động cơ
  • Thời gian bay liên tục: 5 tiếng 12 phút khi bay hành trình tiết kiệm
  • Vận tốc tăng độ cao:
    • 8,1 m/giây (1.590 ft/phút) khi bay bằng 2 động cơ
    • 1,4 m/giây (4,6 ft/giây) khi bay bằng 1 động cơ
  • Trọng lượng chịu tải trên cánh: 145,9 kg/m2 (29,9 lb/ft2)
  • Lực đẩy/Trọng lượng: 0,106 kW/kg (0,064 mã lực/lb)
  • Chiều dài quãng đường chạy cất cánh: 370 m (1.214 ft)
  • Chiều dài quãng đường chạy hạ cánh: 340 m (1.115 ft)

Xem thêm

sửa

Máy bay có vai trò, cấu hình và thời đại tương đương

Danh sách liên quan

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ JWR Taylor 1988, tr.38.
  2. ^ 霍尼韦尔航空航天 (ngày 8 tháng 1 năm 2016). “【纪录】运-12F背后的霍尼韦尔力量”. CARNOC.com (民航资源网) (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2016.
  3. ^ a b c Ge, Lena (ngày 25 tháng 2 năm 2016). “China-Made Y12F Turboprop Aircraft Gets FAA Type Certification”. China Aviation Daily. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2016.
  4. ^ a b “EASA.IM.A.679 - Y12F”. EASA (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2023.
  5. ^ Stepen Trimble (ngày 2 tháng 10 năm 2015). “AVIC launches seaplane conversion for Y-12”. www.flightglobal.com. Flight International. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2017.
  6. ^ a b 江巍. “China's Y-12 plane passes FAA flight tests for automatic flight control - Chinadaily.com.cn”. www.chinadaily.com.cn. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2018.
  7. ^ FAA Y-12 IV and Y-12E Type Certificate Lưu trữ 2015-03-22 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  8. ^ FAA Y-12 IV and Y-12E Type Certificate Lưu trữ 2015-03-22 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2009.
  9. ^ Francis, Leithen. "Harbin Y-12 turboprop to be bigger" Flight International ngày 20 tháng 9 năm 2007 (online version) Lưu trữ 2007-10-31 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2009.
  10. ^ “ok365.com便民导航-最为便捷的上网导航服务”. y-12.com.cn. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2016.
  11. ^ “Y12F”. ngày 10 tháng 1 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2014.
  12. ^ “World Air Forces 2021”. FlightGlobal. ngày 4 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2021.
  13. ^ Hoyle Flight International 6–12 tháng 12 năm 2016, tr. 32.
  14. ^ Hoyle Flight International 6–12 tháng 12 năm 2016, tr. 34.
  15. ^ Hoyle Flight International 6–12 tháng 12 năm 2016, tr. 35.
  16. ^ a b Hoyle Flight International 6–12 tháng 12 năm 2016, tr. 36.
  17. ^ Hoyle Flight International 6–12 tháng 12 năm 2016, tr. 37.
  18. ^ Hoyle Flight International 6–12 tháng 12 năm 2016, tr. 39.
  19. ^ “Kenya Air Force commissioned newly acquired C-145 Skytruck aircraft”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2023.
  20. ^ de Cherisey, Erwan (ngày 2 tháng 10 năm 2017). “Mali receives new aircraft”. IHS Jane's 360. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2017.
  21. ^ Hoyle Flight International 6–12 tháng 12 năm 2016, tr. 40.
  22. ^ a b Hoyle Flight International 6–12 tháng 12 năm 2016, tr. 41.
  23. ^ Hoyle Flight International 6–12 tháng 12 năm 2016, tr. 43.
  24. ^ Hoyle Flight International 6–12 tháng 12 năm 2016, tr. 44.
  25. ^ Jackson 2003, tr. 82.
  26. ^ Hoyle Flight International 11–17 tháng 12 năm 2012, tr. 57.
  27. ^ Hoyle Flight International 6–12 tháng 12 năm 2016, tr. 47.
  28. ^ Hoyle Flight International 6–12 tháng 12 năm 2016, tr. 48.
  29. ^ Hoyle Flight International 6–12 tháng 12 năm 2016, tr. 53.
  30. ^ a b c d Thisdell and Fafard Flight International 9–15 tháng 8 năm 2016, tr. 42.
