Hồng Minh, Hưng Hà
Hồng Minh là một xã thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.
Hồng Minh
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Hồng Minh | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | |
Tỉnh | Thái Bình | |
Huyện | Hưng Hà | |
Trụ sở UBND | thôn Cổ Trai | |
Thành lập | 1977[1] | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 20°31′37″B 106°12′4″Đ / 20,52694°B 106,20111°Đ | ||
| ||
Diện tích | 9,04 km²[2] | |
Dân số (2019) | ||
Tổng cộng | 8823 người[2] | |
Mật độ | 976 người/km² | |
Dân tộc | chủ yếu là người Kinh | |
Khác | ||
Mã hành chính | 12685[3] | |
Xã Hồng Minh có diện tích 9,04 km², dân số năm 2019 là 8823 người [2] mật độ dân số đạt 976 người/km². Xã có 10 thôn: Thọ Mỹ, Đồng Lâm, Phú Nha, Xuân Lôi, Cổ Trai, Minh Thành, Minh Xuyên, Tịnh Xuyên, Tịnh Thủy, Đồng Đào.
Lịch sử
sửaLàng Cổ Trai từng là khu phục kích của Lý Nam Đế và Triệu Quang Phục. Xã được thành lập năm 1977 bởi 2 xã Hồng Phong và Minh Hồng. Trước khi thành lập, xã Hồng Phong gồm 5 thôn: Thọ Phú, Tân Mỹ, Đồng Lâm, Phú Nha, Xuân Lôi. Xã Minh Hồng gồm 7 thôn: Cổ Trai, Minh Thành, Minh Xuyên, Tịnh Xuyên, Cổ Lễ, Tịnh Thủy, Đồng Đào. Khi thành lập, thôn Cổ Lễ nhập vào thôn Tịnh Xuyên. Năm 2020, hai thôn Thọ Phú và Tân Mỹ sáp nhập thành thôn Thọ Mỹ.
Địa lý
sửaXã có địa hình đồng bằng bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, có hệ thống sông ngòi phong phú. Là xã cực nam của huyện Hưng Hà:
Phía Bắc giáp xã Độc Lập và xã Minh Hòa. Phía Đông giáp xã Chí Hòa. Phía Nam giáp huyện Vũ Thư qua sông Trà Lý có cầu Tịnh Xuyên bắc qua nối 2 huyện Hưng Hà và Vũ Thư. Phía Tây giáp huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam qua con sông Hồng.
Kinh tế
sửaXã Hồng Minh là một trong 8 xã điểm nông thôn mới. Phát triển những cây lương thực thực phẩm như lúa, ngô, đỗ tương, kê và phát triển trồng dâu nuôi tằm.
Di tích
sửa- Đình Thọ Phú: Thờ 4 vị tướng nhà Đinh có công dẹp loạn 12 sứ quân. Theo sử sách, vợ chồng ông bà Liên Công và Nguyễn Thị Phượng sinh được 4 người con là: Kiều Công - Đức Công - Đế Công và Tử Công có sức khỏe phi thường. Khi nước nhà gặp loạn 12 sứ quân. Biết Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn ở vùng núi Hoa Lư. Liên Công cùng 4 người con về Hoa Lư cùng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn. Với tài thao lược cùng sự chiến đấu bền bỉ của quân sĩ, sau 1 năm, Đinh Bộ Lĩnh cùng cha con Liên Công đã dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất sơn hà. Đến năm Kỉ Sửu, Liên Công cùng 4 người con qua đời, nhân dân địa phương đã dâng tấu lên triều đình được vua phong Chứ Công, Trung Đẳng, Phúc Thần và 4 người con chức Đại vương, đồng thời cấp tiền bạc cho nhân dân lập đền thờ tại Ô Cách Khu - Thọ Duyên Trang (tức làng Thọ Phú, xã Hồng Minh ngày nay).[4]
- Đình Cổ Trai và các đền thờ Lý Nam Đế và hoàng hậu.
- Đình Xuân Lôi thờ Triệu Việt Vương. Ở Phú Nha có thái lăng vua Trần, là hành cung Lỗ Giang tại Hưng Hà. Hành cung Lỗ Giang cách khoảng 6 km về hướng Đông so với khu lăng mộ của nhà Trần ở làng Tam Đường. Khu hành cung này được thiết kế một cách độc đáo với hình dáng giống chữ Công, trải rộng trên diện tích 554 m2. Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu Việt Nam phát hiện ra một khuôn viên kiến trúc độc đáo tại Hành cung Lỗ Giang từ thời nhà Trần, đặc biệt là hệ thống cột móng đôi hình chữ nhật, có kích thước lớn gấp ba lần so với các cột móng vuông thông thường.[5]
Chú thích
sửa- ^ 618/1977/QĐ-HĐBT
- ^ a b c “Tổng cục thống kê”.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Khai mạc lễ hội truyền thống đình làng Thọ Phú, xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2018.
- ^ “Dấu ấn 4 di tích lịch sử - văn hóa tại Hưng Hà (Thái Bình)”. baodautu. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2024.