Họ Cá đuôi gai (tên khoa học: Acanthuridae) là một họ cá theo truyền thống được xếp trong phân bộ Acanthuroidei của bộ Cá vược (Perciformes)[1], nhưng những nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây của Betancur và ctv đã xếp nó trong bộ mới lập là Acanthuriformes[2][3]. Họ này có khoảng 84 loài thuộc 6 chi, và tất cả đều sống ở các vùng nhiệt đới thuộc các đại dương, thường là xung quanh các rạn san hô. Nhiều loài có màu sắc tươi sáng và xuất hiện phổ biến trong các hồ cá cảnh.

Họ Cá đuôi gai
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Actinopteri
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Nhánh Osteoglossocephalai
Nhánh Clupeocephala
Nhánh Euteleosteomorpha
Nhánh Neoteleostei
Nhánh Eurypterygia
Nhánh Ctenosquamata
Nhánh Acanthomorphata
Nhánh Euacanthomorphacea
Nhánh Percomorphaceae
Nhánh Eupercaria
Bộ (ordo)Acanthuriformes
Họ (familia)Acanthuridae
Chi

Đặc điểm riêng có của họ Cá đuôi gai là một hoặc nhiều cái gai trông giống như con dao mổ và rất sắc nhọn ở trên cả hai mặt của đuôi cá. Cá có vây lưng, vây hậu mônvây đuôi lớn, trải dài gần hết chiều dài cơ thể. Mõm cá nhỏ và có một hàng răng dùng để ăn tảo biển.[1]

Đa số các loài thuộc họ Cá đuôi gai có kích cỡ tương đối nhỏ với chiều dài cơ thể tối đa là 15–40 cm. Tuy nhiên, một số thành viên của các chi Acanthurus, Prionurus và đa số thành viên của chi Naso có thể to lớn hơn, trong đó loài Naso annulatus có thể đạt tới 1 m (lớn nhất trong họ). Do những loài cá này tăng trưởng nhanh nên cần phải kiểm tra kích cỡ trưởng thành trung bình và sự phù hợp của cá trước khi đưa cá vào hồ cá cảnh.

Danh sách loài

sửa
 
Acanthurus achilles
 
Acanthurus dussumieri
 
Acanthurus leucosternon
 
Acanthurus tennentii
 
Ctenochaetus strigosus
 
Naso lopezi
 
Naso unicornis
 
Zebrasoma desjardinii
 
Acanthurus olivaceus đang được hai con Labroides phthirophagus làm vệ sinh.
 
Paracanthurus hepatus trong hồ cá cảnh

Khung thời gian tiến hoá các chi

sửa
Kỷ Đệ tứKỷ NeogenKỷ PaleogenThế HolocenThế PleistocenPlio.Thế MiocenThế OligocenThế EocenThế PaleocenNasoAcanthurusKỷ Đệ tứKỷ NeogenKỷ PaleogenThế HolocenThế PleistocenPlio.Thế MiocenThế OligocenThế EocenThế Paleocen

Từ nguyên và lịch sử phân loại

sửa

Tên của họ cá này xuất phát từ các từ akanthaoura trong tiếng Hi Lạp, tạm dịch là "gai" và "đuôi". Điều này ám chỉ đặc điểm dễ nhận ra của họ Cá đuôi gai, đó là cái "dao mổ" ở cuống đuôi của chúng.[1]

Vào đầu thập niên 1900, họ cá này được gọi là Hepatidae.[4]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (1976). "Acanthuridae" trên FishBase. Phiên bản tháng 4 năm 1976.
  2. ^ Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013, The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes Lưu trữ 2020-11-11 tại Wayback Machine, PLOS Currents Tree of Life. 18-04-2013. Ấn bản 1, doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288.
  3. ^ Betancur-R, R., E. Wiley, N. Bailly, M. Miya, G. Lecointre, and G. Ortí. 2014. Phylogenetic Classification of Bony Fishes Lưu trữ 2015-08-14 tại Wayback Machine - Version 3, 30-7-2014.
  4. ^ Seale, Alvin (1909). “New Species of Philippine Fishes”. Philippine Journal of Science. Bureau of Science in Manila. 4 (6): 491–543.

Tham khảo

sửa