Họ Thánh liễu hay họ Liễu bách hoặc họ Tì liễu (danh pháp khoa học: Tamaricaceae) là một họ thực vật hạt kín chứa 4-5 chi và khoảng 90-120 loài[1][2].

Họ Thánh liễu
Tamarix nở hoa
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Core eudicots
Bộ (ordo)Caryophyllales
Họ (familia)Tamaricaceae
Link, 1821
Chi điển hình
Tamarix
L., 1753
Các chi

Họ này là bản địa của các khu vực khô tại châu Âu, châu Áchâu Phi, đặc biệt là tại khu vực ven Địa Trung Hải tới Trung Á, được di thực và tự nhiên hóa khá phổ biến ở Bắc Mỹ. Nhiều loài mọc trên các loại đất mặn, chịu đựng được độ mặn tới 15.000 ppm muối hòa tan và có thể chịu được các điều kiện kiềm. Nói chung chúng có lá dạng vảy, dài khoảng 1–5 mm, xếp đè lên nhau dọc theo thân, và ở một số loài thì chúng bị che phủ bên ngoài bằng các lớp muối tiết ra.

Phân loại

sửa

Trong thập niên 1980, họ này được phân loại thuộc bộ Violales trong hệ thống Cronquist (1981); các phân loại hiện đại hơn của Angiosperm Phylogeny Group đặt họ này trong bộ Caryophyllales[1].

Các chi

sửa
  • Hololachna: Hồng sa
  • Reaumuria: Tỳ bà sài
  • Myricaria: Khoảng 13 loài thủy bách chi
  • Myrtama (gồm cả Tamaricaria): 1 loài sơn sanh liễu (Myrtama elegans)
  • Tamarix: Khoảng 55 loài thánh liễu, liễu bách, tì liễu, thùy tì liễu, sanh liễu. Tại Việt Nam ghi nhận sự có mặt của 3 loài.

Phát sinh chủng loài

sửa

Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Gaskin và ctv. (2004)[3] và tham khảo thêm Daoyuan Zhang và ctv. (2006)[4] để tạm thời xếp chi Myrtama như là nhóm trung gian giữa TamarixMyricaria.

Tamaricaceae 

Holachna

Reamuria

Myricaria

Myrtama

Tamarix

Lưu ý rằng trong nghiên cứu của Daoyuan Zhang và ctv. (2006) thì các cây phát sinh chủng loài do họ tạo ra có vị trí của chi Myrtama có thể là như sau:

  • Tamarix có quan hệ chị-em với nhánh chứa MyrtamaMyricaria
  • Myricaria có quan hệ chị-em với nhánh chứa MyrtamaTamarix.

Nhưng các tác giả cũng cho biết thì dường như Myrtama có quan hệ họ hàng gần với Myricaria hơn.

Xem thêm

sửa

Hình ảnh

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ a b Tamaricaceae trên website của APG. Tra cứu 28-1-2011.
  2. ^ Tamaricaceae Lưu trữ 2012-10-05 tại Wayback Machine trong Watson L. và Dallwitz M.J. (1992 trở đi). The families of flowering plants: descriptions, illustrations, identification, and information retrieval. Phiên bản: 20-5-2010. http://delta-intkey.com Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine
  3. ^ Gaskin J. F., Ghahremani-nejad F., Zhang D. Y., & Londo J. P. 2004. A systematic overview of Frankeniaceae and Tamaricaceae from nuclear rDNA and plastid sequence data. Ann. Missouri Bot. Gard. 91(3): 401-409.
  4. ^ Daoyuan Zhang, Yuan Zhang, J. F. Gaskin & Zhiduan Chen, 6/2006 Systematic position of Myrtama Ovcz. & Kinz. based on morphological and nrDNA ITS sequence evidence[liên kết hỏng], Chinese Science Bulletin, Volume 51, Supplement 1, 117-123, doi:10.1007/s11434-006-8215-y

Liên kết ngoài

sửa

  Tư liệu liên quan tới Tamaricaceae tại Wikimedia Commons