  31. ^ “Fiji Aircraft Register | Civil Aviation Authority of Fiji (CAAF)”. caaf.org.fj. 18 tháng 11 năm 2022. Registrations DQ-FHC, DQ-FHF. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2023.
  32. ^ Tân Hoa Xã (14 tháng 2 năm 2018). “Two new Chinese-made planes delivered to Nepal”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2018.
  33. ^ “Nepal Airlines retires MA-60s, Y12Es”. Ch-Aviation. ngày 17 tháng 7 năm 2020.
  34. ^ “Air Eagle”. www.aireagle.pk. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2017.
  35. ^ Hoyle Flight International 11–17 tháng 12 năm 2012, tr. 60.
  36. ^ https://www.stuff.co.nz/travel/travel-troubles/300926766/tongas-only-available-domestic-aircraft-is-flying-again
  37. ^ “Accident description for RDPL-34117”. Aviation Safety Network. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2013.
  38. ^ “Accident description for B-3822”. Aviation Safety Network. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2013.
  39. ^ “Accident description for CR851”. Aviation Safety Network. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2013.
  40. ^ “Accident description for JU-1020”. Aviation Safety Network. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2013.
  41. ^ “Accident description for RDPL-34130”. Aviation Safety Network. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2013.
  42. ^ “Accident description for AF-216”. Aviation Safety Network. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2013.
  43. ^ “Accident description for 132”. Aviation Safety Network. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2013.
  44. ^ “Accident description for B-3841”. Aviation Safety Network. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2013.
  45. ^ Harro Ranter (ngày 12 tháng 7 năm 2012). “ASN Aircraft accident Harbin Yunshuji Y-12-II 5T-MAE Nouakchott Airport (NKC)”. aviation-safety.net. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2012.
  46. ^ “Accident description for KAF124”. Aviation Safety Network. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2014.
  47. ^ {AirForces Monthly, Issue 330}
  48. ^ “Four air force personnel killed in aircraft crash at Haputale”. Ada Derana. ngày 3 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2020.
  49. ^ “Kenya Air Force Harbin Y-12-II Aircraft Crash-landed At Somalia Airstrip”. Fighter Jets World (bằng tiếng Anh). 4 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2020.
  50. ^ Taylor 1999, tr.189
  51. ^ Jackson, Paul biên tập (2000). Jane's all the World's Aircraft 2000–01 (ấn bản thứ 91). Coulsdon, Surrey, United Kingdom: Jane's Information Group. tr. 71–72. ISBN 978-0710620118.

Thư mục

sửa
  • Hoyle, Craig. "World Air Forces Directory". Flight International. Vol. 182, No. 5321, 11–17 tháng 12 năm 2012, trang 40–64. ISSN 0015-3710.
  • Hoyle, Craig. "World Air Forces Directory". Flight International. Vol. 190, No. 5566, 6–12 tháng 12 năm 2016, trang 22–53. ISSN 0015-3710.
  • Jackson, Paul. Jane's All The World's Aircraft 2003–2004. Coulsdon, Surry, UK: Jane's Information Group, 2003. ISBN 0-7106-2537-5.
  • Taylor, John W R. (ed.). Jane's All the World's Aircraft 1988-89. Coulsdon, Surrey, UK: Jane's Information Group, 1988. ISBN 0-7106-0867-5.
  • Taylor, Michael J.H. (ed.). Brassey's World Aircraft & Systems Directory 1999/2000. London: Brassey's, 1999. ISBN 1-85753-245-7.
  • Thisdell, Dan and Fafard, Antoine. "World Airliner Census". Flight International. Vol. 190, No. 5550, 9–15 tháng 8 năm 2016, trang 20–43. ISSN 0015-3710.

Liên kết ngoài

sửa